Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Điểm Khác Với Doanh Nghiệp Sản ...

1. Khái niệm Doanh nghiệp thương mại là gì?

Có thể nói doanh nghiệp thương mại là cụm từ xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của chúng ta, nó không phải là tên riêng của một đơn vị hay tổ chức nào. Mà doanh nghiệp thương mại là tên gọi chung của đơn vị kinh doanh hoạt động lĩnh vực thương mại. Các đơn vị doanh nghiệp thương mại hoạt động nhằm mục đích kinh doanh và thu về lợi nhuận để duy trì và phát triển quy mô kinh doanh. Và được thành lập hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các thông tư và Điều lệ của pháp luật. Hay nói một cách đơn giản thì một tổ chức kinh tế muốn được thành lập và tồn tại là một doanh nghiệp thương mại thì phải tuân thủ theo đúng Luật định và thực hiện đầy đủ các chức năng thương mại kiếm lời.

Khái niệm Doanh nghiệp thương mại là gì?
Khái niệm Doanh nghiệp thương mại là gì?

Với một doanh nghiệp thương mại lớn mạnh là được sở hữu nguồn lực dồi dào: Đội ngũ nhân viên xuất sắc, luôn trách nhiệm cao trong công việc; nguồn vốn vững chắc và sự điều hành tài ba của lãnh đạo cũng như ban quản lý. Hiện nay, khi nền kinh tế mở cửa hội nhập kinh tế cũng là lúc mà các doanh nghiệp thương mại có điều kiện thuận lợi để mở rộng, phát triển. Đưa thương hiệu, sản phẩm của mình ra thị trường thương mại quốc tế. Điều này không những nâng cao được sự phát triển kinh tế trong khu vực mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực.

2. Nội dung về Doanh nghiệp thương mại các bạn không thể bỏ lỡ!

2.1. Nhiệm vụ

- Như ở trên đã chia sẻ thì doanh nghiệp thương mại hoạt động với mục đích chính là kiếm lợi nhuận và điều đó cũng đã nói lên được một nhiệm vụ to lớn nhất mà một tổ chức kinh tế như doanh nghiệp thương mại cần thực hiện, đó chính là hoạt động thương mại và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Chịu trách nhiệm đầy đủ về việc tương tác, cam kết cũng như đảm bảo với khách hàng về chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ và giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ làm ăn lợi ích cùng với các chủ thể kinh doanh dựa trên nguyên tắc bình đẳng và win – win, tức là đôi bên có lợi.

Nhiệm vụ DNTM
Nhiệm vụ DNTM

- Luôn phấn đấu bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng thị trường cũng như phát triển hoạt động kinh doanh;

- Để cao tinh thần bảo vệ môi trường/ sản xuất, bảo đảm trật tự - an ninh xã hội; và luôn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các chế độ hạch toán và có nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước cũng như xã hội.

Việc làm chuyên viên kinh doanh

2.2. Chức năng của doanh nghiệp thương mại

2.2.1. Thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hóa

Doanh nghiệp thương mại là gì? Là “người” cung ứng, đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng, khách hàng bằng sản phẩm/ hàng hóa, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa và chi phí lưu thông hàng hóa. Từ đó sẽ có được mức giá bán hợp lý mà họ có thể chấp nhận được. Đối với việc lưu thông hàng hóa/ sản phẩm được chuyên nghiệp, thì các tổ chức doanh nghiệp thương mại cũng sẽ đầu tư quá trình lưu thông sao cho vừa nhanh chóng vừa đảm bảo rằng nó có thể lấy được sự hài lòng của khách hàng.

Sản xuất ra sản phẩm/ thành phẩm là khâu đầu tiên, tuy nhiên nó vẫn chỉ được tồn tại ở dạng trạng thái khả năng, và nó chỉ thực sự trở thành sản phẩm khi mà nó được đưa vào quá trình sử dụng. Đồng thời khi đó quá trình sản xuất mới hoàn thành. 

