Đối Chiếu Nhóm Từ Hán Việt Chỉ Tâm Lý Tình Cảm Trong Tiếng Việt Và ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Đối chiếu nhóm từ hán việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng việt và tiếng trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN----------VƢƠNG DI GIẢO(WANG YI JIAO)ĐỐI CHIẾU NHĨM TỪ HÁN VIỆT CHỈ TÂM LÝTÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNGLUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌCHà Nội -2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN----------VƢƠNG DI GIẢO(WANG YI JIAO)ĐỐI CHIẾU NHĨM TỪ HÁN VIỆT CHỈ TÂM LÝTÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNGChuyên ngành: Ngôn ngữ họcMã số: 60220240LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌCNgƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Thị Thúy HồngHà Nội -2018 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ĐỐI CHIẾU NHĨM TỪ HÁN VIỆTCHỈ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG” làcơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trungthực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả nhữngtham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.Học viên cao học: Vương Di Giảo LỜI CẢM ƠNTrong q trình học tập ở Khoa Ngơn Ngữ học trường Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà nội, em đã đựoc các thầy cơ trong khoa dạydỗ tận tình. Để hồn thành q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này, lời đầutiên Em xin chân thành cảm ơn sau sắc đến cô Phạm Thị Thuý Hồng đã hướng dẫncho em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này, và em xin gửi lời cảm ơn đếntất cả các thầy cô của khoa Ngôn Ngữ học.Cuối cùng em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên em, động viênem hồn thành khố học và bài luận văn này.Trân Trọng cảm ơn!Học viên cao học: Vương Di Giảo MỤC LỤCMỞ ĐẦU ....................................................................................................................41. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................42. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................53. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................64. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................75. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................76. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................107. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................10CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI....................................................... 111.1. Khái niệm từ Hán Việt trong tiếng Việt ......................................................... 111.1.1. Khái niệm yếu tố gốc Hán ............................................................................... 111.1.2. Khái niệm cách đọc Hán Việt ..........................................................................121.1.3. Khái niệm từ Hán Việt .....................................................................................131.2. Đặc điểm của từ Hán Việt ................................................................................161.2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ Hán Việt ..................................................................161.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán Việt ..............................................................211.3. Từ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt .........................................................231.3.1. Khái niệm tâm lý tình cảm ..............................................................................231.3.2. Các từ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt .....................................................251.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa các từ tâm lí tình cảm trong tiếng Việt ..........................291.4. Một số vấn đề đối chiếu song ngữ Việt Hán và Hán Việt .............................321.5. Tiểu kết ..............................................................................................................36CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ HÁNVIỆT CHỈ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT ..................................382.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt........382.1.1. Đặc điểm các kiểu từ của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếngViệt ....382.1.2. Đặc điểm từ loại của các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt ....481 2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trongtiếng Việt ..................................................................................................................552.2.1. Nhóm các từ Hán Việt chỉ trạng thái tâm lý tình cảm tích cực .......................552.2.2. Nhóm các từ Hán Việt chỉ trạng thái tâm lý tình cảm trung gian ...................572.2.3. Nhóm các từ Hán Việt chỉ trạng thái tâm lý tình cảm tiêu cực .......................572.3. Tiểu kết ..............................................................................................................60CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦACÁC TỪ HÁN VIỆT CHỈ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀCÁC TỪ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG TRUNG .......................................613.1. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trongtiếng Việt và các từ tƣơng đƣơng trong tiếng Trung............................................613.1.1. Đối chiếu các kiểu từ của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt vàcác từ tương đương trong tiếng Trung ......................................................................613.1.2. Đối chiếu từ loại của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và cáctừ tương đương trong tiếng Trung .............................................................................653.2. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảmtrong tiếng Việt và các từ tƣơng đƣơng trong tiếng Trung .................................723.2.1. Sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa ....................................................................723.2.2. Sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa ........................................................................763.3. Tiểu kết ..............................................................................................................85KẾT LUẬN ..............................................................................................................87DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89PHỤ LỤC .................................................................................................................912 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒBảng 2.1. Tỷ lệ của các nhóm từ đơn âm tiết Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trongtiếng Việt ...................................................................................................................39Bảng 2.2. Các từ đa tiết Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt....................47Bảng 2.3. Các kiểu từ loại Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt................55Bảng 3.1. Sự thay đổi về nghĩa giữa các từ Hán Việt chỉ tâm lí tình cảm trong tiếngViệt với các từ tiếng Trung tương ứng ......................................................................78Sơ đồ 2.1. Sự phân bố các kiểu từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm .............................48Sơ đồ 3.1. Sự phân bố các kiểu từ loại Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việtvà các từ tương đương trong tiếng Trung ..................................................................723 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiDo vị trí địa lý và những diễn biến lịch sự đặc biệt, Trung Quốc và Việt Namđã có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa liên tục qua hàng ngàn năm, đặc biệt có sựtiếp xúc sâu sắc giữa hai ngơn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Trong quá trình pháttriển lâu dài của tiếng Việt, Tiếng Hán có ảnh hưởng khá sâu rộng đến mặt ngữ âmhay ngữ nghĩa của tiếng Việt. Đối với người Việt Nam, từ Hán Việt không phải làmột khái niệm xa lạ. Theo PGS.TS Hoàng Thị Ngọ, tạp chí Hán Nơm, số 6, 2006:“Khoảnghơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán. Tuy nhiên,các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp vớihệ thống ngữ âm của tiếng Việt. Đó gọi là cách đọc Hán Viểt. Cách đọc này đãđược hoàn thiện từ khoảng thế kỉ X- XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điềuđó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âmtiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âmtiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phátâm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đạivà từ Hán Việt có cách đọc khơng giống nhau”.Từ Hán Việt đã và đang là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều luận văn. Mỗicơng trình nghiên cứu đều phân tích một góc độ riêng, trong đó có một số nghiêncứu về diễn biến ngữ nghĩa của từ Hán Việt và một số nghiên cứu về tính quantrọng của từ Hán Việt.Nhìn từ các góc độ kinh tế - văn hố hay lịch sử, từ Hán Việt đều có địa vịquan trọng không thể thay thế trong hệ thống tiếng Việt. Đối tượng nghiên cứutrong bài luận văn này là nhóm từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm. Đây cũng là nhómtừ quan trọng mà gần gũi trong tiếng Việt. Nhóm từ chỉ tâm lý tình cảm thuộctrường từ vựng quan trọng trong đời sống, và là một trong những nhóm từ quenthuộc của con người. Tâm lý tình cảm có thể biểu đạt thông qua những cách phingôn ngữ như nét mặt, ánh mặt, cử chỉ hay hành động… và được phản ánh bằng4 ngôn từ một cách trừu tượng nhưng vẫn dễ hiểu hoặc phức tạp hóa bằng cách nóigiảm nói tránh.Trong quá trình phát triển lịch sử của tiếng Việt, việc vay mượn từ gốc tiếngHán làm thành lớp từ Hán Việt chiếm một vị trí khá đặc biệt. Từ Hán Việt có nhữngđặc điểm riêng về cấu tạo từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa và phong cách. Luận văn củachúng tôi tập trung nghiên cứu về từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việtvà các từ tương