Màu Sắc Nước Tiểu Báo Hiệu điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? - CarePlus

Nước tiểu trong suốt, không màu

Nước tiểu trong suốt như nước thông thường cho thấy bạn đang uống nhiều hơn lượng nước được khuyến nghị hàng ngày. Uống đủ nước là một điều tốt, nhưng uống quá nhiều nước có thể cướp đi chất điện giải của cơ thể. Tuy nhiên, nước tiểu thỉnh thoảng có màu trong suốt cũng không có gì đáng lo lắng, bạn chỉ cần cắt giảm lượng nước đang uống xuống 1 chút là được.

Nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến màu hổ phách

Đây là màu nước tiểu ‘’điển hình’’ nhất. Nước tiểu màu vàng nhạt là dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể bạn đang đủ nước và ở trạng thái bình thường.

Sở dĩ nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến hổ phách (vàng ánh cam) do chứa sắc tố gọi là ‘’urochrome’ – 1 loại sắc tố tự nhiên cơ thể tự sản sinh khi hemoglobin (protein vận chuyển oxi trong các tế bào hồng cầu) bị phân hủy. Màu của nước tiểu sẽ phụ thuộc vào độ loãng của sắc tố này. Khi bạn uống càng nhiều nước, sắc tố này sẽ trở nên loãng hơn làm nước tiểu có màu vàng nhạt. Ngược lại, khi uống ít nước sẽ làm nước tiểu cô đặc, mất nước nặng có thể làm nước tiểu có màu hổ phách.

Nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt

Nước tiểu màu đỏ hoặc hồng chứng tỏ bạn đã ăn loại trái cây hoặc thực phẩm nào đó có sắc tố hồng đậm hoặc đỏ tươi tự nhiên như: củ dền, quả việt quất,...

Tuy nhiên, nếu những ngày sau đó nước tiểu vẫn giữ màu tương tự, đó không còn là do màu thực phẩm nữa mà có thể là triệu chứng tiểu máu và có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, khối u trong bàng quang và thận. Trường hợp này hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời và giải tỏa lo lắng.

Nước tiểu màu cam

Nước tiểu có màu cam chứng tỏ bạn uống quá ít nước. Ngoài ra, nước tiểu màu cam cũng phản ánh bạn có thể đang có vấn đề với ống mật hoặc gan. Bệnh vàng da khởi phát ở người lớn cũng có thể gây ra nước tiểu màu cam..

Nước tiểu màu xanh lam hoặc xanh lục

Nước tiểu màu xanh lam hoặc xanh lục rất hiếm, chủ yếu liên quan đến một loại thực phẩm nào đó trong chế độ ăn uống của bạn (ví dụ: ăn quá nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu có màu xanh lục), hoặc có thể là do thuốc nhuộm sử dụng trong các xét nghiệm thực hiện trên thận hoặc bàng quang.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu xanh bất thường mà bạn không hề ăn thực phẩm có màu nào trước đó, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời vì trong 1 số trường hợp, nước tiểu màu xanh lam/xanh lục cũng cảnh báo nhiễm khuẩn proteus – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận.

Nước tiểu màu nâu sẫm

Nước tiểu có màu nâu sẫm như màu nước trà chứng tỏ cơ thể bạn đang bị mất nước. Ngoài ra, nước tiểu màu nâu cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm metronidazole (Flagyl) và chloroquine (Aralen), hoặc do ăn một lượng lớn đậu đại hoàng, lô hội hoặc đậu fava.

Nếu sau khi bổ sung nước mà tình trạng vẫn không thuyên giảm thì bạn cần lưu tâm đến một tình trạng gọi là rối loạn chuyển hóa porphyrin – tình trạng này gây ra sự tích tụ các hóa chất tự nhiên trong máu làm nước tiểu có màu nâu hoặc gỉ. Nước tiểu màu nâu sẫm cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh gan gây ra bởi mật đi vào nước tiểu của bạn.

Nước tiểu màu trắng đục

Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc là triệu chứng của một số bệnh mạn tính và bệnh thận. Nước tiểu đục, có bọt hoặc bong bóng cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh Crohn hoặc viêm túi thừa. Một số trường hợp nước tiểu có bọt và bác sĩ không thể xác định nguyên nhân.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TƯ VẤN TỪ XA SẢN PHỤ KHOA tại đây

Từ khóa » Chẩn đoán Bệnh Qua Màu Của Nước Tiểu