Doanh Số Bán Hàng Là Gì? Cách Tăng Doanh Số Bán Hàng Hiệu Quả

Doanh số bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để tăng doanh số bán hàng không phải điều dễ dàng. Nhà quản lý phải thật sự hiểu ý nghĩa thật sự của chỉ số này và tìm hiểu nguyên nhân, cũng như phương pháp tăng doanh số. Hãy cùng SimERP tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Doanh số bán hàng là gì? Phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng
    • Khái niệm doanh số bán hàng
    • Khái niệm doanh thu bán hàng
    • Phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng
  • Tầm quan trọng của chỉ tiêu doanh số bán hàng
    • Biểu thị cho kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
    • Giúp xây dựng mục tiêu cho kỳ tới
    • Chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
    • Tạo động lực cho đội ngũ bán hàng
  • Cách tăng doanh số bán hàng online và offline
    • Tại sao doanh số bán hàng giảm?
    • Phương pháp tăng doanh số bán hàng
  • Phần mềm quản lý doanh số bán hàng hiệu quả
    • SimERP
    • Nhanh.vn
    • MShopKeeper
    • Sapo
    • KiotViet
    • POS365
    • Suno
  • Xây dựng kế hoạch doanh số bán hàng
    • Phân tích doanh số kỳ trước
    • Dự báo doanh số bán hàng
    • Lập kế hoạch doanh số bán hàng
    • Theo dõi và kiểm tra

Doanh số bán hàng là gì? Phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Doanh số bán hàng là gì

Khái niệm doanh số bán hàng

Doanh số bán hàng là tổng số tiền do hoạt động kinh doanh đem lại trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm tiền đã thu về và tiền chưa thu như nợ hàng ký gửi,…Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng.

Chỉ số này được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm mà công ty bán trên thị trường. Cách tính doanh số bán hàng khá đơn giản, được thể hiện bằng công thức:

Doanh số = Đơn giá * sản lượng hàng hóa bán ra

Khái niệm doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng là dòng tổng các lợi ích kinh tế trong thời kỳ nhất định, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sản xuất để làm tăng vốn chủ sở hữu. Hiểu đơn giản, doanh thu là số tiền có được khi công ty bán sản phẩm đã trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như giảm giá, chiết khấu, hàng trả lại…

Phân biệt doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh số. Do đó trước khi tìm hiểu sâu về doanh số, chúng ta phải phân biệt hai chỉ số này.

Doanh số thể hiện hiệu quả bán hàng. Còn đối với doanh thu, ngoài thể hiện năng lực kinh doanh của công ty, chỉ số này còn chứng minh nhiều yếu tố khác như: chính sách thanh toán và giá đối với doanh số, năng lực tài chính trong một giai đoạn cụ thể,…

Tầm quan trọng của chỉ tiêu doanh số bán hàng

Tầm quan trọng của chỉ tiêu doanh số bán hàng

Biểu thị cho kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh số bán hàng thể hiện được kết quả kinh doanh trong từng kì, giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng biết được phần nào về mức độ hài lòng và xu hướng tiêu dùng của người mua.

Ví dụ, cùng một mặt hàng là máy ủi nhưng doanh số bán máy ủi hơi nước cao hơn máy ủi khô. Thông qua điều này, doanh nghiệp hiểu rằng sản phẩm bàn ủi hơi nước được nhiều người ưa chuộng hơn. Từ đó lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho kỳ tới.

Giúp xây dựng mục tiêu cho kỳ tới

Sau khi đánh giá được kết quả kinh doanh, nhà quản lý sẽ dựa vào đó để đặt mục tiêu cho kỳ tiếp theo. Việc này sẽ giúp công ty theo sát được các kế hoạch hàng tháng, tránh đặt ra những kỳ vọng quá cao, viển vông, khó thực hiện.

Chứng minh sự đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ

Doanh số bán hàng cao nghĩa là sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nhiều doanh nghiệp sử dụng phương kiểm tra thị trường trước khi tung ra sản phẩm mới, bằng cách bán một lượng nhỏ hàng hóa và theo dõi phản ứng người mua. Nếu doanh số cao, chứng tỏ hàng hóa đó phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Tạo động lực cho đội ngũ bán hàng

Nếu đội ngũ bán hàng nâng cao được doanh số hàng tháng, lượng doanh thu tăng cao. Mức tiền thưởng của nhân viên đồng thời sẽ nhiều hơn, tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả. Ngoài ra, đây cũng là lý do thu hút nguồn nhân lực mới cho bộ phận kinh doanh.

