Doanh Số Là Gì? Vai Trò Của Doanh Số Và Phân Biệt So Với Doanh Thu?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Doanh số là gì?
    • 1.1 1.1. Khái niệm doanh số:
    • 1.2 1.2. Công thức tính doanh số:
    • 1.3 1.3. Cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp:
  • 2 2. Vai trò của doanh số và phân biệt với doanh thu:
    • 2.1 2.1. Vai trò của doanh số: 
    • 2.2 2.2. Phân biệt doanh số với doanh thu:
  • 3 3. Doanh thu thể hiện Hiệu quả gì?

1. Doanh số là gì?

1.1. Khái niệm doanh số:

Doanh số là tổng số tiền thu được thông qua quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán, được xác định trong một khoảng thời gian nhất định, doanh số là số tiền đã bao gồm cả những khoản tiền đã thu được và cả những khoản tiền chưa được thanh toán.

1.2. Công thức tính doanh số:

Sau khi nắm rõ được khái niệm doanh số là gì thì chắc chắn các bạn cần phải nắm rõ được cách tính doanh số. Và công thức tính doanh số cực kỳ đơn giản chính là tích của tổng số lượng sản phẩm bán và giá.

Doanh số sẽ được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm doanh nghiệp đã bán ra ngoài thị trường nhân với giá bán của sản phẩm.

Doanh số = đơn giá bán x sản lượng

Ví dụ: Của hàng B kinh doanh về sách vở, bán vở với giá 8.000 đồng/quyển ra thị trường. Chỉ tính riêng trong ngày 20/08/2020 thì cửa hàng đã bán được 100 quyển vở cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:

100 x 8000 = 800.000 đồng

Như vậy, chỉ tính riêng ngày 20/08/2020 thì doanh số bán hàng mà cửa hàng B đả được là 800.000 đồng.

1.3. Cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp:

Một, chiết khấu

Chiết khấu là một cách đem lại hiệu quả vô cùng lớn trong quá trình thúc đẩy doanh thu với tần suất thường xuyên. Nếu đây là một sản phẩm luôn ở thế giảm thì sẽ không an toàn. Không thể tạo ra giá trị để thúc đẩy hành vi mua sắm tạo những thông điệp để kêu gọi khách hàng.

Hai, tạo ra cuộc thi

Bên cạnh những chiết khấu cho khách hàng thì bạn nên tạo ra những cuộc chơi với nhiều giải thưởng giá trị và ý nghĩa để có thể khuyến khích khách hàng mua sắm và để quảng bá thương hiệu đến khách hàng không mất nhiều chi phí quảng cáo. Đây cũng là một trong những hình thức thúc đẩy doanh số hiệu quả.

Ba, cung cấp nhiều dịch vụ

Cung cấp đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và mới mẻ. Áp dụng cho chính những khách hàng mới và khách hàng cũ để khách hàng có những trải nghiệm mới. Gia tăng giá trị dịch vụ khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ đem lại hiệu quả có lợi.

Những dịch vụ miễn phí luôn là những thông điệp thu hút khách hàng nhất bởi vậy luôn xây dựng những dịch vụ miễn phí để thu hút khách hàng thúc đẩy tiềm năng về doanh số và tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng.

Khác với những phản ứng các sản phẩm giảm giá thì khách hàng với những sản phẩm giảm giá thì với miễn phí thì khách hàng luôn thôi thúc hành vi vì điều này rất có lợi cho khách hàng nếu như không nhanh nắm bắt thì sẽ mất cơ hội.

– Doanh số bán hàng trong tiếng anh là Sales

– Định nghĩa về doanh số trong tiếng anh được hiểu là:

Sales is the total amount of money earned through the implementation of a business or sale, determined in a certain period of time, sales is the amount of money that includes both the money collected and unpaid amounts.

– Một số từ vựng tiếng anh liên quan trong cùng lĩnh vực này như sau:

Micable sale /ˈamikəbəl/ /seil/: Thuận mua vừa bán.

Bargain sale /’bɑ:gin/ /seil/: Bán có trả giá, sự bán hạ giá.

Cash sale /kæ∫/ /seil/: Bán lấy tiền mặt.

Depreciation /dipri:ʃi´eiʃən/: Khấu hao.

Exports /iks´pɔ:t/: Hàng xuất khẩu.

Guarantee /gærənˈti/: Bảo hành.

Net sales /net//seilz/: Doanh thu ròng.

