Vượt Tù, Vượt Biển' Cùng Huỳnh Công Ánh - Ái Hữu Biên Hòa

Hội nhậpTên thành viênMật mãQuên mật mã ? | Ghi danhHội nhập vớiHội nhập qua GoogleHội nhập qua FacebookHội nhập qua TwitterHội nhập qua Windows LiveHội nhập qua PaypalHội nhập qua LinkedinHội nhập qua AmazonHội nhập qua YahooGhi danh6:48 CHThứ Tư27Tháng Mười Một2024
  • TRANG NHÀ
  • BUSINESS BIÊN HÒA
  • MEDIA
  • THÔNG TIN SINH HOẠT
  • LIÊN LẠC
  • BẢN TIN XỨ BƯỞI
  • ĐẶC SAN BIÊN HÒA
Danh Mục
  • GIỚI THIỆU
  • ĐẤT NƯỚC BIÊN HÒA
  • NGƯỜI BIÊN HÒA
  • THƯƠNG PHẾ BINH BIÊN HÒA
  • TUỔI TRẺ BIÊN HÒA
  • NHẠC & SÁNG TÁC
  • ĐỌC TRUYỆN
  • KIẾN THỨC
  • Y KHOA THƯỜNG THỨC
  • SINH HOẠT BIÊN HÒA ĐÓ ĐÂY
  • VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
  • PHÂN ƯU
  • NHẮN TIN
Số Lượng Truy Cập1,000,000
  • Trang nhà
  • ĐỌC TRUYỆN
TrướcSau‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh23 Tháng Năm 202011:31 SA(Xem: 10571) ‘Vượt Tù, Vượt Biển' cùng Huỳnh Công Ánh Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam. * Cát Linh, phóng viên RFA * 2017-04-24 Cuốn hồi ký “Vượt tù Vượt biển” của tác giả Huỳnh Công Ánh được giới thiệu đến với mọi người sau 42 năm kể từ tháng 4 năm 1975. Trong đó, những sự kiện, hình ảnh của miền Nam kể từ buổi sáng 30 tháng 4-75, cuộc sống của người lính Việt Nam Cộng hoà trong trại cải tạo, hay những chuyến vượt biển kinh hoàng được tác giả kể lại trong cuốn hồi ký với vai trò là một nhân chứng lịch sử. Nhân vật Tôi Nhân vật “tôi” xuyên suốt trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển” là Đại uý Sư đoàn 22 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hoà, người tù vượt ngục trại Long Giao, người lái tàu vượt biển hai lần, chủ tịch Hội Cựu Quân nhân tại đảo Pulau Bidong năm 1981; người sáng lập Phong trào Hưng ca Việt Nam: nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh. Tất cả những vai trò từng tồn tại trong 70 năm cuộc đời được ông gói ghém trong 21 chương của “Vượt tù, vượt biển”, cuốn hồi ký ông ấp ủ 38 năm. Khi thực hiện được, thì đã bước sang năm thứ 42 kể từ buổi sáng 30 tháng 4 năm 1975. “Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. Mặc dù tuổi đã lớn nhưng những hình ảnh không bao giờ quên. Vì tuổi lớn, có những sự kiện có thể mất đi nhưng không có gì thêm bớt. Và những nhân vật vẫn còn nằm yên đó..” Thật sự là như thế. Sài Gòn buổi sáng 30 tháng 4 năm 75 hiển hiện ra dưới ngòi bút của ông với đầy đủ âm thanh, sắc thái, mùi vị. Ông gọi những chương đó là “Tan hàng, Bỏ súng”. Tan hàng; Bỏ súng “30.4. Hình như suốt đêm qua Sài Gòn chập chờn không ai tròn giấc ngủ. Tôi không thể nằm yên ở nhà chịu trận mà không biết những gì đang xảy ra bên ngoài đường phố. Tôi rời nhà với đôi mắt cay xè. Sài Gòn vẫn nắng chói chang… Sáng sớm hôm nay một chiếc trực thăng HU.1D bên kia đường, đỗ trên nóc nhà đón thân nhân, đã vướng dây điện, nằm chúi đầu như sắp rơi xuống đất. Ngoài đường cả một cảnh tượng hỗn loạn đang xảy ra, xe cộ xuôi ngược, và chưa lúc nào đường phố thấy người đi bộ nhiều như sáng nay, nhiều người chạy trên đường với thái độ hốt hoảng…” Cho tới bây giờ, những hình ảnh suốt từ năm 75 ra tới miền Bắc, rồi trốn tù, nó nằm mãi trong đầu. - Huỳnh Công Ánh “Cảm giác trưa ngày 30 tháng 4 là cảm giác không biết mình sẽ đi về đâu sau cái ngày Việt Cộng chiếm miền Nam, sau ngày buông súng. Lúc đó cứ nghĩ là