Với chức năng này, các doanh nghiệp thương mại sẽ cần một nguồn lực lớn và nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh trong các công ty loại hình này là rất cần thiết. 

2.2.2. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông

Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp thương mại này thường được diễn ra theo 4 giai đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng. Đó là bốn khâu đã được liên kết mật thiết và tạo thành một thể thống nhất, tác động qua lại với nhau. Và đương nhiên quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất là mối quan hệ cơ bản nhất. Nhưng các bạn đừng nhầm lẫn, kinh doanh thương mại mới chính là khâu nằm ở giữa sản xuất - phân phối và tiêu dùng, hay dùng từ chuyên ngành là khâu trung gian. Là thực hiện từ A đến Z các công việc như: phân loại, lắp ráp, dự trữ, chọn lọc, bảo quản sản phẩm, đóng gói, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, bảo hành sản phẩm… Chính nhờ vào những nhiệm vụ này mà chức năng của doanh nghiệp thương mại mới có thể hoàn thiện được với dạng tốt nhất, và đương nhiên là phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông
Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông

Như vậy, lưu thông hàng hóa được mệnh danh là chức năng kinh tế chủ yếu, thì tiếp tục quá trình sản xuất chính là chức năng kỹ thuật sản phẩm trong khâu lưu thông.

2.2.3. Chức năng dự trữ hàng hóa và điều hòa cung – cầu

Với hai chức năng chính đã được chia sẻ ở trên thì vẫn còn một chức năng nữa về doanh nghiệp thương mại mà bạn không thể bỏ qua. Đó chính là dự trữ và điều hòa cung – cầu. Nói một cách dễ hiểu hơn thì doanh nghiệp thương mại sẽ thực hiện mua bán hàng hóa nhằm kịp thời đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng từ số lượng cho đến chất lượng và cả sự thuận tiện đến họ. Tuy nhiên để thực hiện được chức năng này, thì tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp thương mại mà hệ thống mạng lưới (kho, trạm, cửa hàng, siêu thị, quầy hàng, đại lý…) của từng tổ chức là khác nhau. Nhưng vẫn cần để ý đến sự thuận tiện kinh doanh thương mại và chắc chắn rằng nó không mang lại sự bất tiện đối khách hàng.

Bên cạnh yếu tố về hệ thống mạng lưới thì lượng tốt, nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại, giá cả hợp lý/ rẻ, chi phí lưu thông/ vận chuyển đến tay khách hàng thì cần phải đáp ứng được là mức mà họ nhận được. Đó là lý do vì sao mà doanh nghiệp thương mại lại có chức năng điều hòa cung cầu.

Việc làm thương mại điện tử tại Hà Nội

3. Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại mặc dù có chức năng, nhiệm vụ cùng với phương pháp quản trị tương đồng, mục đích cũng là để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên hai loại đơn vị doanh nghiệp này lại được phân biệt khá rõ ràng về nhiều mặt. Và về bản chất chúng cũng không hề giống nhau. Đối với những bạn ứng viên nếu như khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có đưa ra một câu hỏi về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp mình mà không thể trả lời được thì quả là một điều không đáng có. Chính vì vậy, tối thiểu về điểm khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất các bạn cũng cần phải trả lời được.

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại
Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

