Độ Dẫn điện Là Gì? Định Nghĩa ứng Dụng Và Phương Pháp
Như chúng ta đã biết, điện có thể truyền qua rất nhiều môi trường như đất, dung dịch, nước, kim loại,….và độ dẫn điện trong mỗi loại môi trường lại có sự khác nhau. Với bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ chỉ đi tìm hiểu chi tiết về độ dẫn điện của dung dịch. Giờ thì bắt đầu tìm hiểu ngay nào.
Độ dẫn điện là gì?
Mục lục- Độ dẫn điện là gì?
- Tổng quan về độ dẫn điện của dung dịch
-
- 1. Độ dẫn điện của dung dịch là gì?
- 2. Ý nghĩa của độ dẫn điện
- 2. Nhân tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện của dung dịch
- Một số phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch chính xác
- 1. Sử dụng điện cực tiếp xúc
- 2. Đo độ dẫn điện sử dụng máy đo EC
- Một số máy đo độ dẫn điện của dung dịch tốt nhất hiện nay
- Mua máy đo độ dẫn điện của dung dịch ở đâu uy tín, giá TỐT
Độ dẫn điện là gì?
Độ dẫn điện là một thông số thể hiện mức độ truyền tải dòng điện, cũng chính là khả năng dẫn điện của một chất nào đó. Nó phụ thuộc vào các hạt mang điện tích, hay còn được gọi là các ion. Các ion này có thể mang điện tích âm (-) hoặc điện tích dương (+).
Tổng quan về độ dẫn điện của dung dịch
Độ dẫn điện của dung dịch là gì?
1. Độ dẫn điện của dung dịch là gì?
- Độ dẫn điện của dung dịch (viết tắt là EC) là chỉ số thể hiện tổng nồng độ ion hòa tan có trong dung dịch. Lượng ion có trong dung dịch tỷ lệ thuận với độ dẫn điện của dung dịch đó. Dung dịch chứa càng nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao và ngược lại, càng ít ion thì độ dẫn điện càng thấp.
- Đơn vị đo của độ dẫn điện EC thường được tính bằng milliSiemans trên một centimet, kí hiệu là mS/cm. Ngoài ra, đơn vị µS/cm cũng được sử dụng khá nhiều.
1 mS/cm = 1000 µS/ cm
- Độ dẫn điện của một số loại nước đặc trưng:
- Nước biển: 5S/m
- Nước uống thông thường: 0.005 – 0.05S/m
- Nước tinh khiết: 5.5 – 6S/m
2. Ý nghĩa của độ dẫn điện
- Độ dẫn điện cho biết khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt và âm thanh của nước. Các ion trong nước thường là các muối của kim loại như KCl, NaCl, SO2-4, PO-4, NO-3… Sự chuyển động của các ion mang điện này sẽ tạo ra một dòng điện từ được gọi là sự dẫn truyền ion. Chính vì vậy, độ dẫn điện của nước cất bằng 0 hay nói cách khác thì nước cất không dẫn điện.
Độ dẫn điện của nước cất bằng 0
- Độ dẫn điện có mối liên hệ với TDS (tổng chất rắn hòa tan) ở trong nước và nó là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của nước.
- Chỉ số TDS
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại có mang điện tích trong một khối lượng nước nhất định. Nó thường được biểu thị bằng hàm số ml/l hoặc ppm (Parts Per Million). 1 ppm sẽ ứng với 1mg chất rắn hòa tan có trong một lít nước. Đa phần, chỉ số TDS của nước máy dao động trong khoảng từ 200 – 400ppm.
Nguyên nhân hình thành các chất rắn lơ lửng trong nước
- Công thức tính TDS được xác định như sau:
TDS = 640 x EC
Trong đó, EC là độ dẫn điện của nước (ppm) và TDS là tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước (dS/m).
- Trong xử lý nước sản xuất của ngành công nghiệp, độ dẫn điện là một thông số đặc biệt quan trọng. Đối với các ngành sản xuất vi mạch điện tử, thiết bị lắp ráp oto, xe máy, sản xuất sơn, mạ kim loại, ngành mạ kim loại... nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm đầu ra và nó cần có độ dẫn điện cực thấp.
2. Nhân tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện của dung dịch
Độ dẫn điện của dung dịch sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ của dung dịch đó, tức là khi dung dịch có nhiệt độ càng cao thì dẫn điện càng tốt và ngược lại. Ví dụ như khi nhiệt độ nước tang lên 10 độ C thì độ dẫn điện của nước cũng tăng lên 2 – 3%.
Độ dẫn điện của dung dịch sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ của dung dịch
Một số phương pháp đo độ dẫn điện của dung dịch chính xác
1. Sử dụng điện cực tiếp xúc
Bộ thiết bị đo độ dẫn điện của dung dịch thông qua một bộ phân tích được kết nối bên trong với dây cáp tới đầu đo được nhúng vào trong dung dịch. Đầu đo này được thiết kế tích hợp với cảm biến nhiệt độ và hai điện cực tiếp xúc với dung dịch. Dây vòng quanh bộ phân tích sẽ được áp một điện thế vào vị trí ở giữa hai bản điện cực. Độ lớn của dòng điện tạo ra sẽ tương quan tính tuyến với độ dẫn điện của chính dung dịch đó.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là hệ thống đo độ dẫn điện chỉ chính xác khi được bù trừ nhiệt độ tốt. Điều này yêu cầu người dùng phải đo đạc nhiệt độ một cách chính xác khi cài đặt thiết bị với sự bù trừ nhiệt bằng tay.