bây giờ họ thắng rồi, họ lấy hết đất nước rồi, cảm giác như đờ đẫn, không biết đứng ở đâu, không biết làm gì. Cho tới khi có thông cáo đi tù cải tạo 10 ngày thì cũng vui mừng, giỡn đùa…ôi 10 ngày nhằm nhò gì, 3 tháng cũng nhằm nhò gì. Ở tù 10 ngày, 3 tháng hay 1 năm rồi ra có cơ hội đi làm ăn hoặc đi học lại, vì tôi tổng động viên năm 68, hai mươi mấy tuổi thôi, tôi cũng ước mơ đi học lại.” Qua những tình tiết tác giả kể lại trong “Bỏ súng”, người đọc sẽ thấy và hiểu những lớp xi măng đầu tiên xây dựng nên một thành trì xã hội chủ nghĩa ngày nay. “…Thời gian của tháng 5-75 là thời gian của xôn xao họp hành, thành lập khu phố, kê khai giấy tờ và học tập cái gọi là “chính sách của cách mạng”. Chị giúp việc nhà hàng xóm kế cận căn nhà tôi ở, nghe đâu cũng là Việt Cộng nằm vùng, bây giờ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường.” Về Long Giao Những tháng ngày sau đó của Huỳnh Công Ánh và đồng đội của ông được lột tả thật đến từng tiếng thở, tiếng ngáy, tiếng máy xe nổ ầm ì trong đêm khuya. Cách ông tường thuật đoạn đường về Long Giao mà bần bật lên đó là niềm tin, niềm hy vọng, rồi tiếp nối là sự hoang mang, để rồi cuối cùng là thất vọng. “Giờ này trong bóng tối, chen chúc trong chiếc xe, tôi mới thấy ân hận. Vợ con tôi chắc đã ngủ rồi mà không biết cảnh chồng và cha đang ngồi trên chiếc xe bít bùng này và đi về đâu? Hoàn cảnh này không thể có chuyện đi “học tập 10 ngày” được rồi. Cũng có thể chúng chở ra biển, rồi nhận chìm tàu, hay đem lên núi xử bắn rồi lấp xuống hố.” 7 năm trong trại tù Long Giao trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh không thiếu những câu chuyện bi hài. Những mẫu chuyện ngắn, được kể lại gọn gàng qua những lời đối thoại không văn vẻ, nhưng rất “trịnh trọng” bởi cách xưng hô “thưa gửi các bộ”, đủ để người đọc phải vỡ oà cái cảm xúc vừa buồn cười, vừa cay đắng. Một bức ảnh chụp ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho thấy lính Việt Nam Cộng Hòa bị hộ tống bởi bộ đội Bắc Việt. AFP photo “…Những tuần lễ đầu ở Long Giao, khi đi ngang qua các vọng gác của các bộ đội, thấy nhiều viên đá cục chất đống dưới chân vọng gác. Sau mới biết, bộ đội sau khi đi đại tiện, họ dùng đá để lau chùi. Bộ đội mà thế thì huống gì là tù, lấy giấy ở đâu? chỉ dùng lá, cục đá hoặc chà dưới cỏ. Man rợ như thế đấy. Cũng có những câu chuyện nực cười khác Khi mới vào Long Giao, có anh tên là Lê Thông, mang kính cận dày cộm. Một hôm đi ngược chiều với bộ đội, tên bộ đội gọi giật lại: - Anh kia, ai cho phép anh đeo kiếng? - Báo cáo cán bộ, tôi bị cận thị. Anh Thông trả lời - Cận thị là cái gì? Lấy xuống, lấy xuống mau! - Báo cáo cán bộ lấy kiếng xuống thì tôi quờ quạng lắm, làm sao thấy đường đi? - Tôi không đùa với anh đâu nhé. Lấy xuống mau!” Vượt tù, vượt biển Từ những chương này trở về sau, là những mốc thời gian tác giả gọi là tàn khốc nhất. Chính vì vậy mà trong suốt 38 năm, dù trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn không quên một chi tiết nào. Từ cuộc vượt ngục lịch sử thoát khỏi những ngày học tập cải tạo trong trang phục của bộ đội Bắc Việt cho đến hai lần lái tàu vượt biển. “Khi ở tù, phải có 1 thời gian suy nghĩ rất là lâu, bao nhiêu năm liền về ý định trốn tù. Vượt biển thì khốc liệt lắm, trong vòng có mấy ngày thôi. Tôi đã từng bị mảnh đạn bị thương, rồi bỗng nhiên trở thành người chỉ huy cứu 29 người trên tàu sống sót trong 17 ngày trôi trên biển. Chính mình cũng bị hải tặc Thái Lan khoét lưỡi lê trong hậu môn chảy máu đi không được, bị kẹp tay tra khảo. Nó khốc liệt sợ hãi hơn đường trốn tù. Cái hãi hùng của chuyến vượt biên thứ hai nếu xảy ra giống như chuyến thứ nhất thì liệu vợ, con và cháu và em của mình sẽ ra sao? vì mình mà họ chết. Nếu mình chết 1 mình không sao. Nhưng liên luỵ đến con nhỏ, cháu mình thì cảm giác nó sợ sệt, không ăn không ngủ được nhiều hơn là trong tù. Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. - Huỳnh Công Ánh Vượt biên là mình phải làm sao cho tàu đi không chìm dưới biển, làm sao để tránh hải tặc vô cướp, hiếp dâm…Khi đi rồi không biết sẽ đi về đâu? Tấp vô bến nào hay được tàu vớt hay bị chìm tàu?” Những ký ức tưởng như sẽ dần nguôi ngoai, nhưng không phải thế. Ông nhớ lại cuộc đời của một người tỵ nạn đến Mỹ ba mươi mấy năm, và thấy rằng nó cay đắng thâm trầm nghiệt ngã hơn thời gian 7 năm học tập cải tạo rất nhiều. “Cho đến giờ này, thỉnh thoảng, cái gọi là hãi hùng nó vẫn còn. Có nhiều đêm ngủ phải đá lung tung, hoặc nhiều đêm ngủ giật mình ôm mền ôm gối chạy. Nhiều khi trong giấc chiêm bao mình thấy họ bắt mình, kéo mình, mình vẫy vùng, đá vào người vợ nằm kế mình. Nhiều lần như thế, nghĩa là nó ám ảnh mình suốt đời. Thành ra cái chuyện ám ảnh, lo âu, dĩ vãng trong tù là nhớ vanh vách, chỉ có đọc ra, ghi ra, chứ không thêm thắt, hư cấu, văn chương gì cả.” Nhân chứng lịch sử Khó mà tìm được một mỹ từ hay một chi tiết bắt người đọc phải suy nghĩ trong hồi ký của Huỳnh Công Ánh. Thay vào đó, từng câu từng chữ hiện ra gãy gọn, thật thà, có cả cái tiếng chửi thề không lẫn vào đâu được của người miền Nam, đưa người đọc của nhiều thế hệ quay về sống với từng giây phút của năm tháng đó, chứng kiến những câu chuyện đó. Ông nói rằng để thoát được những chuyến đi ấy, ông đã chịu ơn tình của nhiều người. Những ân tình đó là nguyên nhân đến 38 năm sau cuốn hồi ký mới ra đời. Niềm vui của ông được diễn tả bởi hai chữ “bàng hoàng” vì ông cho rằng ông đã thực hiện được sứ mệnh của cuộc đời mình. Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. - Huỳnh Công Ánh “Ước mơ và khát vọng lớn nhất là tôi làm tròn vai trò người chứng nhân của lịch sử, khúc quanh lịch sử cay nghiệt nhất mình là chứng nhân. Và mình đứng cửa giữa, tức là lòng mình đã chùng xuống rồi. Ba mươi mấy năm tôi mới viết, thì sự hận thù ra ngòi bút, ra trong tư tưởng không còn nữa. Nó đã bình tâm rồi. Mình muốn mình là người Việt Nam yêu nước, mình muốn mình là nhân chứng thật sự giữa hai chế độ miền Bắc và miền Nam. Và nhân chứng đó chỉ đưa ra hình ảnh thôi, không phê phán, không chửi rủa, không đả đảo, không hận thù.” Điều ông mong muốn, với vai trò là một nhân chứng kể lại một khúc quanh của lịch sử, người đọc, và thế hệ sau sẽ tự biết cái nào đúng, cái nào sai, cái nào cần thiết cho giống nòi Việt Nam. Khi chương cuối cùng của hồi ký “Vượt tù, vượt biển” khép lại, người đọc vẫn còn thấy đâu đó buổi sáng hỗn loạn của ngày 30 tháng 4 lịch sử. Với nhiều người khác, biến cố ấy không chỉ dẫn đến một cuộc vượt tù cải tạo và hai chuyến vượt biển của Huỳnh Công Ánh, mà còn dẫn đến một câu chuyện dài chưa có hồi kết của đất nước, dù đã bước sang năm thứ 42. TrướcSauIn TrangGửi ý kiến của bạnTên của bạnEmail của bạn 1234567Trang sauTrang cuốimien-nam