Cách tăng doanh số bán hàng online và offline

Cách tăng doanh số bán hàng online và offline

Tại sao doanh số bán hàng giảm?

Doanh số giảm là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là điều mà các công ty khó có thể tránh khỏi.

Nguyên nhân chủ yếu của việc doanh số giảm chủ yếu bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đối với những nguyên nhân khách quan do môi trường, xã hội tác động, bạn gần như không thể thay đổi, ví dụ như dịch bệnh, lạm phát, hành vi người tiêu dùng thay đổi,…Riêng với những nguyên nhân chủ quan, công ty hoàn toàn có thể tìm phương án khắc phục và cải thiện doanh số. Các nguyên nhân chính gồm có:

  • Kỹ năng bán hàng của nhân viên không tốt
  • Sản phẩm chưa thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng
  • Chiến dịch Marketing chưa phù hợp
  • Giới thiệu không đúng đối tượng khách hàng

Phương pháp tăng doanh số bán hàng

Giảm giá

Giảm giá hay chiết khấu là cách nhiều doanh nghiệp sử dụng để kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, đây không phải là phương án lâu dài bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Hơn nữa việc giảm giá còn làm giảm giá trị sản phẩm trong mắt khách hàng. Khi sản phẩm tăng giá, người mua sẽ sẵn sàng bỏ bạn mà lựa chọn một hãng mới.

Cung cấp sản phẩm miễn phí

Khách hàng luôn yêu thích những sản phẩm miễn phí, thậm chí sẵn sàng mua các mặt hàng mua 2 tặng 1 dù không có nhu cầu. Thường các doanh nghiệp sẽ tung ra những sản phẩm có hàng tặng kèm, hoặc các gói mua 1, mua 2 tặng 1 nhằm kích thích người tiêu dùng. Hay thậm chí với những công ty kinh doanh dịch vụ, họ thường miễn phí vài tháng dùng thử để trải nghiệm, hay đưa thêm những gói bảo trì trong một thời gian nhất định sau khi mua.

Bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (upselling)

Phương pháp bán hàng chéo và bán hàng gia tăng thường được áp dụng trong nhiều cửa hàng online và offline. Bán hàng chéo là việc người bán sẽ gợi ý cho khách hàng mua sản phẩm liên quan. Ví dụ khách mua một chiếc cây và bạn gợi ý mua thêm chậu. Còn bán hàng gia tăng là phương pháp gợi ý cho khách mua sản phẩm tương tự nhưng có giá trị cao hơn. Điển hình như người bán gợi ý mua một chiếc laptop có cấu hình tốt hơn, mức giá cao hơn so với sản phẩm mà khách hàng lựa chọn ban đầu.

Hai phương pháp này có thể được áp dụng cho cả nền tảng kinh doanh online và offline. Với kinh doanh trực tiếp, nhân viên bán hàng sẽ thực hiện hoạt động này và có chiến thuật riêng tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau. Còn nếu bạn kinh doanh online bạn sẽ áp dụng biện pháp này trên chính website bán hàng của bạn bằng cách gợi ý các sản phẩm liên quan trong trang sản phẩm hoặc đưa ra các gói combo.

Tạo sự khan hiếm

Sản phẩm càng khan hiếm thì càng dễ thu hút người mua. Đó là lý do nhiều hãng bày bán các mặt hàng với số lượng có hạn. Điều này sẽ tạo nét đặc biệt cho sản phẩm, bởi người dùng thường rất “kị” đụng hàng và luôn muốn được sở hữu một món hàng ít ai có. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sản phẩm phải đảm bảo được chất lượng và có bao bì bắt mắt, thu hút thì chiến lược này mới thành công. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tạo tính cấp bách, kích thích khách hàng mua càng sớm càng tốt. Ví dụ như chỉ bán trong một thời gian nhất định.

