Hợp đồng Ca Sĩ độc Quyền Là Ai? - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người đang tự hỏi, thật ra thì hợp đồng độc quyền là đôi cánh mơ ước được chắp cho những gương mặt trẻ có thể nhanh chóng thành “sao” hay đó là “ngục tù” mà khi vào rồi ca sĩ mới ngỡ ngàng nhận ra?!
Ban đầu, nhiều ca sĩ trẻ khi được một công ty âm nhạc nào đó mời ký hợp đồng độc quyền thì đều tỏ ra rất phấn khởi và sung sướng. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi từ một gương mặt mới toanh, bỗng chốc được vào một công ty có tiếng, ở “chung nhà” với những anh chị ngôi sao khác, rồi được đầu tư học thanh nhạc, vũ đạo, được “chăm sóc” tận tình từ bữa ăn, giấc ngủ trong công ty, rồi lại được hưởng lương… thì ai mà không thích.
Và phải thừa nhận rằng mô hình đào tạo quản lý ca sĩ độc quyền là một mô hình tiên tiến, chuyên nghiệp được hầu hết những công ty ở các nền giải trí phát triển trên thế giới áp dụng. Hình thức quản lý ca sĩ này cũng đã được nhiều công ty trong nước thực hiện trong hơn một thập niên qua và đã có vài công ty thành công bất ngờ.
Điển hình nhất đó là công ty của “ông bầu” Hoàng Tuấn có thương hiệu gắn liền với tên tuổi ca sĩ Đan Trường. Bộ đôi “ông bầu” - ca sĩ độc quyền của Hoàng Tuấn - Đan Trường được xem là hiếm hoi nhất VPop nếu tính về độ gắn bó lâu bền (khoảng 15 năm) và cả về mặt thành công của danh hiệu ca sĩ Đan Trường. Hay Công ty Nhạc Xanh của ông bầu Duy Khánh cũng là một trong những công ty có mô hình đào tạo quản lý ca sĩ độc quyền khá chuyên nghiệp. Những gương mặt nổi tiếng đình đám một thời như Nhật Tinh Anh, Khánh Ngọc, GMC chính là những sản phẩm độc quyền của công ty này...
Ông bầu Hoàng Tuấn và ca sĩ Đan Trường là "cặp đôi" thành công, gắn bó lâu dài hiếm hoi của VPop
Hầu hết những ca sĩ kể trên, người thì vẫn còn gắn bó với công ty, người thì hết thời hạn hợp đồng và chia tay công ty trong êm đẹp. Tuy nhiên như đã nói, đằng sau những hợp đồng độc quyền này không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra trong thuận lợi, suôn sẻ. Bằng chứng là nhiều ca sĩ đã “vứt áo ra đi” sau một vài năm đầu làm ca sĩ độc quyền và sự chia tay ấy luôn để lại biết bao lùm xùm, kiện tụng về vi phạm hợp đồng.
Về lý do thì ở mỗi ca sĩ quyết định ra đi đó đều có những bất mãn riêng của mình! Người thì nói bị công ty chèn ép trong chuyện phân chia cát-xê hay mức lương trả quá thấp so với sức lao động. Đây cũng chính là lý do mà một gương mặt trẻ trong nhóm nhạc 365 vừa quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng độc quyền với Công ty VAA của diễn viên Ngô Thanh Vân. Chàng ca sĩ trẻ này còn thẳng tay vi phạm điều lệ hợp đồng đang còn hiệu lực khi trưng những điều khoản của hợp đồng lên trang cá nhân của mình, như để thiên hạ thấu hiểu nỗi khổ của anh!