ĐÃ ĂN HỘT GẠO CỦA MIỀN NAM, ĐỪNG GIỞ GIỌNG VÔ ƠN! Lê Minh Khôi

19 Tháng Mười 2024(Xem: 198)Những người mà ta kêu là "khuất mặt khuất mày", chính là tiền nhơn mình đó đa! Sự "kính ơn" này kể cũng coi như đã trọn đạo với tiền nhơn xứ này rồi đó.Đọc thêmbautroi

Tiễn Biệt Người Góa Phụ Trung Kiên - Phu Nhân Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn/ Giao Chỉ / Diễn Đọc Thiên Hoàng

13 Tháng Chín 2024(Xem: 502)Đọc thêmxe-do

NHỮNG CHUYẾN XE ĐÒ CHẠY VỀ QUÁ KHỨ. Yên Huỳnh

23 Tháng Bảy 2024(Xem: 1045)Nhớ bến bãi ồn ào í ới ngày xưa. Và cũng có người tuổi đời chồng chất, nhớ cảnh xuống xe qua cầu xe lửa Bến Lức, Tân An thuở xa lắc xa lơĐọc thêmlinh

Lưu vong và trở về Đất Mẹ - Đinh Yên Thảo

26 Tháng Sáu 2024(Xem: 1341)Người con kiêu hùng của quê hương cuối cùng đã về với đất Mẹ. Về để nghe tiếng gió lộng giữa đèo cao hay bềnh bồng trong tiếng sóng biển vỗ bờĐọc thêmvo-thuong

MUỘN - ĐINH VĂN SƠN

11 Tháng Sáu 2024(Xem: 1150)cuộc đời vốn vô thường nên làm được gì cứ làm hôm nay đừng nên để ngày mai khi ông nhận ra được điều đó thì đã quá muộn màngĐọc thêmhqm1

Viết cho con qua một sự việc đau lòng- HAI HA

23 Tháng Năm 2024(Xem: 1148)Cho dù cả thiên hà này sụp xuống thì trong suốt cuộc đời này bố, mẹ sẽ luôn ở bên cạnh các con.Đọc thêmluongtam-suynghi-large-thumbnail

CHA TÔI CHẾT KHÔNG CẦN QUAN TÀI - ĐÀO NAM HÒA

20 Tháng Tư 2024(Xem: 888)Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!Đọc thêmngon-nen-thumbnail

HOẠ VÔ ĐƠN CHÍ. - TÔ VĂN CẤP

25 Tháng Ba 2024(Xem: 1820)để bước lên xe tang đi về hướng nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đưa ông bà Thiếu Tá Trần Ba đến nơi an nghỉ cuối cùng!Đọc thêmnha-xua

CĂN NHÀ XƯA - PHAN NI TẤN

07 Tháng Ba 2024(Xem: 1935)Căn nhà xưa vẫn đứng đó như một bức tượng bám đầy rêu phong; còn con hẻm không tên kia đến nay tôi không hề nghe ai nhắc tới,Đọc thêmaodai12-large

GẶP LẠI CỐ NHÂN- NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG⁩

04 Tháng Ba 2024(Xem: 2034)Nguyện thất vọng, mặt trở nên lạnh tanh và ngạc nhiên thấy tôi vẫn đi cùng hướng, ra tới chỗ đậu xe chàng mới hiểuĐọc thêmboston

NGƯỜI PHỤ NỮ THẬT SỰ MUỐN GÌ? Robinsweb

04 Tháng Ba 2024(Xem: 1664)"Vợ đẹp hay xấu điều đó không quan trọng, quan trọng đối xử sao để vợ trở thành một thiên thần hay thành mụ phù thủy"Đọc thêmbong-mai