2. Đo độ dẫn điện sử dụng máy đo EC
Máy đo EC là một dạng máy phân tích nước, được thiết kế chuyên dụng để người dùng có thể thực hiện đo nhanh chóng và chính xác giá trị độ dẫn điện của dung dịch.
Máy đo có các điện cực với thiết kế đặc biệt và sử dụng phương pháp đo hiệu điện thế giữa hai đầu điện cực máy để đo độ dẫn điện EC của dung dịch. Tùy tính chất công việc mà bạn có thể sử dụng các máy đo dạng bút, dạng cầm tay hoặc dạng để bàn để đảm bảo sự phù hợp và đạt được hiệu quả đo tốt nhất.
Một số loại máy đo độ dẫn điện của dung dịch
So với phương pháp dung điện cực tiếp xúc thì dung máy đo EC sẽ đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả có độ chính xác tốt hơn.
Một số máy đo độ dẫn điện của dung dịch tốt nhất hiện nay
Máy đo độ dẫn điện dạng bút COND 4 Trans Instruments
Máy đo độ dẫn điện dạng bút COND 4 Trans Instruments
- Khoảng đo : 100 - 19900 µS
- Độ phân giải : 100 µS
- Độ chính xác : ±2% FS
- Hiệu chuẩn : 1 điểm, vít vặn
Máy đo độ dẫn điện dạng bút Senz mSiemens Trans Instruments
Máy đo độ dẫn dạng bút nhỏ gọn, thuận tiện cho việc kiểm soát độ dẫn điện của nước.
Máy đo độ dẫn điện dạng bút Senz mSiemens Trans Instruments
- Hiệu chuẩn : 1 điểm tại 12.88mS, tự động
- Phát tiếng "beep" báo hiệu đạt độ ổn định khi đo
- Tự động bù trừ nhiệt độ
- Nhiệt độ vận hành : 0 - 50 ° C
- Tự động tắt sau 15 phút để yên
Máy đo độ dẫn điện để bàn BC3020 Trans Instruments
Máy đo độ dẫn điện BC3020 là công cụ đo độ dẫn của dung dịch, thiết kế đặc biệt cho phòng thí nghiệm và sử dụng giáo dục.
Máy đo độ dẫn điện để bàn BC3020 Trans Instruments
- Độ phân giải : 0.05% FS
- Độ chính xác : ± 1% FS + 1 digit
- Hiệu chuẩn 5 điểm với 1 điểm trên mỗi khoảng
- Hệ số TDS : Điều chỉnh 0.3 - 1.00
- Bù nhiệt : 0 - 80°C
- Bộ nhớ : 99 data với đồng hồ ghi ngày giờ thực tế
Máy đo độ dẫn điện cầm tay Walklab Conductivity Pro Meter Trans Instruments
Máy đo độ dẫn điện cầm tay nhỏ gọn rất tiện dụng, phạm vi đo lường rộng, ứng dụng trong đo độ dẫn điện của nước.
- Độ chính xác : ±2% FS
- Bù nhiệt : 0 - 50°C
- Môi trường : 0 - 50°C ; 90% RH max
- Tự động tắt nguồn sau 10 phút để yên
Mua máy đo độ dẫn điện của dung dịch ở đâu uy tín, giá TỐT
Mặc dù có rất nhiều nơi bán máy đo độ dẫn điện của dung dịch trên thị trường hiện nay nhưng công ty LabVIETCHEM vẫn là địa chỉ được người dùng tin tưởng nhiều nhất. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất, dụng cụ, thiết bị phòng Lab uy tín hàng đầu cả nước.
Đến với LabVIETCHEM, các bạn không chỉ được mua những sản phẩm đảm bảo chất lượng mà giá thành của chúng cũng rất phải chăng. Ngoài ra, nếu bạn là người bận rộn, bạn có thể đặt mua sản phẩm trực tiếp trên website labvietchem.com.vn hoặc gọi tới số hotline 0826 020 020 để các bạn tư vấn viên tiếp nhận thông tin và kịp thời hỗ trợ.
Nhanh tay liên hệ với LabVIETCHEM ngay hôm nay để nhận được những sản phẩm TỐT nhất nhé.
Từ khóa » đơn Vị độ Dẫn điện
-
Độ Dẫn điện Là Gì? Định Nghĩa, Công Thức, đơn Vị Siemens
-
Đơn Vị đo độ Dẫn điện Của Nước Là Gì? Cách Chuyển đổi Ra Sao?
-
Đơn Vị đo độ Dẫn điện Của Nước Là Gì? Cách Quy đổi Siemens Sang ...
-
Dẫn điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyển đổi Độ Dẫn điện
-
Độ Dẫn điện Là Gì? Những Vấn đề Cơ Bản Xung Quanh độ ... - Metrotech
-
Khái Niệm Và Cách Xác định độ Dẫn điện Của Nước
-
Một Số đơn Vị độ Dẫn điện Phổ Biến Là Gì?
-
Độ Dẫn điện Của Nước Là Gì – Độ Dẫn điện Có Phải TDS Không
-
Hiệu Chuẩn Máy Đo Độ Dẫn Điện - Techmaster Electronics JSC
-
Độ Dẫn điện Của Nước - Mvtek
-
Độ Dẫn điện Của Dung Dịch Là Gì? Định Nghĩa Và ứng Dụng Trong ...
-
Máy Đo Độ Dẫn Điện Electrical Conductivity