Tăng thêm lợi ích khi mua hàng

Thay vì giảm giá, bạn có thể cung cấp thêm giá trị mới cho người mua như tặng quà, tăng dịch vụ, giao hàng miễn phí, hay thậm chí tặng mã giảm giá cho lần mua tiếp theo. Cách này không chỉ khuyến khích mua hàng mà còn tăng mức độ hài lòng và sự yêu mến đối với doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý doanh số bán hàng hiệu quả

SimERP

Phần mềm quản lý doanh số SimCRM

Có thể nói SimERP chính là giải pháp tổng thể cho mọi doanh nghiệp, giúp bạn quản lý đơn hàng, sản phẩm tồn kho, quản lý dự án và lưu trữ các thông tin khách hàng. Với phần mềm này, công ty hoàn toàn có thể theo dõi toàn bộ quy trình và kết quả bán hàng đầy đủ và chính xác. Từ đó, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, các số liệu liên quan đến doanh thu được cập nhật thường xuyên, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách chính xác. Những chỉ số này sẽ được SimERP tổng hợp, tạo báo cáo, hỗ trợ nhà quản lý phân tích tình hình kinh doanh.

Nếu bạn muốn tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ giám sát, theo dõi hoạt động bán hàng trên cả nền tảng online và offline, chắc chắn SimERP sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hiện nay chúng tôi đang triển khai gói SimCRM dùng thử miễn phí trong 30 ngày cho mọi doanh nghiệp. Hãy đăng kí để trải nghiệm hệ thống quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay nhé!

Đăng ký dùng thử miễn phí SimCRM

Nhanh.vn

Nhanh.vn đã trở thành cái tên khá nổi tiếng đối với những doanh nghiệp bán lẻ. Hãng phục vụ cho các doanh nghiệp khác nhau như Captot.vn, Torano,… Ưu điểm của phần mềm này là dễ sử dụng, có nhiều chức năng cần thiết cho quản lý như: hỗ trợ kiểm kho, giám sát nhân viên, báo cáo tình hình kinh doanh, tổng kết doanh thu,… Tuy nhiên hệ thống quản lý của Nhanh.vn còn khá chậm và giao diện chưa được thân thiện với người dùng.

MShopKeeper

MShopKeeper

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cửa hàng quy mô vừa và nhỏ quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn, MISA đã cho ra đời phần mềm MShopKeeper. Hệ thống này sẽ phù hợp với các chuỗi cửa hàng bán lẻ hơn là các công ty kinh doanh đa nền tảng. Các tính năng chính bao gồm quản lý chuỗi cửa hàng, quét mã vạch, SMS Marketing,… Ngoài ra nó có thể tích hợp với các phần mềm kế toán. Giá thành của phần mềm khá phải chăng. Tuy nhiên, nhược điểm là chưa phát triển trong quảng quản lý kinh doanh online mà chỉ tập trung vào các cửa hàng bán lẻ.

Sapo

Sapo là một nền tảng quản lý cho các kênh bán hàng phù hợp cho mọi đối tượng doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Ưu điểm nổi bật của Sapo là tính thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và có nhiều tính năng khác nhau. Các chức năng nổi bật gồm có tính tiền nhanh, tạo hóa đơn, quản lý sản phẩm và tồn kho, quản lý thông tin khách hàng…

Tuy nhiên, Sapo hạn chế trong việc quản lý các kênh online bởi phần mềm chỉ kết nối duy nhất qua kênh Facebook. Còn các kênh như Zalo, Shopee, Lazada thì hệ thống chưa hỗ trợ…Hơn nữa app trên di động chỉ hỗ trợ chủ yếu cho các cửa hàng bán lẻ, không tích hợp với Facebook.

KiotViet

KiotViet

Được đánh giá là một trong những phần mềm quản lý doanh số tốt nhất hiện nay, KiotViet gây ấn tượng đầu tiên bởi giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng. Hơn nữa, hãng triển khai hai gói sản phẩm để khách hàng lựa chọn, gồm: gói dành cho đơn vị kinh doanh nhỏ và doanh nghiệp vừa hoặc lớn. Các tính năng chính của KiotViet gồm có: lập hóa đơn, quản lý nhân viên, quản lý đổi trả hàng, báo cáo kinh doanh, quản lý đơn hàng và hàng tồn.

Tuy nhiên, KiotViet cũng có những điểm yếu khi chưa tối ưu hoặc thiếu một vài tính năng như: quản lý khách hàng, chat online, kiểm soát thông tin khách từ những kênh Facebook, Instagram, Shopee… Do đó, phần mềm sẽ phù hợp với những doanh nghiệp cần quản lý do hơn là kinh doanh online.

