Độc đáo điệu Sình Ca - 'linh Hồn' Văn Hóa Dân Tộc Của Người Cao Lan
Có thể bạn quan tâm
Người Cao Lan hay còn gọi là người Sán Chay (Sán Chay bao gồm Cao Lan và Sán Chí) sống tập trung ở các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
Đối với người Cao Lan, hát Sình ca vô cùng quen thuộc. Ngay từ khi đứa trẻ lọt lòng mẹ, những điệu Sình ca đã được vang lên bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn. Rồi cứ thế, những điệu Sình ca ngấm dần vào tâm thức. Vào những ngày xuân, ngày hội hay khi đi nương rẫy, người Cao Lan đều hát Sình ca.
Sình ca hay shấng cọ, cnắng cọô là hình thức diễn xướng dân gian (đôi khi còn gọi là dân ca). Những câu hát Sình ca không chỉ thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa mà còn có những khát vọng về cuộc sống hạnh phúc. Hơn nữa nó còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người Cao Lan. Như vậy, có thể thấy Sình ca giống như một linh hồn văn hóa của dân tộc Cao Lan.
Sình ca Cao Lan bao gồm các thể loại: Sình ca Thsăn lèn (mừng năm mới) là những bài hát để mừng năm mới, chúc tụng nhau đủ đầy, hạnh phúc, nhà nhà vui vẻ.
Sình ca Thsao bạo (đối giao duyên) là những bài hát phổ biến nhất và được nhiều người Cao Lan ưa thích. Nội dung những bài ca này thường là mượn cảnh thiên nhiên để trao đổi, tâm tình với nhau, hỏi thăm gia cảnh của nhau. Họ mượn lời hát để gửi gắm yêu thương, nhớ nhung hay trách móc, giận hờn để sau cuộc hát lại gần nhau hơn.
Sình ca Kên láu (hát đám cưới) là thể loại hát vui nhộn và phong phú về số lượng bài. Thường khi đến nhà gái, đoàn đón dâu của nhà trai phải hát thì nhà gái mới cho vào nhà. Từ khi đi đón dâu đến lúc đưa dâu về nhà chồng, phải trải qua ít nhất hai đêm hát.
Sình ca Tò tan (hát đố) gồm những bài hát được truyền lại và một số bài mới do người Cao Lan sáng tạo ra hàng ngày để đố nhau rồi tự giải nghĩa. Đây cũng thuộc loại hát vui, đầy tính sáng tạo ngẫu hứng, đòi hỏi người hát phải thuộc những bài cổ để trên cơ sở đó sáng tạo những bài mới.
Để những giai điệu trở nên hấp dẫn, hát Sình ca cũng cần phải có những nhạc cụ nhất định, như: sáo, nhị, đặc biệt là trống sành. Qua những làn điệu dân ca này, người Cao Lan gửi gắm những tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động với thiên nhiên và thần linh… Ngoài những bài được truyền lại, người Cao Lan còn có thể hát ngẫu hứng, sáng tạo ra những bài dân ca mới, phản ánh cuộc sống của người dân, ca ngợi Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.
Để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều xã có đồng bào Cao Lan sinh sống đã thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Không chỉ biểu diễn vào dịp lễ, tết các câu lạc bộ còn truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ cũng như truyền nghề làm trang phục truyền thống cho lớp trẻ. Nhờ vậy, mà bản sắc văn hóa của người Cao Lan đã và đang được lưu giữ, phát triển trong cộng đồng.
Thanh HuyềnTừ khóa » Dân Tộc Sán Chay ở Tuyên Quang
-
Dân Tộc Sán Chay | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Người Sán Chay
-
Người Sán Dìu
-
Người Sán Chay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nét đẹp Trong Phong Tục đón Tết Của đồng Bào Sán Dìu ở Tuyên ...
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Tuyên Quang
-
Dân Tộc Sán Chay - Nguồn Gốc, Tên Gọi - Blog
-
Trống Sành Nhạc Cụ độc đáo Của Người Cao Lan - Báo Tuyên Quang
-
Dân Quân Dân Tộc Sán Cháy (Cao Lan - Sán Chỉ) - Bộ Quốc Phòng
-
Ý Kiến, Kiến Nghị Của Cử Tri Sau Kỳ Họp Thứ 6, HĐND Tỉnh Khóa XVIII
-
Người Sán Chỉ Bảo Tồn Văn Hóa Dân Tộc
-
Dân Tộc Sán Chay - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc