Độ Dẫn điện Của Dung Dịch Là Gì? Định Nghĩa Và ứng Dụng Trong ...

Độ dẫn điện của dung dịch là gì? Định nghĩa và ứng dụng trong thực tế

Chuyên ngành 1 Bình luận

Trong rất nhiều các tài liệu chuyên ngành xử lý nước chúng ta thường thấy có thông số về độ dẫn điện. Đặc biệt là trong các công trình xử lý nước công nghiệp, thông số về độ dẫn điện ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra của các dây chuyền công nghiệp. Vậy Độ dẫn điện của dung dịch là gì? Độ dẫn điện của nước là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết.

Độ dẫn điện của dung dịch là gì?

Độ dẫn điện của dung dịch, thường gọi là EC (Viết tắt của Electro Conductivity) là chỉ số thể hiện tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Đơn vị đo của độ dẫn điện EC là mS/cm (miliSiemens trên centimet). Chú ý, độ dẫn điện của dung dịch không thể hiện cho từng loại ion trong dung dịch.

Máy đo độ dẫn điện

Máy đo độ dẫn điện trong nước

Độ dẫn điện trong dung dịch EC có thể hiện khả năng dẫn điện, nhiệt và âm thanh của dung dịch. Trong dung dịch, khi có các ion là nguyên nhân gây ra dòng điện khi áp đặt một chênh lệch điện thế. Dòng điện tạo ra bởi sự chuyển động có hướng của các hạt ion. Độ dẫn điện tỉ lệ thuận với nhiệt độ dung môi. Khi nhiệt độ tăng, các hạt ion được cung cấp thêm năng lượng, chuyển động với tốc độ cao ảnh hưởng đến độ dẫn điện. Nói cách khác, nhiệt độ nước càng cao thì độ dẫn điện của nước càng lớn. Nhiệt độ nước tăng lên 10 độ C tương ứng với sự tăng lên 2 – 3% độ dẫn điện.

Nước tinh khiết dẫn điện không tốt. Sau đây là độ dẫn điện của một số loại nước đặc trưng:

  • Nước biển: 5S/m
  • Nước uống thông thường: 0.005 – 0.05S/m
  • Nước tinh khiết: 5.5 – 6S/m

Ứng dụng độ dẫn điện trong thực tế

Độ dẫn điện là tổng nồng độ ion trong nước, do vậy độ dẫn điện EC sẽ liên quan đến đến nồng độ muối hòa tan cũng như các ion khác. Trong thực tế, người ta sử dụng độ dẫn điện để gián tiếp đo các chỉ số khác như độ mặn và chỉ số TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước).

Với nước tinh khiết, độ dẫn điện khi đo được sẽ là 0, tức là nước tinh khiết sẽ không dẫn điện. Do vậy, với nước tinh khiết khi hòa muối vào đo độ mặn và TDS chúng ta sẽ có những kết quả tỉ lệ tuyến tính.

Nước sử dụng trong công nghiệp mạ

Nước sử dụng trong công nghiệp mạ có độ dẫn điện cực thấp

Trong xử lý nước sản xuất công nghiệp, độ dẫn điện là một thông số cực kỳ quan trọng. Các ngành sản xuất công nghiệp như sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất sơn tường và sơn kim loại, ngành mạ kim loại... có những yêu cầu rất khắt khe về nước sử dụng. Nguồn nước này cần có độ dẫn điện cực thấp. Nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra của các nhà máy công nghiệp.

Kết luận

Độ dẫn điện là một chỉ tiêu quan trọng trong đo lường chất lượng nước, nó cũng là một chỉ tiêu để tham chiếu cho rất nhiều các tiêu chí liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn đã nắm được Độ dẫn điện của dung dịch là gì? và các ứng dụng của nó trong cuộc sống.

  • ← Bài viết trước
  • Bài tiếp theo →

Tác giả

FamyCare

Chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nước, lọc nước, có 15 năm kinh nghiệm.

1 Bình luận trong Độ dẫn điện của dung dịch là gì? Định nghĩa và ứng dụng trong thực tế

  • Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Huy Hoàng Phản hồi

    Coppy bài viết của nhau. Độ dẫn điện của nước cất lại tương đương nước biển. Coppy k chịu đọc.

    3 years ago

Bình luận bài viết HỦY

Họ tên Số điện thoại hoặc Email Đánh giá Nội dung bình luận

Từ khóa » đơn Vị độ Dẫn điện