Hoạt động Thương Mại Là Gì? Đặc điểm Của Hoạt động Thương Mại?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoạt động thương mại là gì?
- 1.1 1.1. Định nghĩa hoạt động thương mại theo nghĩa rộng:
- 1.2 1.2. Định nghĩa hoạt động thương mại theo nghĩa hẹp:
- 2 2. Đặc điểm của hoạt động thương mại:
- 3 3. Phân tích các đặc điểm chính của hoạt động thương mại:
1. Hoạt động thương mại là gì?
1.1. Định nghĩa hoạt động thương mại theo nghĩa rộng:
Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khóan và các Luật chuyên ngành khác.
1.2. Định nghĩa hoạt động thương mại theo nghĩa hẹp:
Theo Luật thương mại , “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“ (K1 Đ3 Luật thương mại).
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
– Mua bán hàng hóa (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận (K8 Đ3 Luật thương mại)
Xem thêm: Hoạt động nội thương nước ta ngày càng chuyển biến tích cực chủ yếu do?– Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (K9 Đ3 Luật thương mại)
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
2. Đặc điểm của hoạt động thương mại:
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những đặc điểm sau đây:
+ Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Đ6 Luật thương mại).
Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thương nhân theo Luật thương mại)
+ Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại: Lợi nhuận
+ Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.
3. Phân tích các đặc điểm chính của hoạt động thương mại:
Căn cứ theo khái niệm về “hoạt động thương mại” được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, có thể xác định “hoạt động thương mại” có những đặc điểm chính sau đây:
Xem thêm: Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là những ai?Một là, trong các chủ thể tham gia trong hoạt động thương mại thì có ít nhất một trong các bên được xác định là thương nhân.
Thương nhân, là khái niệm dùng để chỉ những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong đó, tổ chức kinh tế được hiểu là những tổ chức mà được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận, thường được thể hiện thông các hình thái như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…
Việc khẳng định một trong các bên thực hiện hoạt động thương mại là thương nhân là bởi, thương nhân là chủ thể được quyền hoạt động thương mại dưới tất cả những hình thức, phương thức mà pháp luật không cấm, trên các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong quy định tại Điều 1, và Điều 2 Luật thương mại năm 2005 có quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thì có xác định là áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại khác mà không được xác định là thương nhân. Ngoài ra, trong quy định của Luật thương mại năm 2005 quy đinh về một trong các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại cũng xác định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Do vậy, có thể khẳng định một bên trong hoạt động thương mại được xác định là thương nhân.
Bên còn lại trong hoạt động thương mại có thể được xác định là thương nhân, nhưng cũng có thể được xác định không phải là thương nhân như cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ví dụ như người buôn bán vặt, buôn bán quà vặt, buôn chuyến…
Xem thêm: Quyết định 1563/QĐ-TTg ngày 08 tháng 08 năm 2016Hai là, mục đích của các bên khi thực hiện hoạt động thương mại đều là nhằm mục đích lợi nhuận.
Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại dù dưới hình thức nào, là mua bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, thậm chí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hoạt động khuyến mại, quảng cáo thì đều nhằm mục đích tạo ra điều kiện cũng như khả năng trao đổi hàng hóa, giao lưu thương mại, đảm bảo việc tạo ra một nguồn thu nhập, một khoản tiền lợi nhuận từ những hoạt động này.
Ba là, hoạt động thương mại được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau, nhưng được xác định chủ yếu thông qua hai nhóm hoạt động: Mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Bốn là, Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại được phép thực hiện kinh doanh tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật.
Năm là, phạm vi thực hiện hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn được thực hiện ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trong phạm vi khu vực và thế giới, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế. Thông qua đó khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Như vậy, hoạt động thương mại là một trong những phạm trù đặc thù của quan hệ kinh doanh thương mại, là cơ sở để phát triển nền kinh tế nội tại cũ của quốc gia cũng như sự giao thương, củng cố vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế. Đồng thời, qua việc thực hiện các hoạt động thương mại còn cho thấy vai trò của thương nhân, nhà đầu tư, cũng như các cá nhân, tổ chức khác có trong việc đóng góp xây dựng và phát triển nền kinh tế.
Từ khóa » Khái Niệm Về Doanh Nghiệp Thương Mại
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Các Loại Hình Công Ty Thương Mại
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Thương Mại Hiện Nay
-
Khái Niệm Công Ty Thương Mại Và Phân Loại Các Loại Hình Doanh ...
-
Công Ty Thương Mại Là Gì? Quy định Pháp Luật Mới Nhất - Phamlaw
-
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? - Hoàng Nam
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì?
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Điểm Khác Với Doanh Nghiệp Sản ...
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Phân Biệt Doanh Nghiệp ... - 123Job
-
Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? - [Vai Trò Và Chức Năng]
-
Kinh Doanh Thương Mại Là Gì? Ngành Kinh Doanh Thương Mại?
-
PHÂN BIỆT GIỮA THƯƠNG NHÂN, DOANH NGHIỆP VÀ CHỦ THỂ ...
-
Thương Nhân Là Gì? Đặc điểm Của Thương Nhân Theo Quy định
-
Sự Khác Nhau Giữa Doanh Nghiệp Thương Mại Và Doanh Nghiệp Sản ...