Market leader /’mɑ:kit/ /li:də/: Công ty hàng đầu trên thị trường.

Insurance /in’ʃuərəns/: Bảo hiểm.

Liability /laiə’biliti/: Khoản nợ.

Produce /prɔ’dju:s/: Sản xuất.

Agent /’eɪdʒənt/: Đại diện.

Bill /bil/: Hóa đơn.

Franchise /ˈfræntʃaɪz/: Nhượng quyền thương hiệu.

Downsize /daunsaiz/: Cắt giảm nhân công.

Merge /mə:dʤ/: Sát nhập.

Packaging /’pækidzŋ/: Bao bì.

Promotion /prə’mou∫n/: Khuyến mãi.

Prospect /´prɔspekt/: Khách hàng tiềm năng.

Refund /rɪˈfʌnd/: Hoàn tiền.

Representative /repri’zentətiv/: Đại diện bán hàng.

2. Vai trò của doanh số và phân biệt với doanh thu:

2.1. Vai trò của doanh số: 

Việc xác định được doanh số sẽ có những vai trò nhất định đối với chủ thể quản lý hoạt động kinh doanh như:

– Doanh số là biểu hiện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp, qua đó để đánh giá được việc kế hoạch kinh doanh có thành công hay không

– Doanh số chứng minh được sự đúng đắn trong việc đưa ra chiến lược phát triển của doanh nghiệp, từ đó tiếp tục phát huy được thế mạnh.

– Doanh số cao còn trở thành động lực để thúc đẩy ý chí của công nhân viên doanh nghiệp trong quá trình làm việc, tạo tiềm tiềm lực tài chính vững chắc cho doanh nghiệp.

2.2. Phân biệt doanh số với doanh thu:

Thứ nhất, phân biệt doanh số với doanh thu thông qua đặc điểm của doanh thu

– Doanh thu là toàn bộ tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh thu còn gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu tực tế chủ thể có thể làm báo cáo doanh thu. Doanh thu là một yếu tố tất yếu cần có trong kinh doanh. Biến số của doanh thu tác động rất lớn đến một tổ chức, doanh nghiệp. Đa phần trong chúng ta đều đã được nghe đến doanh thu, tuy nhiên để phân biệt thì khá nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn giữa doanh thu, doanh thu thuần và doanh thu ròng.

Ví dụ về doanh thu

Dưới đây là một ví dụ về báo cáo thu nhập năm 2017 của Amazon. Hãy xem xét kỹ hơn để hiểu cách doanh thu hoạt động cho một công ty đại chúng lớn toàn cầu.

Amazon đề cập đến doanh thu của mình dưới dạng doanh số bán hàng trên mạng, đó là một thuật ngữ phổ biến không kém. Nó báo cáo doanh số bán hàng trong hai loại, sản phẩm và dịch vụ, sau đó kết hợp để tạo thành tổng doanh thu thuần.

Trong năm 2017, Amazon đã ghi nhận 118,6 tỷ đô la doanh số sản phẩm và 59,3 tỷ đô la doanh thu dịch vụ, với tổng số tiền lớn là 178,9 tỷ đô la. Con số tạo thành dòng trên cùng của báo cáo thu nhập.

Bên dưới đó là tất cả các chi phí hoạt động, được khấu trừ để đến Thu nhập hoạt động, đôi khi còn được gọi là Thu nhập trước lãi suất và thuế (EBIT).

Cuối cùng, tiền lãi và thuế được khấu trừ để đạt đến điểm mấu chốt của báo cáo thu nhập, 3,0 tỷ đô la thu nhập ròng.

– Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được từ việc cung cấp dịch vụ, bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động nội bộ hay doanh thu bất thường. Trong đó:

+ Doanh thu từ cung cấp dịch vụ bán hàng

Là tất cả lợi nhuận sẽ thu được hoặc thu được từ việc mua bán hàng hóa, bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có).

+ Doanh thu nội bộ

Là tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc một công ty hay tập đoàn.

+ Doanh thu hoạt động tài chính:

  • Thu nhập từ cho thuê tài sản.
  • Tiền lãi: trả góp, đầu tư trái phiếu, lãi cho vay, lãi tiền gửi,…
  • Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn, bán ngoại tệ.
  • Giao dịch chứng khoán.
  • Cho thuê hoặc chuyển nhượng lại cơ sở hạ tầng.

