Doanh Số Là Gì? 7 Cách Tăng Doanh Số Bán Hàng Siêu đỉnh - TUHA

Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về khái niệm doanh số là gì, thậm chí còn nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu khi coi đây đều là một. Tất nhiên, dù là kiến thức căn bản nhưng nếu chúng ta không nắm rõ rất có thể khiến bạn đưa ra những đánh giá, quyết định sai lầm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa doanh số cũng như “bỏ túi” ngay cho mình 7 cách tăng doang số bán hàng siêu đỉnh nhé.

1/ Doanh số là gì?

Nếu bạn là dân kinh doanh, tài chính thì bạn không thể ở trạng thái “hoang mang” với câu hỏi “Doanh số là gì?”. Đây được coi là kiến thức kinh doanh rất căn bản mà ai khi bước chân vào lĩnh vực này đều phải nắm rõ. Hơn thế trong hoạt động kinh doanh đây là chỉ số rất được quan tâm, nó không chỉ thể hiện được nguồn vốn, tài chính mà còn là khả năng dành thị phần của doanh nghiệp. Doanh số được hiểu là tổng số tiền đạt được từ hoạt động bán sản phẩm ra thị trường của doanh nghiệp. Nó được tính theo một khoảng thời gian cụ thể như là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm.

Doanh số là gì?

Doanh số sẽ bao gồm cả những khoản tiền đã thu được và chưa được như ký nợ, thay vào đó thì để chính xác nhất sẽ dựa vào số lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra. Hơn thế, doanh số cũng sẽ không trừ đi các khoản chi phí phát sinh khác mà đơn giản chỉ là tiền hàng mà bạn đã bán được đi mà thôi. Nên có thể nói rằng, khái niệm về doanh số rất dễ hiểu và bạn có thể áp dụng ngay vào trường hợp thực tế trong kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng khi tính doanh số bạn phải tính bao gồm tất cả các khoản mình đạt được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa ngay cả những khoản từ việc bán hộ, ký gửi. Bởi quy trình cung ứng – thanh toán của các công ty, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng sẽ giống nhau.

Xem thêm: 9 Chiến thuật thu hút khách hàng bán lẻ “đỉnh của chóp”

2/ Ý nghĩa của doanh số đối với doanh nghiệp

Doanh số sẽ thể hiện cho điều gì? Vì sao nó quan trọng? nếu bạn đang băn khoăn với những điều này thì phần tìm hiểu về ý nghĩa của doanh số đối với doanh nghiệp sau đây sẽ là những thông tin rất cần thiết. Đối với mọi hoạt động kinh doanh, doanh số luôn là những con số khiến bất kỳ ai cũng đều phải quan tâm đến. Chúng ta có thể hiểu nhanh chóng về định nghĩa này, nhưng không phải ai cũng có thể biết được ý nghĩa song hành với nó là gì.

Ý nghĩa của doanh số đối với doanh nghiệp

Theo đó, doanh số chính là căn cứ để đánh giá về mức độ hiệu quả trong hoạt động bán hàng của đơn vị. Nếu như hiệu quả cao, doanh số tăng thì bạn cũng sẽ biết được rằng hoạt động kinh doanh của mình đang được diễn ra đúng hướng, các chiến lược áp dụng hợp lý. Nhưng nếu là người lại, sức bán kém thì nó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cho chúng ta thấy rằng quy trình bán hàng đang có vấn đề. Điều này thậm chí còn tác động rất lớn đến nguồn vốn lưu hành của doanh nghiệp. Nó sẽ trực tiếp khiến khả năng quay vòng vốn trong kỳ kế toán tiếp theo của bạn gặp không ít khó khăn.

Trong trường hợp doanh số không tốt, hoạt động kinh doanh bị trững lại thì cũng là lúc doanh nghiệp cần phải có một sự cải thiện kịp thời cho các chiến lược bán hàng cho đến marketing của mình. Nếu tình trạng này diễn ra quá dài đương nhiên rất khó để thương hiệu của bạn có thể “trụ” lại trên thị trường. Mặc khác nó cũng vô tình tạo nên áp lực rất lớn, nếu như doanh nghiệp phải vay vốn ngoài nhiều để duy trì cho các hoạt động kinh doanh cần thiết của minh khi mà doanh số thu được trong các kỳ không thể “gánh” nổi.

3/ Vai trò của doanh số trong kinh doanh

Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà các bạn luôn được nghe rằng doanh số là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh, dù hoạt động ở quy mô nào cũng đều cần phải nắm rõ điều này. Thực tế, những con số này lại thể hiện cho kết quả hoạt động kinh doanh. Bạn đưa ra rất nhiều chiến lược bán hàng ấn tượng, marketing nổi trội. Nhưng nếu kết quả là doanh thu không được “khởi sắc” thì từ đó có thể thấy rằng những điều trên đang không mang lại hiệu quả. Ở mặt ý nghĩa của doanh số có lẽ các bạn đã nắm rõ điều này, tuy nhiên vai trò của nó nếu phân tích một cách kỹ lưỡng hơn sẽ biểu hiện rất rõ nét ở 4khía cạnh như sau:

Vai trò của doanh số trong kinh doanh

Thứ nhất – Thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Đây chính là vai trò của doanh số mà hầu hết chúng ta đều có thể nhận được ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Doanh số bán hàng sẽ phần nào thể hiện cho kết quả hoạt động của các bộ phận liên quan đến như bộ phận sản xuất – bộ phận marketing – bộ phận bán hàng. Qua đó bạn cũng sẽ có thể đánh giá được các bộ phận này đang hoạt động có sự liên kết với nhau nhiều hơn.