đương trong tiếng Trung. Chúng tơi chọn đề tài ĐỐI CHIẾUNHĨM TỪ HÁN VIỆT CHỈ TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNGTRUNG với mong muốn thông qua việc thống kê, phân tích để tìm ra sự tươngđương và khác biệt về cấu tạo từ và ngữ nghĩa của trường từ vựng Hán Việt chỉ tâmlý tình cảm trong tiếng Việt và nhóm từ tương đương trong tiếng Trung. Qua đó, cóthể làm giàu vốn từ tiếng Hán và tiếng Việt của bản thân về nhóm từ vựng thuộctrường từ vựng tâm lý tình cảm. Đồng thời, chúng tơi hy vọng thơng qua kết quảthống kê phân tích, có thể góp một phần nào đó giúp cho những người Việt họctiếng Trung hay người Trung học tiếng Việt có được một tài liệu để tham khảo trongquá trình học tiếng. Từ đó, giúp người học tránh được những sai sót hay nhầm lẫnkhi dùng các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục đích nghiên cứuCho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Trung vàtiếng Việt cũng như nghiên cứu đối chiếu từ Hán Việt trong tiếng Việt và nhóm từtương đương trong tiếng Trung. Tuy nhiên, ít có cơng trình nghiên cứu về từ Hán Việtchỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và nhóm từ tương đương trong tiếng Trung.Mục đích nghiên cứu đề tài “ĐỐI CHIẾU NHĨM TỪ HÁN VIỆT CHỈ TÂMLÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG” là:- Làm rõ sự tương đồng của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm giữa tiếng Việtvà nhóm từ tương đương trong tiếng Trung về mặt đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.- Làm rõ sự khác biệt của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm giữa tiếng Việt và5 nhóm từ tương đương trong tiếng Trung về mặt đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được mục đích đặt ra, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ nghiêncứu sau:- Thống kê các từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt.- Đối chiếu sự tương đồng của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việtvà nhóm từ tương đương trong tiếng Trung về mặt đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.- Đối chiếu sự khác nhau của từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm giữa tiếng Việtvà nhóm từ tương đương trong tiếng Trung về mặt đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa.- Rút ra kết luận về việc sử dụng các từ thuộc trường từ vựng tâm lý tình cảmtrong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Trung.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuTrong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn khảo sát các từHán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt đối chiếu với các từ tương đươngtrong tiếng Trung. Đây là các từ Hán Việt mô tả các sắc thái cảm xúc và tâm trạngcũng như các hiện tượng tâm lý diễn ra của do sự phản ánh của hiện thực kháchquan vào ý thức con người. Những từ này được sử dụng phổ biến trong cuộc sốnghàng ngày của người Việt và người Trung, trong các sách và từ điển tiếng Việt vàtiếng Trung.3.2. Phạm vi nghiên cứuNhóm từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và các từ tươngđương trong tiếng Trung được thu thập từ các từ điển sau:- Hán Việt từ điển giản yếu, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thơng tin, 2004.- Từ điển từ Hán Việt, Lại Cao Nguyện, NXB Khoa học Xã hội, 2005.- Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên), NXB ĐàNẵng, 2003.- 现代汉越词典(Từ điển tiếng Việt hiện đại), 雷航 李宝红 (Lôi Hàng, LýBảo Hồng), NXB Nghiên cứu và Dạy học ngoại ngữ, 2013.6 4. Phƣơng pháp nghiên cứuCác phương pháp chủ yếu được sử dụng trong khi nghiên cứu gồm:- Phương pháp phân loại: phân loại nhóm từ thành 2 phần chính: loại 1 lànhóm từ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt, loại thứ 2 là nhóm từ chỉ tâm lý tìnhcảm tương đương trong tiếng Trung.- Phương pháp khảo sát và thống kê: được vận dụng trong việc thu thập cáctừ về nhóm từ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và các từ tương đương trongtiếng Trung.- Phương pháp so sánh đối chiếu: dựa trên việc miêu tả, tiến hành đối chiếusự tương đồng và sự khác nhau về đặc điểm từ loại và đặc điểm cú pháp của nhómtừ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và các từ đương tương trong tiếng Trung.Các phương pháp trên không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà phối hợp vớinhau trong suốt quá trình nghiên cứu, khảo sát.5. Tình hình nghiên cứu5.1. Tình hình nghiên cứu về đối chiếu hai ngơn ngữ Hán và ViệtNhững cơng trình nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hán và Việt đã xuấthiện từ lâu, nội dung của các cơng trình nghiên cứu đối chiếu này càng ngày càngphong phú và đa dạng.Trong bài 关于汉语与越南语对比的若干问题 (Một số vấn đề về đối chiếusong ngữ Hán Việt), NXB Ulis 2010, tác giả Nguyễn Văn Khang đã khái quát nguồngốc và sự phát triển của ngơn ngữ học, tìm hiểu nội dung cụ thể của nghiên cứungơn ngữ học đối chiếu từ góc độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụngcủa hai ngôn ngữ Hán và Việt, chủ yếu khảo sát các từ Hán Việt và từ mượn Việt,nêu ra tính hai mặt của từ Hán Việt, và luận chứng tính quan trọng của từ Hán Việttrong việc đối chiếu hai ngôn ngữ Hán và Việt.Trong luận