Đoán Bệnh Qua Màu Nước Tiểu Bất Thường - VietNamNet

Khi đi khám tổng quan, bạn thường được yêu cầu lấy nước tiểu để xét nghiệm. Đây là yếu tố giúp bạn có thể phát hiện ra nhiều loại bệnh.

Lúc bạn khỏe mạnh bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, không có mùi lạ, bọt. Nếu có bọt, hiện tượng đó cũng sẽ biến mất sau vài phút.

Dưới đây là một số tình trạng khác lạ của nước tiểu bạn cần đề phòng:

1. Nổi bọt

Trong nước tiểu có những bọt bong bóng nổi lên nhưng không tan trong một thời gian dài. Đây là dấu hiệu sớm của viêm thận. Vì protein không thể lọc và hấp thụ hết nên chúng xuất hiện trong nước tiểu thải ra ngoài gây bọt.

Số lượng bọt càng nhiều chứng tỏ chức năng của thận càng bị suy giảm mạnh.

{keywords}

Nước tiểu giúp cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm tiềm ẩn

2. Tiểu ra máu

Nước tiểu có máu có thể do đường tiết niệu chảy máu vì viêm nhiễm, sỏi, u. Ngoài ra, viêm thận cũng dẫn tới hiện tượng này.

Trong điều kiện bình thường, sẽ không có hoặc chỉ có một lượng nhỏ máu trong nước tiểu. Nếu lượng máu vượt qua 1ml trên 1 lít nước tiểu sẽ gây đổi màu, điều đó báo hiệu bệnh tật đang hiện diện. Đó là tình trạng của sỏi, u, nhiễm trùng thận, buồng trứng đa nang và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, nước tiểu màu đỏ cũng chưa chắc do chảy máu. Đó có thể do sự ảnh hưởng của chế độ ăn, các loại thuốc, tập luyện quá sức.

3. Màu vàng sẫm  

Khi gan và túi mật có vấn đề bất ổn, mật không thể tiết vào đường ruột suôn sẻ. Khi đó, mật thoát ra ngoài qua đường tiết niệu tăng khiến nước tiểu có màu vàng đậm.

Ngoài ra, nước tiểu sẫm màu cũng do tập thể dục cường độ cao.

Tuy nhiên, nếu bạn đã ngừng vận động mạnh mà tình trạng trên vẫn xảy ra, bạn nên đi khám gan, mật dù chưa có triệu chứng tiêu biểu như vàng da.

4. Màu xanh

Đa số các trường hợp có nước tiểu màu xanh liên quan tới việc sử dụng thuốc. Nhìn chung, khi bạn ngưng dùng thuốc, hiện tượng trên sẽ được cải thiện. Trong trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị sốt phát ban, ngộ độc vitamin D hoặc bị tăng canxi máu cũng có thể đi tiểu có màu xanh.

5. Màu nâu

Tập luyện vận động quá mức sẽ phá hủy các tế bào, khiến myoglobin (một loại protein liên kết sắt và oxy trong máu) thoát ra đường tiểu. Khi đó, nước tiểu có màu nâu sẫm không giống bình thường.

Nước tiểu màu nâu cũng có thể do bạn uống không đủ nước. Trong trường hợp ngược lại, nếu bạn uống nhiều nước mà nước tiểu vẫn bị sẫm màu, có thể thận bạn đang gặp vấn đề.

6. Màu trắng đục

Hiện tượng này xảy ra phổ biến do tồn tại sự viêm nhiễm. Bạn cần đề phòng với các căn bệnh như nhiễm trùng niệu đạo, viêm thận.

Khi dịch dưỡng (bạch huyết và các chất béo tự do hình thành ở ruột non, có màu như sữa) đi vào nước tiểu sẽ làm nước tiểu đổi màu trắng đục. Lúc này, khả năng bệnh nhân bị bệnh giun chỉ bạch huyết, lao.

Khi nước tiểu đổi màu bất thường, bạn cần quan tâm theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng không trở về bình thường dù bạn đã ngừng vận động mạnh, không sử dụng thuốc, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra.

Mọi người nên đi khám tổng quát để có thể xét nghiệm nước tiểu một lần mỗi năm. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng phát hiện nhiều loại bệnh nếu có.

An Yên (Theo Aboluowang)

Các việc nhỏ nên làm mỗi ngày để tránh sỏi thận

Các việc nhỏ nên làm mỗi ngày để tránh sỏi thận

Những người làm việc ở văn phòng thường có nguy cơ cao bị sỏi thận do áp lực công việc, thói quen nhịn tiểu và uống nước không điều độ. 

Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Qua Màu Của Nước Tiểu