NHỮNG ĐỨA CON CỦA BÔNG MAI - DZUNG NGUYEN

16 Tháng Hai 2024(Xem: 1643)Nhưng em không hề biết mấy giọt nước mắt của tôi đã rớt trên mái tóc dài của em ... thương lắmĐọc thêmsaigon14-large-content

MỐI TÌNH ĐẦU - Bùi Bão Trúc

16 Tháng Hai 2024(Xem: 1654)Còn người mở được hai cái khóa lấy nó đi thì ông ta còn lấy đi niềm vui, lẽ sống của bao nhiêu người nữaĐọc thêmhoaky1-large

3 ĐIỀU NÊN GIẤU

06 Tháng Hai 2024(Xem: 1714)Hãy động viên con cố gắng hơn chính bản thân mình ngày hôm qua là được.Đọc thêmcongsan-large-thumbnail

ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG GIÁO SƯ SỬ HỌC CỦA MỸ

06 Tháng Hai 2024(Xem: 1724)nên viết lại kỷ niệm của tôi , để chia xẻ một vài cảm xúc của một thời còn khỏe mạnh, còn hăng sayĐọc thêmhoangthi11-content-thumbnail

MƯA XUÂN- MỘT BÀI THƠ ĐẬM CHẤT NHÂN VĂN

18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1593)Đời người bao nỗi vân vi Yêu thương lắm lắm, nhưng vì chiến tranhĐọc thêmsaigon-xua-2

NGƯỜI HÀ NỘI… KHÔNG GỌI NGƯỜI SÀI GÒN LÀ NGƯỜI “HỒ CHÍ MINH”

08 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1949)người Sài Gòn xưa thì đang sống ở Cali và Sài Gòn giờ toàn là bộ đội, cán ngố, và người Hà Nội vào cướp đất, chiếm nhà của người Saigon …Đọc thêmhoa1-thumbnail

TAO NGỘ TRÊN SÔNG - Nguyễn Phương

04 Tháng Mười 2023(Xem: 2544)Nữ danh ca KIM ANH. Cô Kim Anh đã một thời lừng danh trên sân khấu Thanh Minh đóng cặp chung với anh Út Trà Ôn.Đọc thêmcmnmoi-large

TÔI THÁP TÙNG TT BINDEN -Peter Edward

18 Tháng Chín 2023(Xem: 2594)đã không cho phép ngoại trưởng Blinken và tôi cùng chạy đến quán Liên Hương, để thưởng thức món bún chả nổi tiếng mà ông Barack ObamaĐọc thêmnhay-du

HAI HÌNH ẢNH MỘT ĐỜI NGƯỜI - THÍCH HUỆ QUANG

28 Tháng Tám 2023(Xem: 2755)Nếu các bạn muốn đi tìm một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi tìm một cao tăng, nhưng hãy tìm một thanh tịnh tăng.Đọc thêmvuot-bien

NGƯỜI HÁT RONG TRONG HẦM XE ĐIỆN NGẦM - Nguyễn Đại Thuật.

27 Tháng Tám 2023(Xem: 2187)Trời đêm dần tàn, con đến sân ga để đón mẹ yêu quý trở về. Tàu cũ năm nao chưa mang về trả cho tôi mẹ xưaĐọc thêmme-que

THẰNG ĐI MẤT BIỆT! TIỂU TỬ

18 Tháng Tám 2023(Xem: 2428)Bà nhắm mắt mà trong lòng chắc vẫn trách thằng con sao đi mất biệt. Lúc hấp hối, bà Hai còn rán thều thàoĐọc thêmaodai13-large

NGỰA ĐÁ QUA SÔNG Nguyễn Mộng Giác

05 Tháng Tám 2023(Xem: 2514)Bão tố từ trong em, trong chị, trong con ngựa đá chỉ có do sự tưởng tượng thi vị của dân làng ven sông.Đọc thêmchien-tranh

NGƯỜI KHÁCH ĐI XE - TG THẢO LAN DIỄN ĐỌC THU HÀ

31 Tháng Ba 2023(Xem: 2723)Với sứ mệnh chăm sóc đời sống tinh thần Quý khán thính giả gần xa. Nội dung xuyên suốt là những câu chuyện, những bài học từ cổ chí kim, Lúa Vàng mong muốn chia sẻ với Quý vịĐọc thêmhoa12-thumbnail