+ Doanh thu bất thường

Là khoản tiền từ các hoạt động không xảy ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, dụng cụ đã phân bố hết, các khoản phải trả nhưng không cần trả, thanh lý tài sản,…

– Các loại doanh thu bao gồm là:

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính

+ Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản

+ Tiền thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay,..

+ Tiền thu từ nguồn tính chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…

+ Lãi thu từ việc giao dịch chứng khoán

+ Doanh thu bất thường (khoản thu không thường xuyên và chỉ thu khoản này ở một thời gian nhất định nào đó)

– Ý nghĩa của doanh thu

+ Doanh thu là một nguồn khoản thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.

+ Doanh thu là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng thúc đẩy quá trình tái hoát động ở thời gian tới.

+ Có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn

+ Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu cũng như khi hoạt động, đây cũng là phần vốn để các chủ thể có thể phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn

Thứ hai, phân biệt doanh số và doanh thu thông qua công thức tính

Doanh số được tính theo công thức: Doanh số = đơn giá bán x sản lượng chưa trừ các khoản chi phí như: Hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu. Để nắm rõ hơn thì doanh số chính là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu về trong quá trình kinh doanh trừ chi phí phát sinh. Công thức doanh số:

Doanh số = Doanh thu + phí giảm giá + chiết khấu + hàng bị trả lại

Doanh thu là số tiền thu về trong quá trình sản phẩm trừ đi như giảm giá, trả lại, chiết khấu. Công thức:

Doanh thu = doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại

Thứ ba, lợi ích của việc phân biệt doanh số và doanh thu

– Doanh số thể hiện Hiệu quả bán hàng.

Khi khách hàng đặt bút ký vào Hợp đồng mua bán, Hợp đồng kinh tế hay những thứ tương tự, đó là lúc bạn chốt được 1 khoản Doanh số. Doanh số thể hiện Hiệu quả bán hàng thông qua việc nói lên chính xác điều gì?

  • Năng lực của đội ngũ bán hàng
  • Hiệu quả của Chiến lược sản phẩm. Ít nhất 9 yếu tố cần đánh giá.
  • Hiệu quả của Chiến lược giá. Lại thêm ít nhất 3 việc phải làm.
  • Hiệu quả của Chiến lược kênh phân phối. Ít nhất 3 việc lớn nữa phải xem.
  • Hiệu quả của Chiến lược xúc tiến gồm: Quảng cáo, PR, Bán hàng cá nhân.
  • Sự thay đổi Hiệu suất của các hoạt động liên quan.

Và thường thì Mục tiêu Doanh số được đặt ra cho sự phối hợp của Bộ phận bán hàng và Bộ phận Marketing.

3. Doanh thu thể hiện Hiệu quả gì?

Một điều tất yếu, Doanh thu tự mang trong nó 1 phần của Doanh số, nên nó cũng thể hiện 1 phần (nhưng Doanh thu không phải chỉ tiêu chính để đánh giá) Hiệu quả bán hàng. Vậy khi bạn quan tâm đến Doanh thu, bạn sẽ quan tâm đến những điều gì?

  • Khả năng đàm phán phương thức thanh toán. Có thể chính các Salesman sẽ làm việc này, nhưng đôi khi lại là Kế toán.
  • Khả năng đàm phán giá.
  • Hiệu quả của Chính sách thanh toán đem lại cho Hiệu quả bán hàng.
  • Hiệu quả của Chính sách giá đối với Doanh số.
  • Hiệu quả của hoạt động Thu (tiền).
  • Năng lực tài chính trong 1 giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp (thông qua tính thanh khoản).

– Nếu như không phân biệt được doanh số và doanh thu sẽ dẫn đến những tác hại sau:

  • Đánh giá sai Hiệu quả bán hàng.
  • Đánh giá quá cao vai trò của Giá với Hiệu quả bán hàng mà bỏ quên yếu tố khác.
  • Đánh giá thấp vai trò của các hoạt động Kế toán thu.
  • Lên kế hoạch kinh doanh mà bỏ quên các độ trễ sẽ xảy ra từ các khoản đầu tư.
  • Không tính toán dòng tiền.
  • Bỏ quên tính thanh khoản của doanh nghiệp.
  • Hoặc vì “thèm” thanh khoản (hiểu đơn giản là “thèm” tiền mặt) mà không biết đến tầm quan trọng của các Phương thức thanh toán, Chính sách giá,…

Từ khóa » Số Bán Hàng Là Gì