văn thạc sĩ 汉语越南语量词对比研究 (Đối chiếu nghiên cứulượng từ trong tiếng Hán và tiếng Việt), NXB Đại học Sư phạm Đông Bắc, 2013,tác giả Trịnh Thị Dũng Hạnh đối chiếu phân tích kết cấu ngữ pháp và chức năng7 ngữ pháp của tiếng Hán và tiếng Việt. Mục đích của nghiên cứu này là để giải quyếtnhững vấn đề khi sinh viên Việt Nam học lượng từ tiếng Hán thường gặp.Trong bài 汉 语与 越 南语 名 量词 的构 型 法和 构 语法 比较 (Đối chiếuphương pháp tạo hình và phương pháp tạo ngữ của danh từ và lượng từ trong tiếngTrung và tiếng Việt), NXB Báo chí đọc sách, kỳ số 18, 2015, tác giả Tiệu TuyếtDiễm so sánh đối chiếu sự tương đồng và sự khác biệt về phương pháp tạo hình vàphương pháp tạo ngữ của danh từ và lượng từ trong tiếng Trung và tiếng Việt.Trong bài 20 世纪 90 年代以来汉越语言对比研究综述 (Khái qt cơngtrình đối chiếu nghiên cứu ngôn ngữ Hán Việt từ những năm 90 của thế kỷ 20 đếnnay), NXB Báo chí nghiên cứu truyền bá Hán ngữ quốc tế, kỳ số 1, 2013, tác giảLưu Hán Võ và Đính Sùng Minh cho rằng số lượng tác phẩm nghiên cứu về đốichiếu ngôn ngữ Hán và Việt không nhiều, các tác phẩm đối chiếu nghiên cứu ngơnngữ đều có liên quan đến 3 yếu tố: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Các tác phẩmnghiên cứu đối chiếu về mặt ngữ âm chủ yếu tập trung ở mặt “âm Hán Việt”. Vềmặt đối chiếu từ vựng, đa số tác phẩm đều là đối chiếu từ Hán Việt và từ xưng hôgiữa hai ngôn ngữ, cịn mặt khác thì chưa có tác phẩm nào đi sâu vào. Tuy có khơngít các tác phẩm nghiên cứu về mặt ngữ pháp, nhưng các nghiên cứu này chưanghiên cứu thông suốt, mà chỉ so sánh hiện tượng bề ngồi.Trong bài 双音节汉越词与现代汉语词汇的对比研究 (Đối chiếu nghiêncứu đơi âm tiết từ Hán Việt với từ vựng tiếng Hán hiện đại), NXB Báo chí ứng dụngvăn từ ngơn ngữ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, kỳ số 4 năm 2005, tác giả Vương TiểuHuy đã vận dụng phương pháp so sánh, phân loại, phân tích, lấy ví dụ vv; lấy 7810đơn vị từ đôi âm tiết trong quyển Từ điển từ Hán Việt, Phan Văn Các, NXB Thànhphố Hồ Chí Minh, 2001) làm kho ngữ liệu, nghiên cứu đối chiếu 5274 đơn vị từghép đôi âm tiết với từ Hán Việt hiện đại. Trong đó, bộ phận trung tâm của luận vănlà đối chiếu ngữ nghĩa của từ Hán Việt với tiếng Hán. Tác giả cho rằng có ba loạimối quan hệ của ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt với tiếng Hán tương đối: ngữ nghĩa8 tương đồng, chiếm 62.8% kho ngữ liệu; ngữ nghĩa khác nhau, chiếm 8.5% kho ngữliệu; ngữ nghĩa có điểm tương đồng, cũng có điểm khác nhau, chiếm 28.7% khongữ liệu.Từ đó có thể thấy, đây là những bài nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ gồmcác mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng theo phương pháp tạo hình vàphương pháp tạo ngữ.5.2. Tình hình nghiên cứu về từ Hán Việt trong tiếng Trung và tiếng ViệtDo chịu ảnh hưởng các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, khinghiên cứu sự khác biệt của từ Hán Việt trong tiếng Trung và tiếng Hán, đa số nhàngôn ngữ học đều lấy so sánh ngữ âm của từ Hán Việt làm tiêu chuẩn vào nhữngnăm 70 thế kỷ 20. Trong 20 năm gần đây, sự di biến của từ Hán Việt thu hút đượcnhiều người quan tâm. Điều này có thể thấy qua các cơng trình như: Từ vựng họctiếng Việt, của tác giả Nguyễn Thiện Giáp (trong đó có hai chương đã trình bày vềsự di biến của ngữ nghĩa từ vựng tiếng Hán); Phương pháp giải thích ngữ nghĩa từHán Việt, 1992 của tác giả Phan Ngọc (trong đó phân tích về việc làm thế nào đểnắm được ý nghĩa của từ Hán Việt và tránh nhầm lẫn ý nghĩa của nhóm từ này).Trong Phát triển của ngơn ngữ và văn hố xã hội, tác giả Trần Chí Thành chorằng tìm hiểu văn hố Hán để làm rõ ảnh hưởng của văn hoá Hán đối với từ Hán Việt.Cuốn sách này tập trung viết về các từ Hán Việt thuộc phạm vi văn hoá xã hội.Trong q trình nghiên cứu chữ Nơm, tác phẩm Từ chữ Hán đến chữ Nômcủa tác giả Lê Nguyễn Lưu đã có góp phần to lớn trong việc làm rõ vấn đề này.Trong đó, tác giả cũng nhắc đến sự hình thành và sự thay đổi của từ Hán Việt.Về mặt dạy học từ Hán Việt, sách Sử dụng từ vựng tiếng Việt và mở rộng sốlượng từ Hán Việt được sáng tạo ra với nỗ lực của bốn tác giả. Trong đó, tác giả LêXuân Thái nghiên cứu về bộ phận từ Hán Việt. Ngoài nghiên cứu khái niệm, kết cấuvà tính chất của từ Hán Việt ra, tác giả cũng nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ này.Qua đó, giúp học sinh nắm được ý nghĩa chính xác của bộ phận từ Hán Việt.Từ Hán Việt và dạy học từ Hán Việt, Ngoại lai từ trong tiếng Việt, Từ điển9 thành ngữ Hán Việt, là những cơng trình của GS. TS Nguyễn Văn Khang – nhànghiên cứu đã đóng vai trò rất lớn trong nghiên cứu hệ thống từ Hán Việt.6. Đóng góp của luận vănPhạm vi và đối tượng của đề tài tập trung vào việc so sánh các từ chỉ tâm lýtình cảm trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Trung. Từ đó, đưa ranhững so sánh nhận xét giúp người học tránh được những nhầm lẫn khơng đáng cókhi học ngoại ngữ. Đồng thời luận văn cũng góp phần thêm tư liệu cho việc nghiêncứu hệ thống từ Hán Việt – một nhóm từ vốn có những đặc điểm riêng - của các nhànghiên cứu sau này.7. Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn gồm ba chương với nội dung sau:Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tàiChương 2: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ Hán Việt chỉ tâm lýtình cảm trong tiếng ViệtChương 3: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ Hán Việt chỉtâm lý tình cảm trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Trung10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Khái niệm từ Hán Việt trong tiếng ViệtCăn cứ vào nguồn gốc hình thành và phát triển, vốn từ tiếng Việt có thể đượcphân chia thành hai bộ phận: các từ thuần Việt và các từ vay mượn (từ ngoại lai).Các từ vay mượn du nhập vào tiếng Việt do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và các ngônngữ. Sự tiếp xúc văn hóa và ngơn ngữ Hán Việt đã hình thành nên những từ mượncó nguồn gốc từ tiếng Hán, trong đó có lớp từ Hán Việt.Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều khái niệm liên quan đến từ Hán Việt trongtiếng Việt, đó là các khái niệm: cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, từ Hán Việt cổ,từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán Việt….Vì vậy, ở đây luận văn có nhiệm vụ phải làm rõnhững khái niệm này với mục đích: một mặt, hiểu đúng, xác định đúng từ Hán Việtchỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Việt; mặt khác, xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tàiluận văn.1.1.1. Khái niệm yếu tố gốc HánTheo quan niệm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn, khái niệm yếu tố gốc Hántrong tiếng Việt dùng để chỉ “những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán” [15; tr.88].Trong tiếng Hán, mỗi yếu tố này là một tự vng, cịn trong tiếng Việt là một chữ(một âm tiết). Số lượng yếu tố gốc Hán là có hạn trong tiếng Việt. Như vậy, khi nóivề cách đọc là nói về ngữ âm, cịn khi nói về yếu tố gốc Hán là nói về từ vựng. Kháiniệm yếu tố gốc Hán được tác giả chia làm ba khu vực:- Khu vực I: là những chữ có thể đọc theo cách đọc Hán Việt nhưng khơngliên quan gì đến tiếng Việt như : chẩm, giá, ma.Cách nói “khơng liên quan gì đến tiếng Việt” có thể hiểu là những yếu tố nàykhơng tham gia vào vốn từ của tiếng Việt. Nói cách khác, nếu những yếu tố nàyxuất hiện thì người Việt có thể đọc nhưng không sử dụng như một yếu tố từ vựngtrong ngơn ngữ của mình.- Khu vực II: là những yếu tố người Việt mượn từ tiếng Hán nhưng không11 trực tiếp liên quan đến cách đọc Hán Việt. Những yếu tố này có thể có ba loạikhác nhau:+ Loại mượn trước cách đọc Hán Việt như: mùa, mùi, buồng, buồm…+ Loại mượn từ đời Đường với cách đọc Hán Việt, nhưng sau có cách đọckhác với cách đọc Hán Việt như: gan, gần, vốn, vẽ…+ Loại mượn thông qua một phương ngữ tiếng Hán như: mì chính, ca la thầu,vằn thắn, xá xíu…- Khu vực III: là những yếu tố mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc HánViệt. Đây chính là những yếu tố Hán Việt. Khu vực này gồm hai loại: loại chỉ làtiếng (tức chỉ tương đương với một âm tiết), nhưng không là từ, không dùng độc lậpnhư: quốc, gia, sơn, thủy…và loại vừa là tiếng vừa là từ, có thể dùng độc lập như:cao, thành, học, xã…Trong “Từ Hán Việt và việc giảng dạy từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữvăn Trung học cơ sở”, tác giả Lê Xuân Thại đã chỉ ra rằng có thể chia thành hai loạiyếu tố Hán Việt:- Yếu tố Hán Việt được dùng độc lập với cương vị từ, mỗi yếu tố là một từcủa tiếng Việt như : hoa, quả, đông, tây, nam, bắc, bút, lợi, hại, thắng, bại…- Yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập với cương vị từ mà chỉ là mộtthành tố cấu tạo từ như: sơn (núi), hải (biển), thiên (trời), địa (đất), mã (ngựa),hoàng (vàng), hắc (đen), độc (đọc), tiếu (cười), khán (xem), thính (nghe)...Từ quan niệm của hai tác giả, chúng tôi thấy rằng yếu tố Hán Việt là nhữngyếu tố mượn từ tiếng Hán thông qua cách đọc tiếng Việt.Những yếu tố này có thểđược dùng độc lập hoặc không độc lập trong tiếng Việt.1.1.2. Khái niệm cách đọc Hán ViệtTrong cơng trình Nguồn gốc và q trình hình thành cách đọc Hán Việt, tác giảNguyễn Tài Cẩn cho rằng q trình tiếp xúc Hán Việt có thể chia làm hai giai đoạn:- Giai đoạn 1 (từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỉ VI – VII): đây là giaiđoạn chỉ lưu lại lẻ tẻ một số cách đọc gọi là cổ Hán Việt mà không thành hệ thống,12 bởi vì cách đọc chữ Hán ở Việt Nam trong suốt 9 thế kỉ sau Công nguyên “luônluôn gắn liền với những sự biến đổi xảy ra ở trong tiếng Hán”.- Giai đoạn 2 (giai đoạn cuối Đường, Ngũ đại): giai đoạn này để lại một cáchđọc Hán Việt hệ thống, lưu lại một ảnh hưởng sâu đậm, tồn tại mãi đến ngày nay.Chính vì thế, cách đọc Hán Việt nói đến cách đọc Hán Việt là sản phẩm tiếpxúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán và nền văn tự Hán xảy ra vào đời Đường, theo hệthống ngữ âm tiếng Hán (cụ thể là hệ thống Đường âm dạy ở Giao Châu, khoảngthế kỉ VIII – X). Theo tác giả, nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt gán cho văn tựHán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào [15; tr.102]. Đó cóthể là những chữ ghi những tiếng đã được du nhập vào trong tiếng Việt như: tuyết,học, cao, tuy hay những chữ khơng liên quan gì với tiếng Việt.Tuy nhiên, từ thế kỉ X, do nhiều yếu tố chính trị và xã hội, những sự diễnbiến của tiếng Hán