Độc Quyền Và Xin Phép - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Ca khúc này cũng đã được Thanh Tâm trình bày trong video ca nhạc và đĩa đơn.
Phóng to |
Hai thí sinh thể hiện ca khúc Chạy mưa trong phần thi Đối đầu của Giọng hát Việt - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng |
Ngay sau khi dòng trạng thái này đăng lên, nhiều người đã vào bình luận. Phần lớn tỏ ý cảm thông và chia sẻ với tâm trạng “đồ của mình bị người ta lấy xài mà không hỏi một tiếng” của khổ chủ, nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng ca khúc được lấy đem đi thi chứ có đem đi làm đĩa đâu mà nói.
Thậm chí có ý kiến còn chê trách chủ ca khúc độc quyền là “nhỏ mọn”. Một vài người cho rằng vì đó là phát sóng truyền hình, không bán vé và phát sóng như vậy thì nhiều người biết đến ca khúc hơn, là quảng cáo cho chính chủ rồi còn gì?
Nhưng cũng có ý kiến phản biện: “Phát sóng truyền hình trong một chương trình có lợi nhuận rất lớn từ quảng cáo là việc rất khác. Hơn nữa, dù làm từ thiện thì anh cũng phải xin phép chứ không thể tự tiện lấy đồ của nhà người khác rồi nói là tui lấy đồ của anh đi làm từ thiện cho anh được phúc”.
“Chính chủ” chẳng biết quy trách nhiệm cho ai trong việc này đành ngậm ngùi tự thán. Khi Tuổi Trẻ trao đổi, Nguyễn Đình Thanh Tâm mới bộc bạch: “Tôi không “giãy” lên để đòi quyền lợi hay mưu cầu quyền lợi từ bất cứ xìcăngđan nào bằng việc “đu” theo một chương trình đang nóng trên sóng truyền hình. Tôi chỉ cảm giác ấm ức khi người khác mang danh cuộc thi phớt lờ (cố ý hay vô ý) khi sử dụng ca khúc cần xin phép. Trước giờ cũng có khá nhiều sự việc xảy ra và người trong cuộc thường chọn cách im lặng vì ngại đụng chạm. Tôi không muốn gây ầm ĩ vì dẫu sao các bạn rất yêu quý ca khúc của mình mới chọn đem đi thi, nhưng việc “vào nhà” và ngang nhiên sử dụng không xin phép “đồ dùng cá nhân” của người khác là không đúng. Trước đây tôi có nghe thông tin râm ran bên lề trong giới ca sĩ rằng bài hát này được sử dụng trong The Voice, và tôi vẫn đang nóng lòng chờ một cuộc điện thoại chỉ để xin phép và thông báo”.
Cũng nói thêm là trong thông cáo báo chí ban tổ chức gửi cho báo giới sau đêm phát sóng 30-6 có ghi rất rõ ca khúc Chạy mưa mà thí sinh Đinh Thị My Hoàn - Trương Thảo Nhi thể hiện là ca khúc trước đó từng được ca sĩ Nguyễn Đình Thanh Tâm thể hiện trong single Chạy mưa (2013). Nhưng phải chăng ban tổ chức không hiểu đây là ca khúc độc quyền mà Tâm đã mua?
Đây không phải là lần đầu tiên một chương trình truyền hình vướng phải “nghi án” sử dụng bài hát độc quyền không xin phép. Trước đây, dư luận từng ồn ào xung quanh việc Uyên Linh đốt cháy sân khấu Vietnam Idol với ca khúc Đường cong (nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong), nhưng đây lại là ca khúc mà ca sĩ Thu Minh độc quyền sở hữu. Quán quân Vietnam Idol 2010 sau đó giải thích rằng các đơn vị tổ chức biểu diễn sẽ chịu trách nhiệm về các bài hát được biểu diễn và cô cũng đã lên tiếng xin lỗi về vụ vi phạm bản quyền này.