3.1. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại

Khái niệm của doanh nghiệp thương mại là gì thì các bạn đã quá rõ ở phần nội dung trên rồi, tuy nhiên để thấy rõ được khác biệt của hai đơn vị doanh nghiệp này thì các bạn cũng cần phải xác định được doanh nghiệp sản xuất là gì? Là một tổ chức kinh doanh, mục đích chính là sử dụng nguồn lực (tài lực – vật lực – nhân lực) để tạo ra sản phẩm/ thành phẩm. Và lấy nó đem đi trao đổi trong thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Như vậy với nền kinh tế phát triển như hiện nay, thì bất cứ một tổ chức hay đơn vị hoạt động sản xuất đều sẽ phải thực hiện theo đúng quy trình, đó là: sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu dùng. Và đương nhiên sau khi đã sản xuất thành thành phẩm/ sản phẩm thì sẽ đưa ra bên ngoài thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức chuyển đổi hình thái giá trị. Với sự chuyên môn hóa cao doanh nghiệp sẽ có quá trình lưu thông hàng hóa thuận lợi và diễn ra nhanh hơn, mục tiêu bán hàng cũng sẽ được hoàn thành và người tiêu dùng được tiếp cận với hàng hóa kịp thời để đáp ứng nhu cầu của mình.

Như vậy sự khác biệt của 2 loại hình này chính là hình thức kinh doanh, thể hiện ở quá trình và cách thức cung ứng đến người tiêu dùng. Tùy thuộc và điều kiện kinh doanh từ phía chu quan và khách quan cũng như lợi thế cạnh tranh có được, người có ý định kinh doanh sẽ lựa chọn thành lập doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất.

Việc làm đại diện thương mại

3.2. Quy trình quản lý tại doanh nghiệp

Về bản chất hoạt động cũng đã khác nhau thì đương nhiên quy trình quản lý của các doanh nghiệp này cũng khác nhau hoàn toàn và doanh nghiệp sản xuất sẽ thực hiện thao đúng với trình tự như sau:

- Lên kế hoạch sản xuất xây dựng các mục trong kế hoạch một cách chi tiết theo các công đoạn sản xuất.

- Phân tích, kiểm tra để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.

- Dựa trên kế hoạch cùng với những dự trù phù hợp để tiến hành lập các “lệnh sản xuất” và bắt đầu triển khai công đoạn sản xuất.

- Quản lý bộ phận sản xuất sẽ phải chủ động theo dõi tiến độ mọi số liệu... đều phải được thống kê một cách chi tiết giữa các kế hoạch sản xuất với thực tế.

- Phối kết hợp với những bộ phận liên quan để kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.

Quy trình quản lý tại doanh nghiệp
Quy trình quản lý tại doanh nghiệp

3.3. Quản lý trong doanh nghiệp thương mại

Như các bạn đã thấy thì doanh nghiệp thương mại có hoạt động quản trị với một số đơn vị liên quan khác như: nhà cung cấp, bộ phận mua hàng, nhập kho và đối tác phân phối... Mà đương nhiên khâu mua hàng chính là khâu đầu tiên và cũng cơ bản đối với bất cứ một đơn vị hoạt động kinh doanh. Đồng thời nó cũng là điều kiện để duy trì, cải thiện và phát triển được tổ chức. Nếu kinh doanh tốt, việc bán hàng thuận lợi thì đó chính là chức năng, mục tiêu chính của doanh nghiệp thương mại.

Chính vì vậy mà doanh nghiệp thương mại so với doanh nghiệp sản xuất thì cần phải tìm hiểu về hoạt động mua hàng của doanh nghiệp và quản trị mua hàng là điều cần thiết; và cần được phối hợp giữa các Bộ phận Kế hoạch – Mua hàng, bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo.

Tìm việc làm nhanh

3.4. Phần mềm quản lý ứng dụng

Quy trình hoạt động và quản lý của hai doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau nên đương nhiên hệ thống phần mềm cũng khác nhau là điều đương nhiên. Để thuận lợi cho việc hoàn thành mục đích hoạt động thì các doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm quản lý.

Đối với các bạn ứng viên khi đã nắm rõ được bản chất hoạt động của doanh nghiệp mà mình ứng tuyển thì đương nhiên cũng sẽ lấy được sự thu hút của nhà tuyển dụng. Hy vọng với những chia sẻ về Doanh nghiệp thương mại là gì? Và sự khác biệt giữa Doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất đã mang lại tư liệu hữu ích đến bạn.

Từ khóa » Khái Niệm Về Doanh Nghiệp Thương Mại