ĐỌC TRUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI GIỮ TRÒN TRÁCH NHIỆM VÀ ĐÔN HẬU Tác giả: Bảo Anh Trần Tường Vi

21 Tháng Ba 2023(Xem: 2987)Ngày mất nước, Miền Nam có 17 triệu rưỡi người. Tất cả mọi người đều chịu thảm cảnh, thảm hình. Truyện về kiếp của từng ấy người, gom cả lại, chẳng đã thành một truyện dài ư?Đọc thêmmua-xuan

MÙA XUÂN BÊN KHUNG CỬA - NGUYỄN THỊ THÊM

12 Tháng Ba 2023(Xem: 3301)Cả một thời trai trẻ lại về. Ông nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường. Nhớ nụ hôn ngọt mềm: "Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng..."Đọc thêmsaigonxua

Người Sài Gòn khoái mần chuyện ... bao đồng.

07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3878)Cái kỳ cục của người Sài-Gòn, sao mà nghe nó rất dễ thương cũng như đặc trưng cái giọng điệu quá mộc mạcĐọc thêmcanh13-large-content

THIÊN TÀI - NGÔ TRƯỜNG AN

07 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3506)Không có ai trong số họ được thần thánh hóa, kể cả lãnh đạo. Nãy giờ tao nói vậy mày đã hiểu ra chưa?Đọc thêmbuulong

Tám Hổ. Hồ văn Ẩn

31 Tháng Mười 2022(Xem: 3375)Nhưng nếu thật tình như lời chú nói: “Uống rượu để lãng quên được chuyện đời!”, thì Tám Hổ ơi! Anh đây cũng xin được làm người nát rượu.Đọc thêmoc3

ÔNG CHA TA THỜI PHONG KIẾN ĐÃ SỐNG TỬ TẾ

17 Tháng Năm 2022(Xem: 5156)Vì vậy, khi đã biết sử, ta không thể sống tồi tàn, bệ rạc, ăn cắp của công, vì cha ông ta, cách đây mấy trăm năm đã sống có nhân cách, sống tử tế, sống lương thiện.Đọc thêmttinhca

Ngôn Ngữ Cải Lương Trong “Tuyệt Tình Ca” Hoa Phượng Ngọc Điệp

14 Tháng Năm 2022(Xem: 5217)câu vọng cổ của đào hoặc kép đã làm nãy sanh ra cái nét riêng của ngôn ngữ cải lương mà người yêu mến phải chấp nhận để thấy cái hay của cải lương.Đọc thêmban-chieu

BÀI VỌNG CỔ XƯA

14 Tháng Năm 2022(Xem: 4827)Bấy nhiêu đó cũng khẳng định được rằng bài Tình Anh Bán Chiếu xứng đáng là "bài vọng cổ vua" của làng cổ nhạc miền Nam Việt Nam thời ấy và tận đến bây giờ.Đọc thêmdi-tan

CHUYỆN DI TẢN 1975 - Tiểu Tử

12 Tháng Tư 2022(Xem: 5153)Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy…Đọc thêmautho1-content-thumbnail

Già đầu còn mê nhạc sến - Vũ Thế Thành

08 Tháng Tư 2022(Xem: 4738)Gà tây nhúng sữa, kẹp phô mai đút lò chắc gì đã bắt mồi hơn cá lóc nướng trui?Đọc thêmnhan-qua

Nhân Quả – Tâm Minh Ngô Tằng Giao

02 Tháng Tư 2022(Xem: 5020)Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.Đọc thêmhue15-large-thumbnail

MẸ TỰ HÀO VÌ CON LÀ MỘT NGƯỜI BÌNH THƯỜNG -Nguyễn Ngọc Minh

15 Tháng Hai 2022(Xem: 5053)Không lẽ những con người bình thường như con trai lại không có đất tồn tại hay sao.Đọc thêmemmuathu

MA MẬU THÂN TẠI HUẾ…Minh Tri'

11 Tháng Hai 2022(Xem: 5726)Chuyện ma tại trường trunghọc Gia-Hội hiện nay vẫn còn ăn sâu trong óc tôi, không bao giờ quên được!Đọc thêmcongly-large-content

DẠ - MAI THỊ MÙI

06 Tháng Hai 2022(Xem: 6278)nghe cũng sốt ruột nhưng nghĩ lại đó là nếp lễ nghi cần duy trì nên cũng kềm bớt cái tính nóng nảy lại.Đọc thêmben-thanh

Ngoéo giò ông Sển - Đoàn Xuân Thu.