ở bên kia biên giới khơng cịn tác động đến tiếng Hán ở ViệtNam một cách trực tiếp với vai trò quyết định như trước nữa. Tiếng Hán ở Việt Namcũng chịu sự chi phối của tiếng Việt, nên cách đọc chữ Hán dựa trên hệ thống ngữâm tiếng Hán thời Đường dần dần biến dạng đi dưới tác động của ngữ âm và ngữâm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán và trở thành một cáchđọc riêng của người Việt. Vì thế, “cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Hán ở ViệtNam của người Việt Nam. Cách đọc đó phản ánh dạng ngữ âm của chữ Hán thờiĐường được dạy và học ở Việt Nam lúc bấy giờ. Tất nhiên, so với dạng ngữ âm củachữ Hán đời nhà Đường thì cách đọc Hán Việt cũng đã được Việt hóa ít nhiều chophù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt thời đó.” [12; tr.242].Từ quan niệm trên, chúng tôi hiểu cách đọc Hán Việt là cách đọc chữ Háncủa người Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán thời Đường và là cách xử lívề ngữ âm mà người Việt dùng để đọc mọi chữ Hán, bất kể là những chữ gì, cónghĩa hay khơng có nghĩa trong tiếng Việt.1.1.3. Khái niệm từ Hán ViệtCho đến nay, đã có khơng ít quan niệm về khái niệm từ Hán Việt của các nhà13 nghiên cứu. Chúng tôi xin dẫn quan niệm về từ Hán Việt của một số tác giả như sau:Trong “Từ vựng học tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng từ gốcHán trong tiếng Việt gồm hai bộ phận chính: các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm HánViệt (các từ Hán Việt) và các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt [12;tr.242]. Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt, bao gồm ba loại: từ Háncổ (các từ Hán Việt vào Việt Nam trước đời Đường), các từ Hán Việt được Việt hóavà các từ gốc Hán tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ, qua cách phát âm địaphương. Có thể thấy, từ Hán Việt chính là các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việtgồm có:-Các từ ngữ Hán được chấp nhận từ đời Đường đến nay chiếm đa số: gồmmột loại là các từ tiếng Việt trực tiếp tiếp nhận từ tiếng Hán (ví dụ: triều đình, cơngnghiệp, văn chương…) và một loại khác là các từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngônngữ khác nhưng thông qua tiếng Hán (ví dụ từ câu lạc bộ tiếp nhận từ tiếng Anh).- Các từ ngữ Hán Việt được cấu tạo ở Việt Nam: đây là các từ ngữ do ngườiViệt sử dụng các yếu tố gốc Hán để tạo ra các từ mới khơng có trong tiếng Hán, baogồm hai loại:+ Những đơn vị được tạo ra do kết hợp với các yếu tố gốc Hán, so sánh: antrí (chữ Hán), náo động (chữ Hán), tiểu đoàn (chữ Hán), đại đội (chữ Hán)… Tuynhiên, trong số các ví dụ nêu trên có trường hợp khơng phản ánh đúng quan niệmcủa tác giả, chẳng hạn hai từ an trí (chữ Hán), đại đội (chữ Hán) đều có trong tiếngHán, tức chúng thuộc loại những từ tiếng Việt tiếp nhận trực tiếp từ tiếng Hán nhưcác từ: anh hùng (chữ Hán), công nghiệp (chữ Hán), văn chương (chữ Hán… màtác giả đã nêu.+ Những đơn vị được tạo ra do một yếu tố gốc Hán kết hợp với một yếu tốthuần Việt, ví dụ: binh (chữ Hán) lính, cướp đoạt (chữ Hán), đói khổ (chữ Hán),súng trường (chữ Hán)…Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong “Cơsở ngôn ngữ học và tiếng Việt” chỉ ra rằng từ Hán Việt là “những từ gốc Hán du nhập14 vào tiếng Việt trong giai đoạn hai (từ đời Đường trở về sau) mà người Việt đọc theoâm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình.”[18; tr.214]. Cáchđọc này đã được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay.Theo tác giả Nguyễn Như Ý, từ Hán Việt hay từ Việt gốc Hán được địnhnghĩa là “từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựngtiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa củatiếng Việt” [17; tr.369]. Trong khi đó, các tác giả Hồng Văn Hành và Hồ Lê trong“Bàn về cách dùng thuật ngữ thuần Việt thay từ ngữ Hán Việt”, Vấn đề giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt lại cho rằng theo cách hiểu thông thường từ ngữ Hán Việtlà những từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các từHán Việt một âm tiết trong thực tế đều đã được Việt hóa hồn tồn và được coi nhưtừ thuần Việt.Tác giả Huỳnh Thanh Xuân trong “Từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại”cho rằng từ Hán Việt là những từ gốc Hán được thu nhập vào trong tiếng Việt. Cáchđọc từ Hán Việt, hay còn gọi là âm Hán Việt là đọc theo âm Việt những từ gốc Hán.Ví dụ: sơn, thủy, quốc, gia. Hơn nữa, trong vốn từ vựng của tiếng Việt, từ Hán Việtchiếm một số lượng rất lớn (trên 70%) [6].Trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Khang quan niệmrằng tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử dụng trongtiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là từHán Việt. Hơn nữa, chấp nhận là từ Hán Việt ở những biến thể khác nhau khi chúngđảm bảo được những điều kiện như: biến thể đó tuy có thể “đọc chệch phiên thiết”nhưng còn tồn tại trong một kết hợp Hán Việt hoặc bản thân nó đã có sự phân bố sửdụng (ngữ nghĩa) với các biến thể khác cùng gốc. Ví dụ như chấp nhận là từ HánViệt trong các trường hợp: để (trong để kháng) và đề (trong đề kháng), chính (trongchính phủ) với chánh (trong chánh văn phịng, chánh