Theo như hợp đồng mà rapper này đưa ra thì trong 3 năm đầu của hợp đồng 10 năm, anh chỉ nhận mức lương là 2-3 triệu đồng/tháng. Và anh cho rằng đó là sự bóc lột sức lao động quá mức! Như vài năm trước cũng có cuộc chia tay đình đám giữa ca sĩ Tim với Công ty Thiên Thi, lý do của chàng ca sĩ điển trai, đào hoa này này là: “Cảm thấy đường hướng âm nhạc của công ty đã không còn phù hợp với mình nữa”…
Đó là những lý do ở phía ca sĩ, còn ở phía công ty đào tạo quản lý thì lại có cách nhìn hoàn toàn khác về sự tan đàn nhanh chóng giữa công ty và ca sĩ. Ông bầu Nguyễn Duy Khánh - Giám đốc Công ty Nhạc Xanh chia sẻ với người viết bài rất nhiều lý do. Thứ nhất là vì tiền bạc. Thật ra trong hợp đồng đã thể hiện rõ tỷ lệ phân chia thế nào, quy định, điều khoản ra sao nhưng từ hợp đồng đến thực tế có khi lại là một khoảng cách khá xa. Và trong quá trình làm việc thì có thể kế hoạch lăng-xê chưa đạt hiệu quả mong muốn, ca sĩ không có danh tiếng nên từ đó thu nhập cũng kém. Và thế là không ít ca sĩ đâm ra nản chí, họ tìm cách thoái lui.
Thứ hai là do nhiều nội quy, kỷ luật áp dụng với ca sĩ trong quá trình đào tạo, quản lý độc quyền; nhất là chuyện quản lý giờ giấc nghiêm ngặt trong tất cả các hoạt động hằng ngày của ca sĩ. Ban đầu thì ca sĩ hoặc là thích hoặc không ý kiến gì nhưng được một thời gian thì những ràng buộc ấy khiến ca sĩ cảm thấy bị như bị trói cột, bị bó rọ, gây ức chế rồi dẫn đến chán nản và phản ứng với công ty; nhiều người có thể bỏ công ty vì điều đó. Kế đến là về mặt tình cảm, cụ thể đó là giữa “ông bầu” và ca sĩ thường rất dễ nảy sinh tình cảm nhưng đến lúc không thuận buồm xuôi gió thì với người ca sĩ dù có đền bao nhiêu tiền hợp đồng thì họ cũng bỏ trốn, cũng chia tay công ty.
Tim và Tronie (nhóm 365) đã có cuộc chia tay ầm ĩ với công ty độc quyền
Và cũng có một lý do đặc biệt mà nó đã diễn ra trong khá nhiều trường hợp ca sĩ hủy hợp đồng với công ty gần đây đó là do ca sĩ bị xúi giục. Công ty đối thủ hay một “ông bầu” thích một ca sĩ nào thì sẽ xúi giục ca sĩ ấy bỏ công ty. Họ đánh vào tâm lý ca sĩ rằng: Ca sĩ có chỗ đứng, có thành tựu nhất định rồi thì tự hoạt động và hưởng trọn vẹn thu nhập thay vì phải chia 50% cho công ty. Ông Khánh còn cho biết nhiều “ông bầu” thậm chí chơi trò bẩn thỉu, thọc gậy bánh xe kiểu xúi ca sĩ bỏ công ty, tạo scandal để nổi tiếng rồi họ sẽ đứng ra quản lý ca sĩ này. Ông Khánh cho biết công ty ông từng có một ca sĩ rơi vào trường hợp đó.
Và theo chia sẻ từ một ca sĩ nổi tiếng khác với Năng lượng Mới thì các trường hợp ca sĩ tự ý bỏ công ty đi còn là vì họ gặp phải… công ty đểu. Tức là những điều khoản, quy định về kế hoạch đầu tư, phân chia lợi nhuận trong hợp đồng là một đằng nhưng quá trình thực hiện thì lại làm một nẻo. Thường thấy nhất là liên quan đến kế hoạch đầu tư và lăng-xê cho ca sĩ. Người viết bài này từng tiếp xúc với hai trường hợp ca sĩ trẻ “bỏ chạy” khỏi công ty vì lý do trên. Nhiều công ty “bắt” ca sĩ vào nhưng không đầu tư gì, chỉ ép ca sĩ miệt mài chạy sô, thu tiền; hay có trường hợp công ty “ém quân” quá lâu trong khi đó thì lại dồn sức đầu tư cho một ca sĩ khác.
Tất cả những trường hợp này đều tạo nên sự ức chế khiến nhiều ca sĩ buộc hủy hợp đồng với công ty. Nói về trường hợp gặp công ty đểu, ca sĩ Tim cho biết: “Đương nhiên khi ca sĩ đã ký hợp đồng mà công ty không làm đúng và bóc lột ca sĩ thì họ phải có hướng giải quyết để còn tìm con đường đúng đắn cho tương lai của mình chứ không thể ngồi chờ đợi một phép lạ. Và việc công ty không làm đúng kế hoạch là do lỗi công ty”.