Thứ hai – Thể hiện cho sự đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: Doanh số bán hàng cao, tăng theo thời gian cũng sẽ thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, nếu như sản phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì đương nhiên sản lượng bán ra sẽ tăng lên.

Thứ ba – Là động lực cho đội ngũ nhân viên: Nhìn vào doanh số bán hàng đã đạt được cũng sẽ trở thành động lực cho đội ngũ nhân viên bán hàng, bởi thông qua con số đó sẽ cho thấy tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là lý do để bạn có thể thu hút được nhân lực về với doanh nghiệp của mình.

Thứ tư – Tạo điều kiện về tài chính cho doanh nghiệp: Vai trò cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến về doanh số chính là sự đóng góp về mặt tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu tăng, ổn định sẽ giúp cho nguồn tài chính của bạn được “khỏe”, giảm thiểu đi tỷ lệ vay vốn ngoài từ đó giảm áp lực về việc trả lãi theo kỳ.

4/ Công thức tính doanh số

Có lẽ ngay từ phần khái niệm doanh số là gì bạn đã có thể tìm được ngay ra công thức tính của chỉ số này. Bởi nó không bao gồm các khoản chi phí phát sinh, không khấu trừ đi. Nên nhờ đó mà công thức tính doanh vô cùng đơn giản, thậm chí bất kỳ ai cũng có thể áp dụng theo để tính toán cho mình kết quả ngay lập tức. Sau đây là công thức tính doanh số đúng chuẩn dành cho bạn.

Công thức tính doanh số

Doanh số = Đơn giá bán * Sản lượng

Các thành phần trong công thức có lẽ đã rất rõ ràng và bạn có thể áp dụng trong trường hợp kinh doanh thực tế của mình. Ví dụ, bạn đang kinh doanh cửa hàng thời trang, mẫu váy A đang bán chạy có giá là 300.000VND trong ngày 18/11/2021 bán được 20 chiếc như vậy đối chiếu với công thức này chúng ta có.

Doanh số bán hàng của mẫu váy A = 300.000 * 20 = 6.000.000VND

Như vậy, doanh số bán hàng của riêng mẫu váy A trong cửa hàng của bạn vào ngày 18/11/2021 đạt 6.000.000VND. Trong đó có thể sẽ có những đơn hàng đang trong quá trình vận chuyển và khi nhận được sản phẩm thì khách hàng mới tiến hành thanh toán cho bạn. Tuy nhiên, nó vẫn được tính và nằm trong con số 6.000.000VND này.

5/ Chia sẻ 7 cách tăng doanh số bán hàng siêu đỉnh

Chiết khấu đúng thời điểm

Chiết khấu đúng thời điểm

Nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một cách tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thì đây chính là một sự gợi ý đầy lý tưởng. Tuy nhiên, chiết khấu có thể mang lại cho bạn doanh số rất lớn nhưng hãy cẩn thận nó lại là một “con dao hai lưỡi”. Bởi nếu như chiết khấu không đúng thời điểm, tần suất quá cao bạn có thể “chiều hư” khách hàng và thậm chí họ có thể đưa ra những đánh giá không chính xác về chất lượng và giá trị thương hiệu quả bạn. Khách hàng sẽ có tâm lý rằng chỉ đợi khi nào có giảm giá, khuyến mại thì mới mua.

Tổ chức các cuộc thi, minigame

Ngoài việc tổ chức các đợt chiết khấu, giảm giá đầy hấp dẫn thì bạn có thể tổ chức các cuộc thi, mini game. Điều này sẽ giúp đơn vị thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Từ đó mức độ “phủ sóng” của sản phẩm, thương hiệu sẽ được gia tăng, nhiều người sẽ biết đến hơn. Như vậy, đây đã trở thành một bước đệm thành công để bạn có thể gia tăng cơ hội bán hàng cho mình. Bởi khi khách hàng đã có những thông tin, sự hiểu biết về sản phẩm và thương hiệu của bạn thì họ sẽ từ đó tìm hiểu dần.

Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp

Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp

Tất nhiên, mọi doanh nghiệp đều có 1 hoặc một vài sản phẩm, dịch vụ được coi là chủ lực để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng không bởi vì thế mà bạn ngừng mở rộng về số lượng các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp của mình. Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp nâng cao tỷ lệ đáp ứng nhu cầu mua sắm và sử dụng của khách hàng hơn. Khi họ không ứng ý với sản phẩm đang tham khảo thì họ vẫn sẽ có những sự lựa chọn. Hơn thế điều này sẽ đảm bảo trải nghiệm khách hàng hơn, đây là lý do vì sao nhiều cửa hàng điện thoại vẫn bán kèm theo những phụ kiện như ốp điện thoại cho khách hàng.

Giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng của bạn

Trong cuộc sống hiện đại, thời gian ngày càng trở nên quý giá và tất nhiên là không ai muốn mất quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi một điều gì đó. Nhất là đối với những sản phẩm, dịch vụ mà họ không phải nhất thiết phải sử dụng ngay lập tức. Do đó hãy cố gắng rút ngắn các khoảng thời gian cho việc khách hàng phải chờ đợi trong các khâu như thanh toán, xác nhận đơn hàng, vận chuyển,… Điều này sẽ giúp mang đến những trải nghiệm đầy thoải mái và từ đó họ sẽ đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn.

Nghiên cứu và đánh giá lại thị trường

Nghiên cứu và đánh giá lại thị trường

Sau một thời gian triển khai hoạt động bán hàng với sự hỗ trợ từ cả bộ phận marketing, nhưng doanh số của bạn vẫn rất lẹt đẹt thì việc nghiên cứu và đánh giá lại thị trường là điều bạn cần phải thực hiện. Thứ nhất rất có thể ngay từ ban đầu việc nghiên cứu và đánh giá thị trường của bạn chưa thực sự hiệu quả. Điều này sẽ khiến đưa ra các chiến lược, hoạt động thực tế không đúng hướng. Thứ hai, thị trường kinh doanh luôn có rất nhiều sự biến động, thay đổi theo thời gian và những số liệu, đánh giá trước kia của bạn đã có phần “lạc hậu”.

Tạo hoặc thay đổi thông điệp tiếp thị

Thông điệp tiếp thị là yếu tố tác động rất mạnh mẽ vào tâm lý mua sắm và cảm nhận của khách hàng. Nếu như doanh số bạn đạt được chưa thực sự hiệu quả, đúng với mục tiêu. Đừng ngần ngại việc tạo hoặc thay đổi thông điệp tiếp thị của mình. Một thông điệp hay sẽ có giá trị rất cao, mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động bán hàng và thu hút khách hàng tiềm năng của mình. Và nếu bạn muốn thay đổi lại thông điệp thì bạn hãy bắt đầu đánh giá cả lại USP của mình đã chính xác hay chưa, có đủ sức để “đánh bại” đối thủ của mình.

Sắp xếp lại gian hàng

Sắp xếp lại gian hàng

Một cách tăng doanh số bán hàng rất hay mà lại không khiến bạn tốn kém một đồng nào cả chính là sắp xếp lại gian hàng. Có thể bạn sẽ không chú ý đến điều này cho lắm, nhưng theo các chuyên gia bán hàng thì điều này sẽ tác động đến tâm lý của khách hàng rất nhiều. Ví dụ bạn có thể sắp xếp các mặt hàng tồn kho bên cạnh các mặt hàng bán chạy, như vậy khi khách hàng đang tham khảo có thể nhìn thấy được cả hai. Như vậy, nếu như những sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ sẽ có được ngay sự lựa chọn phù hợp. Tất nhiên, việc sắp xếp gian hàng nên có sự thay đổi theo từng thời điểm.

6/ Doanh số và doanh thu có phải là một không?

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn đang quan tâm lúc này, thậm chí chúng ta còn thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số và doanh thu. Vì vậy, trong phần cuối cùng của bài hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra lời giải đáp chính xác cho vấn đề này. Theo đó, doanh số và doanh thu là khai chỉ số hoàn toàn khác nhau, chúng đều có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần phải phân định về khái niệm và bản chất thực sự giữa hai thuật ngữ này.

Doanh số và doanh thu có phải là một không?

Doanh số là được tính là tổng số lượng tiền đạt được từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng. Bao gồm cả những khoản đã thu được và chưa thu được, đơn giản là vậy. Nhưng doanh thu thì lại hoàn toàn có điểm khác, nó sẽ bao gồm tất cả những lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được trong hoạt động kinh doanh của mình. Tức không chỉ có các khoản thu đã được ghi nhận từ việc bán hàng và chắc chắn sẽ thu được mà còn là khoản thu về tài chính, bất động sản hoặc các hoạt động phát sinh khác. Như vậy, trong doanh thu mang một ý nghĩ bao hàm rộng lớn hơn rất nhiều so với doanh số. Nên cách hiểu và tính của nó đôi khi có phần phức tạp hơn.

Xem thêm: Nghệ thuật và những cách xây dựng combo bán hàng siêu chất

Với những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về doanh số là gì. Đồng thời có được những cách tăng doanh số bán hàng đầy ấn tượng cho hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian sắp tới. Tất nhiên, để tăng được doanh số bán hàng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải đánh giá lại từng khâu, từng bước trong quá trình vận hành và đặc biệt bán hàng.

Từ khóa » Số Bán Hàng Là Gì