20 Tháng Giêng 2022(Xem: 4938)Chỉ có một câu lục và một câu bát, một câu ca dao có tổng cộng chỉ 14 chữ mà ông bà mình kể lại một thiên anh hùng ca của những người dân Việt bất khuất.Đọc thêmnguoi-linh-1

Một Chuyện Tình Khó Tin Nhưng Có Thật - Bửu Uyển

16 Tháng Giêng 2022(Xem: 6092)Tôi ôm Chi vào lòng, vì quá cảm động, tôi chỉ thốt lên được một tiếng “Em!” Chi cũng vậy, nàng thổn thức trên vai tôi “Anh!”Đọc thêmnguoi-linh

NGẬM NGÙI ...TIẾC THƯƠNG..Mũ Xanh HTD.

16 Tháng Giêng 2022(Xem: 5811)Chỉ biết rằng họ là những Anh Hùng Mũ Xanh QLVNCH cùng những cái chết thầm lặng nhưng vô cùng can đảm và oai hùng. Những ai đã chết vì Sông NúiĐọc thêmdai-dich

Ký Ức Đại Dịch

22 Tháng Tám 2021(Xem: 6169)Ký ức của chúng ta rồi có quên đi những ngày tháng này? Lịch sử dịch bệnh có ghi lại nỗi sợ, nỗi lo của chúng ta hay chỉ để lại những con số thống kê?Đọc thêmcaphe

NHỚ CÀ PHÊ LÁ ME BAY - PHẠM NGA

24 Tháng Bảy 2021(Xem: 6757)Bên tách cà phê vớ ở cà phê lá me, gã thất tình bộc bạch nguồn cơn, rằng hắn rất cảm kích khi được bạn bè chia sẻ nỗi buồn riêngĐọc thêmrap-vancam

Những Rạp Ciné Bình Dân ở Sài Gòn

18 Tháng Bảy 2021(Xem: 7293)cũng vì chủ rạp bán vé quá tải. Ở Mỹ bây giờ mua vé online không phải sắp hàng, tới nơi chỉ đưa smartphone ra là xong.Đọc thêmminhhoa4

SÀI GÒN MỦA ĐẠI DỊCH - TUẤN KHANH

18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5817)Giờ thì dân với dân, có lẽ nhanh gọn và không phiền hà phán xét gì nhau. Vậy lại nhanh hơn, và tình người hơn.Đọc thêmcanh-dieu-large-content-thumbnail

ĐẠI BÀNG TUNG CÁNH- NGƯỜI LÍNH GIÀ XA QUÊ HƯƠNG

20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6254)tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “Đọc thêmhoa26-large-thumbnail

Có Ai Còn Nhớ Nước Mắm Tĩn? Vũ Thế Thành

09 Tháng Sáu 2021(Xem: 6709). Lâu lâu nhớ đến ông, nước mắm thắm duyên nhau mà ông Sáu, tôi vẫn hình dung ra được ông bận đồ ta trắng, tóc búi tó, như một ông tiên mà không cần thi ca đánh bóng.Đọc thêmblack-april

Xuân Lộc tháng Tư 1975 (5) * Triệu Phong dịch thuật

27 Tháng Tư 2021(Xem: 8400)Hơn nữa Tướng Trà phạm phải lỗi lầm vì đã không nghe các hướng dẫn trước khi tấn công của Tổng Tham MưuĐọc thêmblack-april

Xuân Lộc tháng Tư 1975 (4) * Triệu Phong dịch thuật

27 Tháng Tư 2021(Xem: 7443)nhờ sự chỉ đạo kiên quyết của Tướng Đảo, tất cả đều là những yếu tố quan trọng giúp đánh bại được những cuộc tấn công của quân CSBV trong những ngày đầu tiên.Đọc thêmlove

Con người có số .- Đoàn Dự

22 Tháng Ba 2021(Xem: 7481)nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữaĐọc thêm1234567Trang sauTrang cuốiCopyright © 2024 aihuubienhoa.com All rights reserved VNVN SystemĐồng ýChúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

Từ khóa » Hồi Ký Vượt Tù Vượt Biển Của Huỳnh Công ánh