Một thực tế dễ dàng thấy được đó chính là nghề bầu sô, quản lý ca sĩ độc quyền hiện nay đang chững lại và có dấu hiệu thụt lùi. Nhiều công ty phải ngưng hoạt động hoặc chuyển sang hướng khác, như đầu tư sản xuất phim... Một ông bầu cho biết: Nhà đầu tư hiện nay thấp thỏm, băn khoăn với việc đầu tư ca sĩ, bởi cuộc đầu tư hiện tại rất phiêu lưu vì không biết ca sĩ sẽ đi lúc nào. Khi ca sĩ tự ý bỏ công ty thì không những thương hiệu công ty ảnh hưởng, mà chi phí đầu tư cũng bị mất mát quá nhiều, có xử thắng kiện thì công ty cũng đã “sứt đầu mẻ trán” mất rồi!
Vậy xem ra hợp đồng độc quyền là đôi cánh giúp ca sĩ bay lên hay là ngục tù giam chân những tài năng, tham vọng trẻ là còn tùy thuộc vào cả hai phía. Nếu công ty chuyên nghiệp, có tâm và đủ tầm còn ca sĩ chuyên tâm vào nghệ thuật, tôn trọng các điều khoản hợp đồng thì có lẽ những cuộc chia tay, kiện tụng ầm ĩ sẽ không diễn ra!
Theo Trúc Vân/PetroTimes
>>Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ về hợp đồng độc quyền, gọi: 1900.6162
Luật sư trả lời:
Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng sau
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CA SĨ ĐỘC QUYỀN
Hôm nay, ngày...tháng...năm..., chúng tôi gồm có:
BÊN A:...
Địa chỉ:...
Chức vụ:...
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Số điện thoại:...
Người đại diện:...
Chức vụ:...
Mã số thuế:...
BÊN B:...
Địa chỉ:...
Số điện thoại:...
Người đại diện:...
Chức vụ:...
Mã số thuế:...
>> Xem thêm: Đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký logo, đăng ký nhãn hiệu
Số tài khoản ngân hàng:...Ngân hàng...
Sau khi trao đổi, bàn bạc, xem xét khả năng và nhu cầu hai bên thồng nhất ký hợp đồng dịch vụ theo các điều khoản sau đây:
Điều 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B cung cấp các ca sĩ...
Chương trình biểu diễn:...
Bên tổ chức:...
Địa điểm:...
Thời gian từ:...
Nội dung: Biểu diễn ca nhạc (có danh sách kèm theo)
Chi phí Bên A trả cho bên B là:...VNĐ bao gồm: (Bằng chữ:...).
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại
- Chi phí đi lại
- Chi phí khách sạn
- Caste nghệ sĩ khi tham gia chương trình.
Điều 2: TRÁCH NHIỆM MỖI BÊN.
2.1.2. Trách nhiệm bên A:
- Đảm bảo tư cách biểu diễn phù hợp với quy định và giấy phép của các cơ quan chức năng quản lý ban hành và cấp phép.
- Đảm bảo hệ thống âm thanh, ánh sáng, sân khấu chuyên nghiệp.
- Cung cấp thông tin chương trình trước khai mạc chương trình 48 giờ.
- Đảm bảo an ninh trật tự khu vực tổ chức.
- Thanh toán đầy đủ chi phí theo thỏa thuận.
>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ở đâu ? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ?
- Cung cấp cho bên A danh sách các tiết mục tham gia chương trình.
- Bên B phải tới trước giờ biểu diễn lúc 8h, tập duyệt theo đúng kế hoạch của chương trình.
- Biểu diễn đúng với nội dung chương trình đã được bên A thỏa thuận và duyệt.
- Trang điểm và trang phục phù hợp vơi quy định về văn hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Điều 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN (Tiền mặt).
- Bên A thanh toán cho bên B số tiền sau khi ký hợp đồng là:
+ Bằng số:...
+ Bằng chữ:...
-Số tiền còn lại là:...bên A sẽ thanh toán cho bên B chậm nhất 3 ngày sau khi kết thúc chương trình.
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN CHUNG.
>> Xem thêm: Đăng ký logo thương hiệu độc quyền ở đâu ?
4.1. Đối với bên A:
- Nếu bên A thông báo hủy hợp đồng sẽ phải bồi thường cho bên B như sau:
+ Trước 03 ngày: Bồi thường 50% giá trị hợp đồng.