Nhưng chẳng lẽ chuyện xin phép ở ta là quá khó và các ca khúc độc quyền cứ bị mang đi dự thi vô tội vạ? Và “khổ chủ” cứ đành ngồi chờ lời xin lỗi?
Ý kiến của GS.TS.luật sư Nguyễn Vân Nam Theo hợp đồng đã ký giữa hai bên thì ”Bên B có đồng ý để các tác phẩm được ghi phía trên thuộc quyền sở hữu của bên B cho bên A độc quyền và toàn quyền khai thác kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất chương trình bản ghi âm, ghi hình, đĩa phim và các chương trình công diễn tác phẩm âm nhạc. Bên A được quyền khai thác trên lĩnh vực nhạc chuông, nhạc chờ với những quyền liên quan đến bên A“. Trước hết, độc quyền và toàn quyền khai thác kinh doanh tác phẩm không phải là một quyền thuộc quyền tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 20 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005. Nói một cách khác, khi chỉ căn cứ vào hợp đồng độc quyền của bên A và bên B, khó có thể nói thí sinh này đã vi phạm quyền tác giả trong ý nghĩa của Luật SHTT 2005 được cho là đã chuyển cho bên B. Vì hợp đồng giữa bên A và bên B không phải là hợp đồng chuyển các quyền thuộc quyền tài sản theo Luật SHTT 2005 của bên B cho bên A. Tuy nhiên, thí sinh có thể đã xâm phạm độc quyền và toàn quyền khai thác kinh doanh tác phẩm âm nhạc (ở đây là bài hát thí sinh sử dụng trong cuộc thi) trong các chương trình công diễn của bên A căn cứ theo hợp đồng giữa bên A và bên B. Cuộc thi ca nhạc có truyền hình chắc chắn là một chương trình công diễn tác phẩm âm nhạc. Đây là một chương trình có thu tiền quảng cáo. Biểu diễn bài hát trong một chương trình như vậy cũng là một hình thức khai thác kinh doanh tác phẩm. Vì vậy bên A có quyền buộc thí sinh phải xin lỗi, chấm dứt không được tái phạm sử dụng bài hát và bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được bên A bị thiệt hại. Ngoài ra, độc lập với bên A, tác giả bài hát cũng có quyền buộc thí sinh này xin lỗi và nộp một khoản phí biểu diễn vì đã không xin phép tác giả để biểu diễn bài hát, vi phạm mục b, khoản 1, điều 20 luật SHTT 2005 (quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng). |
Từ khóa » Thế Nào Là Ca Sĩ độc Quyền
-
Ca Sĩ KHÔNG độc Quyền | Calvin Music
-
Ca Sĩ độc Quyền Là Gì
-
Công Nghệ độc Quyền Ca Sĩ Hiện Nay: Được Gì Và Mất Gì?
-
Độc Quyền Ca Khúc Thế Nào Mới đúng? - Báo Thanh Niên
-
Độc Quyền Nghệ Sỹ: Nên Hay Không? - Công An Nhân Dân
-
'Độc Quyền Trọn đời Bài Hát': Vi Phạm Và Chế Tài - Saigon Times
-
Mua Bán độc Quyền Ca Khúc Theo đúng Pháp Luật - Phan Law Vietnam
-
Nguyên Vũ: Từng Là Ca Sĩ độc Quyền Với Mỹ Tâm Và Bị Cạch Mặt Vì ...
-
Tại Sao 'ca Khúc độc Quyền' Hay Bị Xâm Phạm Quyền? - Vietnamnet
-
Hợp đồng Ca Sĩ độc Quyền Là Ai? - Hỏi Đáp
-
Phía Sau Hợp đồng độc Quyền Ca Sĩ - Kỳ 1: Chuyện "cơ Mật"
-
Độc Quyền Ca Sĩ : Xưa Rồi! - Báo Người Lao động
-
"Độc Quyền Trọn đời đối Với Bài Hát", Vi Phạm ... - Phuoc & Partners
-
Tranh Chấp Hợp đồng Quản Lý độc Quyền: Bầu Sô Kiện Ca Sĩ