POS365

POS365

POS 365 sẽ giúp bạn lưu trữ, kiểm tra các thông tin của sản phẩm, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do mất hàng hóa và biết được tình trạng từng sản phẩm. Ngoài ra, POS365 quản lý các chỉ số liên quan đến doanh số, doanh thu và tài chính từng cửa hàng, từ đó nắm bắt tình hình tài chính của công ty.

Tuy nhiên đây cũng không phải công cụ cho các doanh nghiệp vừa và lớn, hoặc có mô hình kinh doanh đa kênh. Bởi POS365 tập trung nhắm đến những cửa hàng nhỏ lẻ.

Suno

phần mềm quản lý doanh số Suno

Suno là một trong những phần mềm quản lý doanh số được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là với những đơn vị kinh doanh sở hữu các cửa hàng bán lẻ. Ngoài tính năng tạo đơn hàng online, tích hợp với các đơn vị vận chuyển, quản lý thông tin đơn hàng và khách hàng, Suno còn cập nhập, lưu trữ và tổng hợp các số liệu liên quan đến doanh thu và doanh số. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì Suno không phải là sự lựa chọn tối ưu bởi phần mềm còn thiếu một vài tính năng như quản lý dự án, kiểm soát chiến dịch Marketing,…

Xây dựng kế hoạch doanh số bán hàng

Xây dựng kế hoạch doanh số bán hàng

Phân tích doanh số kỳ trước

Bước đầu tiên khi xây dựng kế hoạch doanh số bán hàng cho kỳ tới, công ty cần phân tích số liệu từ kỳ trước để đưa ra những đánh giá, nhận định đúng đắn. Sau đó, tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề phát sinh và đưa ra phương án phù hợp để giải quyết chúng. Bạn có thể sử dụng một vài công cụ, phần mềm như SimERP hỗ trợ mình thực hiện công việc này.

Dự báo doanh số bán hàng

Thông qua các báo cáo, dữ liệu từ thị trường, cùng chỉ số kinh doanh như doanh số từ kỳ trước, nhà quản lý có thể dự báo doanh số bán hàng trong tương lai. Việc này giúp bạn tránh không đặt ra những mục tiêu viển vông, quá cao, khó thực hiện.

Lập kế hoạch doanh số bán hàng

Kế hoạch bán hàng nên ngắn gọn, đơn giản và được lập ra dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bạn có thể lập kế hoạch doanh số bán hàng dựa trên đối tượng khách hàng hoặc sản phẩm. Với đối tượng khách hàng, kế hoạch gồm nhắm đến các mục tiêu: thu hút khách hàng mới và tăng trưởng kinh doanh với khách hàng cũ. Còn riêng với các sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đặt ra các kế hoạch cho từng hạng mục khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm mặt hàng và đối tượng khách hàng. Ví dụ bạn kinh doanh điện máy; bạn sẽ xây dựng kế hoạch doanh số bán hàng khác nhau cho sản phẩm thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng.

Ngoài ra, nhà quản lý phải nắm bắt các yếu tố chính như:

  • Doanh số bán hàng chỉ tiêu: Đây là chỉ tiêu đặt ra cho từng đơn vị kinh doanh theo từng quý, tháng, tuần.
  • Khu vực bán hàng: Các thông tin liên quan đến thị trường, khu vực địa lý mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.
  • Danh mục sản phẩm: Là tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể phân nhóm, chia nhỏ chúng ra để dễ lập kế hoạch và quản lý.

Theo dõi và kiểm tra

Sau khi lập kế hoạch và thực hiện, nhà quản lý phải theo dõi và giám sát các chỉ số kinh doanh cũng như doanh số định kỳ theo tuần, tháng và năm. Việc kiểm tra kỹ càng sẽ giúp bạn phát hiện và giải quyết sớm những rủi ro, nguy hiểm trong tương lai. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ lập được một kế hoạch phù hợp, giúp công ty phát triển lâu dài.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của SimERP về khái niệm doanh số là gì cũng như các phương pháp tăng doanh số số bán hàng hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ chỉ số hơn, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp cải thiện việc kinh doanh.

share: No Comments

Từ khóa » Số Bán Hàng Là Gì