+ Trước 01 ngày: Bồi thường 70% giá trị hợp đồng.
+ Trước giờ khaimạc chương trình sẽ phải bồi thường 200% giá trị hợp đồng này.
-Bên A có quyền đòi bên B bồi thường nếu bên A biểu diễn các tiết mục không đúng với thỏa thuận, không phù hợp với quy định về văn hóa biểu diễn nghệ thuật hoặc bên B là chậm tiến trình chương trình dẫn đến chương trình bị gián đoạn hoặc phải kết thúc sớm hơn kế hoạch kịch bản. Mức bồi thường sẽ giao động từ 30% đến 100% và sự thương lượng giữa hai bên dựa vào những thiệt hại xảy ra.
4.2: Đối với bên B:
- Nếu bên B đến muộn từ 10 phút đến 20 phút so với giờ đã thỏa thuận (Không có lý do chính đáng)sẽ phải bồi thường 20% giá trị hợp đồng này.
- Nếu bên B đến muộn từ 20 phút đến 60 phút so với giờ đã thỏa thuận (Không có lý do chính đáng)sẽ phải bồi thường 50% giá trị hợp đồng này.
- Nếu bên B đến mượn sau 60 phút so với giờ đã thỏa thuận (không có lý do chính đáng) )và đơn phương hủy bỏ hợp đồng này mà không có sự chấp thuận của bên A thì phải bồi thường 100% giá trị hợp đồng này.
>> Xem thêm: Thời gian đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền là bao lâu ?
- Nếu bên B thông báo hủy hợp đồng này sẽ phải thanh toán lại cho bên A số tiền đã nhận lần 1 (nếu có)và phải bồi thường cho bên A như sau:
+ Trước 03 ngày: Bồi thường 100% giá trị hợp đồng.
+ Trước 01 ngày: Bồi thường 200% giá trị hợp đồng
+ Trước giờ khai mạc chương trình sẽ phải bồi thường 400% giá trị hợp đồng này.
4.3. Thỏa thuận chung:
- Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sịnh hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và bàn bạc tích cực giải quyết trên cơ sở thương lượng. Trường hợp có tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên sẽ khiếu nại tới Tòa án...và quyết định của Tòa án là phán quyết cuối cùng. Các chi phí về thẩm định, kiểm tra, xác minh và lệ phí do bên có lỗi chịu.
Điều 5: THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG.
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
>> Xem thêm: Thư khuyến cáo, cảnh báo hành vi vi phạm nhãn hiệu mới nhất 2022
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuêvề Xin mẫu tham khảo và tư vấn làm hợp đồng quản lý độc quyền ca sĩ/ diễn viên ? .Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê
Từ khóa » Thế Nào Là Ca Sĩ độc Quyền
-
Ca Sĩ KHÔNG độc Quyền | Calvin Music
-
Ca Sĩ độc Quyền Là Gì
-
Công Nghệ độc Quyền Ca Sĩ Hiện Nay: Được Gì Và Mất Gì?
-
Độc Quyền Ca Khúc Thế Nào Mới đúng? - Báo Thanh Niên
-
Độc Quyền Nghệ Sỹ: Nên Hay Không? - Công An Nhân Dân
-
'Độc Quyền Trọn đời Bài Hát': Vi Phạm Và Chế Tài - Saigon Times
-
Mua Bán độc Quyền Ca Khúc Theo đúng Pháp Luật - Phan Law Vietnam
-
Nguyên Vũ: Từng Là Ca Sĩ độc Quyền Với Mỹ Tâm Và Bị Cạch Mặt Vì ...
-
Tại Sao 'ca Khúc độc Quyền' Hay Bị Xâm Phạm Quyền? - Vietnamnet
-
Phía Sau Hợp đồng độc Quyền Ca Sĩ - Kỳ 1: Chuyện "cơ Mật"
-
Độc Quyền Và Xin Phép - Tuổi Trẻ Online
-
Độc Quyền Ca Sĩ : Xưa Rồi! - Báo Người Lao động
-
"Độc Quyền Trọn đời đối Với Bài Hát", Vi Phạm ... - Phuoc & Partners
-
Tranh Chấp Hợp đồng Quản Lý độc Quyền: Bầu Sô Kiện Ca Sĩ