Đọc Hồi Ký Vượt Tù Vượt Biển Của Huỳnh Công Ánh

Người lính Biển

sach-da-in

Cầm cuốn Hồi ký Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh trên tay, sao thấy nặng chình chịch. Lật qua bìa sau thì thấy tựa đề tiếng Anh: Escape to Freedom… Cuốn sách dày 808 trang (438+370).

Cuốn Hồi ký đã được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh. (Có lẽ chủ đích của tác giả dành cho Hậu Duệ và những người không đọc được tiếng Việt).

Về đến nhà, tôi vội vã ngồi vào bàn làm việc và mở cuốn Hồi ký đọc một mạch. Cuốn sách quá hấp dẫn. Lời văn dản dị, không cầu kỳ chau chốt, ý tưởng trong câu văn rất mạch lạc uyển chuyển dẫn dắt người đọc từ tình tiết này đến sự kiện khác một cách đầy bất ngờ lý thú mà không hề thấy một chút gì cường điệu hoặc bịa đặt. (Người viết những dòng nhận xét này cũng là một quân nhân như tác giả và cũng đã từng trải qua mười ba năm trong ngục tù cộng sản.)

Tuy nhiên, điều trân trọng nhất của riêng tôi đối với tác giả Hồi ký Vượt Tù Vượt Biển của Huỳnh Công Ánh không phải là lời văn hấp dẫn, câu chuyện cảm động… mà là “con người” Huỳnh Công Ánh, một cựu Đại Úy, một người hùng mà tôi hết sức ngưỡng mộ.

Những ngày tù đày tại Miền Bắc, chúng tôi cũng đã từng tính đến chuyện trốn trại nhưng rồi cũng không dám thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng “không thể thực hiện được“, nhưng thực ra lý do chính là “không dám thực hiện“. Đó chính là điểm khác biệt giữa “người hùng” và những “người bình thường“, tôi cũng chỉ là một người bình thường dù cho cấp bậc ngày xưa của tôi còn cao hơn nhiều so với Đại Úy Huỳnh Công Ánh.

Ngày xưa, trong Thế Chiến thứ 2,  người hùng Hải Quân Trung Úy John F Kennedy, Hạm trưởng Khinh tốc đĩnh PT 109 bị một Khu trục hạm của Nhật đâm chìm trong đêm tối. Trung Úy Kennedy đã anh dũng quên mình tận lực cứu sống nhân viên bị thương của mình và kè vào bờ dù cho khi đó chính mình đã kiệt sức. Đó là đức tính của những người hùng. Và người hùng Kennedy sau này đã trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ.

Đọc Vượt Tù Vượt Biển mới thấy được cái cứng cỏi của con người Huỳnh Công Ánh trước những hiểm nguy trùng trùng điệp điệp. Riêng hậu quả của việc trốn trại cũng đã là bản án tử hình, cộng thêm tội vuợt biên thì đó là bản án “người chết hai lần thịt da nát tan“.

Trốn trại mà được sự cưu mang của thân nhân, bè bạn cùng những người quen giúp đỡ thì quả thật hiếm hoi. Huỳnh Công Ánh phải là một con người đặc biệt sao đó đến nỗi những người giúp anh đã không nề hà hiểm nguy đến tính mạng. Chứa chấp một người tù trốn tại dưới chế độ cộng sản chỉ có con đường chết.

Vượt biên thành công phần lớn là nhờ may mắn. Sự may mắn đến với Huỳnh Công Ánh cũng giống như trong những vụ vượt biên khác. Duy có một điều là cách cư sử cũng như  hành động của một “thuyền trưởng bất đắc dĩ” khi gặp sự  kiện nguy hiểm giữa sống và chết thì quả thực Huỳnh Công Ánh đáng được khâm phục. Tôi dám nói điều này vì tôi đã từng được tiếp súc với Huỳnh Công Ánh vài lần và tôi tin tưởng những gì Huỳnh Công Ánh viết là trung thực và  không hề cường điệu.

DSC00574 copy

Đến được bến bờ Tự Do, Huỳnh Công Ánh đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình và anh đã thành công. Tôi cũng chẳng cần đề cập đến thành công về vật chất của anh, mà tôi chỉ muốn nói đến tinh thần đoàn kết của anh và những điều anh đã thực hiện được khi đặt chân đến bến bờ Tự Do:

Cựu Đại Úy Huỳnh Công Ánh sinh năm 1946: – Tù cải tạo năm 1975 – Vượt ngục cuối năm 1980 – Vượt biển năm 1981 – Sáng lập Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị năm 1985 – Sáng lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam năm 1985 – Sáng lập Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do năm 1986 – Sáng lập tổ chức Liên Kết Văn Nghệ Sĩ, Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do năm 2013

Để kết thúc bài giới thiệu này, tôi xin phép nhắc lại lời tâm huyết của tác giả Huỳnh Công Ánh khi viết hồi ký Vượt Tù Vượt Biển:

“Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử” 

***

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Hồi Ký Vượt Tù Vượt Biển Của Huỳnh Công ánh