án) [15; tr.131].Theo Nguyễn Văn Khang trong “Từ Hán Việt và vấn đề dạy – học từ HánViệt trong nhà trường phổ thông”, từ Hán Việt “trước hết là những từ Hán được15 đồng hóa về ngữ âm – chúng là những từ Hán có cách đọc Hán Việt được nhập vàotiếng Việt và trở thành yếu tố của hệ thống từ vựng tiếng Việt”. Tác giả đã nhận diệntừ Hán Việt qua ba bước:Bước 1: Tất cả các từ Hán có cách đọc Hán Việt được nhập vào tiếng Việt trởthành yếu tố của hệ thống từ vựng Hán Việt thì đều là từ Hán Việt.Bước 2: Những trường hợp mà một từ Hán nhập vào và hoạt động trongtiếng Việt còn có cách đọc khác, ngồi cách đọc phiên thiết thì phải xem xét từngtrường hợp cụ thể. Sẽ chấp nhận là từ Hán Việt nếu nó tồn tại ít nhất trong một tổhợp Hán Việt (với một yếu tố kia là Hán Việt), ví dụ như : ảo (chữ Hán), chánh(chữ Hán)…Bước 3: Tùy mục đích mà quy định đối tượng, nghĩa là tùy theo mục đíchnghiên cứu và sử dụng cụ thể để giới hạn phạm vi từ Hán Việt.Tổng hợp những ý kiến của các học giả nói trên, chúng tôi xin đưa ra kháiniệm về từ Hán Việt như sau:Từ Hán Việt là từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, du nhập vào tiếngViệt trong giai đoạn hai (từ đời Đường trở về sau) và chịu sự chi phối của các quyluật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt. Đây là các từ ngữ gốc Hán đọctheo âm Hán Việt và là tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất mộtlần sử dụng trong tiếng Việt. Ngồi ra, chúng tơi cũng chấp nhận những từ Hán Việtở những biến thể khác nhau khi những biến thể đó đã có sự phân bố sử dụng (ngữnghĩa) với các biến thể khác cùng gốc.1.2. Đặc điểm của từ Hán Việt1.2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ Hán ViệtDựa vào số lượng âm tiết, có thể chia từ Hán Việt thành hai loại: từ đơn âmtiết (một yếu tố) và từ đa âm tiết (nhiều yếu tố).1.2.1.1. Từ đơn âm tiết Hán ViệtTừ đơn tiết có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếngViệt. Vì thế, theo tác giả Nguyễn Văn Khang, các từ Hán Việt đơn tiết là nguồn bổ16 sung quan trọng cho vốn từ tiếng Việt ở cả hai chức năng: chức năng từ và chứcnăng tạo từ. [15;tr.175]Xét về chức năng từ, các từ Hán Việt có thể được chia thành:- Những đơn vị đơn tiết Hán Việt hồn tồn đồng hóa giáng cấp về cương vịngữ pháp (từ cương vị từ xuống cương vị hình vị). Ví dụ: vơ, phi, bất…- Những đơn vị đơn tiết Hán Việt đồng hóa giáng cấp về cương vị ngữ pháp(từ cương vị từ xuống cương vị hình vị) chỉ ở một nghĩa nào đó. Ví dụ: bạc “mỏng”,khinh “nhẹ”…Xét về khả năng tạo từ, đây là khả năng xảy ra ở tất cả các đơn vị đơn tiếtHán Việt và chỉ khác nhau về mức độ:- Có những đơn vị đơn tiết Hán Việt chỉ tồn tại trong các đơn vị đa tiết mượnnguyên khối từ tiếng Hán chiếm khoảng 5%. Đây là những đơn vị chưa có khả năngtạo ra các đơn vị đa tiết Hán Việt mới. Ví dụ: hi, sinh (hi sinh), quắc (cân quắc), ai(trần ai), ải (tự ải), ảm (ảm đạm), ảo (ảo não), ân (ân cần), hi (hi vọng)…- Các đơn vị đơn tiết Hán Việt chiếm tuyệt đại đa số. Chúng một mặt tồn tạitrong các từ Hán Việt đa tiết nguyên khối, mặt khác có khả năng tạo ra hàng loạt cáctừ đa tiết mới. Ví dụ: bách, bản, bất, cố, đồng, liên, -hóa, -tính, -viên…Trong cơng trình “Từ Hán Việt trong các văn bản chính luận của chủ tịch HồChí Minh”, tác giả Vũ Đình Tuấn đã chỉ ra rằng từ Hán Việt đơn âm tiết là những từđược biểu thị bằng một từ (một văn tự bằng ngữ âm) chiếm một số lượng lớn tronghệ thống từ Hán Việt. Những từ này thường có nghĩa từ vựng gọi tên những sự vật,đặc điểm, tính chất mà tiếng Việt chưa có để gọi tên, nên khi đi vào kho từ vựngtiếng Việt, chúng vẫn giữ được khả năng hoạt động tự do [21].Tác giả cũng chỉ ra đại bộ phận từ Hán Việt đơn tiết trong tiếng Việt là danhtừ: danh từ chỉ người (ông, bà, quan, dân…), danh từ chỉ động vật (hổ, báo,phượng…), danh từ chỉ thực vật (tùng, trúc, cúc, mai…), danh từ chỉ đồ vật (quần,sách, bút…). Những danh từ này hoạt động tự do trong tiếng Việt và nhìn chungchúng rất quen thuộc, cho nên cảm thức tự nhiên của người Việt thường cho các từ17 đó là từ thuần Việt. Trong khi đó, những tính từ và động từ Hán Việt đơn tiết khi đivào tiếng Việt, khả năng hoạt động độc lập rất ít.Tóm lại, từ đơn âm tiết Hán Việt là những từ được biểu thị bằng một từ (mộtvăn tự bằng ngữ âm) và chiếm một số lượng lớn trong hệ thống từ Hán Việt. Chúngmột mặt tồn tại trong các từ Hán Việt đa tiết nguyên khối, mặt khác có khả năng tạora hàng loạt các từ đa tiết mới. Bên cạnh đó, phần lớn các từ Hán Việt đơn tiết trongtiếng Việt là danh từ vìnhững tính từ và động từ Hán Việt đơn tiết khi đi vào tiếngViệt, khả năng hoạt động độc lập rất ít.1.2.1.2. Từ đa âm tiết Hán ViệtXét về mặt số lượng các yếu tố cấu tạo, từ đa âm tiết Hán Việt chiếm sốlượng lớn hơn hẳn so với từ đơn tiết (mà phần lớn là từ song tiết). Dựa vào phươngthức cấu tạo, từ đa âm tiết Hán Việt được chia thành hai loại là từ ghép và từ láy.Từ ghép:Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, khả năng đồng hóa thay đổi trật tự giữa cácyếu tố trong từ đa tiết Hán Việt sẽ diễn ra với từ đa tiết Hán Việt vốn mượn nguyênkhối. [15;tr.177] Cụ thể:- Về nguyên tắc, tất cả các từ ghép Hán Việt đẳng lập có thể đảo trật tự giữacác thành tố: chi thu – thu chi, địch cừu – cừu địch, ẩn bí – bí ẩn, nhiệt náo – náonhiệt, phóng thích – thích phóng…- Đặc điểm không đảo trật tự giữa các thành tố của từ ghép chính phụ tiếngViệt diễn ra ở các từ Hán Việt chính phụ khi có sự Việt hóa. Đặc điểm làm nên sựkhác nhau cơ bản về mơ hình cấu tạo của từ ghép chính phụ tiếng Việt và tiếng Hánlà: trong tiếng Việt là chính + phụ cịn trong tiếng Hán là phụ + chính. Vì thế, Việthóa các từ ghép Hán Việt chính phụ là sự chuyển đổi mơ hình cấu tạo. Ví dụ: lệngoại – ngoại lệ, cao độ - độ cao, chỉ huy sở - sở chỉ huy, thủy triều – triều thủy,chứng kiến – kiến chứng…Trong khi đó, tác giả chỉ ra rằng thay yếu tố bằng phép thế từ vựng thườngdiễn ra đối với các đơn vị từ vựng đa tiết Hán Việt có một (thường là một) thành tố18 có đơn vị Việt tương đương (đồng nghĩa) hay chính bản thân thành tố đó đã đượcViệt hóa (tạo ra biến thể tương đương) [15;tr.181]. Ví dụ: hữu ích – có ích, cơng chủ- cơng chúa, tử tơ – tía tô, văn vũ – văn võ…Tác giả Vũ Thị Kim Hoa trong“Từ ghép Hán Việt trong từ ghép tiếng Việthiện đại” cũng đã chỉ ra có hai dạng từ ghép tương tự như tác giả Nguyễn VănKhang [20]. Cụ thể:- Những từ ghép Hán Việt mượn nguyên khối Hán:+ Đa số các từ Hán Việt được giữ nguyên về cấu tạo và ngữ nghĩa như các từnguyên gốc trong tiếng Hán dù là từ ghép chính phụ hay đẳng lập. Ví dụ: cố đơ, cốđịnh, du mục, du lịch, du khách…+ Một số từ ghép Hán Việt mượn nguyên khối có sự thay đổi về nghĩa: đảthơng, bạch nhật, chỉ điểm…+ Một số từ bị biến đổi về hình thức cấu tạo của các từ ghép Hán Việt mượnnguyên khối bằng cách thay đổi vị trí giữa các yếu tố cấu tạo:Từ ghép đẳng lập Hán đã được mượn nguyên khối vào tiếng Việt nhưng lạibị đảo trật tự để tạo thêm từ mới: cải hối và hối cải, vãng lai và lai vãng, húy kị vàkị húy.Từ ghép chính phụ Hán có trật tự ngược với trật tự tiếng Việt mà trong đólại có một yếu tố vốn đã được đồng hóa ở mức độ cao để phù hợp với ngữ pháptiếng Việt: bộ tổng tư lệnh (tư lệnh tổng bộ), chất kháng sinh (kháng sinh chất)…- Những từ ghép Hán Việt Việt tạo: là những từ ghép được người Việt cấu tạobằng cách vay mượn yếu tố cấu tạo và mẫu cấu tạo của tiếng Hán, chúng không cótrong từ điển tiếng Hán. Ví dụ: băng tuyết, tiểu đồn, đại ngơn, đại họa, cao học…Tác giả Vũ Đình Tuấn cho rằng có hai cách cấu tạo từ ghép Hán Việt:- Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa): loại từ ghép mà nghĩa của thànhtố này quy định, hạn chế, bổ sung nghĩa cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hoànchỉnh. Các nét nghĩa của hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau. Những từ ghép nàygồm hai loại:19 + Từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: đây là những từcó số lượng ít, yếu tố chính đứng trước có thể là tính từ (nhiệt tình, yên thân, khổtâm, khốn cực…) hoặc động từ (tận tâm, tốt nghiệp, khai sinh, thưởng thức…).+ Từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: số lượng các từghép loại này rất lớn và yếu tố chính đứng sau có thể là danh từ (học sinh, nhân loại,tác phẩm, quốc ca, quốc kỳ, hải quân…), tính từ (tối tân, tương phản, tàn nhẫn, bạo tàn,tương tự…) hoặc động từ (cao hứng, hoan nghênh, lợi dụng, bình phục, du kích…).- Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa): loại từ ghép mà nghĩa của thành tốnày quy định, hạn chế, bổ sung nghĩa cho thành tố kia để tạo nên một nghĩa hoànchỉnh. Các nét nghĩa của hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau.+ Các từ có yếu tố trái nghĩa: sinh tử, động tĩnh, nam nữ, lợi hại…+ Các từ có yếu tố đồng nghĩa, gần nghĩa, hoặc cùng trường nghĩa: cô độc, hưngthịnh, gian ác, vĩ đại, cao thượng, phân phát, thịnh vượng, hân hoan, lương thiện…Trật tự của các yếu tố trong từ ghép đẳng lập thường là cố định, những cũngcó một số từ có thể đảo trật tự các yếu tố mà nghĩa vẫn không thay đổi: chung thủy– thủy chung, biệt li – li biệt, tha thiết – thiết tha…Từ láy:Trong “777 khái niệm ngôn ngữ học” của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, từ láylà những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc mộttừ. Có thể phân ra từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận [13;tr. 454]. Tuy nhiên thực tếcó rất nhiều từ cũng có vẻ là từ láy vì “gây cảm tưởng có sự lặp lại về âm” nhưngkhông lặp lại bộ phận (hay toàn bộ) ngữ âm. Từ láy Hán Việt cũng có những từ nhưvậy và cả những từ láy mà cả hai yếu tố đều có nghĩa trong thụ cảm của người hiểubiết tiếng Hán.Nhìn chung, từ láy Hán Việt là những từ có các thành tố tạo nên từ láy là yếutố Hán Việt. Đó có thể là:- Cả hai thành tố là Hán Việt: hầu hết đều là những từ mượn nguyên khối từtiếng Hán. Ví du: đinh ninh, lâm li, độc đốn, đường hồng, lam lũ, khang trang, tưlự, do dự.20 - Có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt: đều là những từ láy được tạora trong tiếng Việt. Đặc điểm bao trùm lên loại từ láy này là khi tham gia cấu tạo từláy, các thành tố Hán Việt đóng vai trị là thành tố chính và “có nghĩa”, cịn từ láyđược cấu tạo nên thì theo mơ hình của từ láy tiếng Việt. Ví dụ: khô khốc (khô), biềnbiệt (biệt), bạc bẽo (bạc), hậu hĩ (hậu).Tổng hợp các cách phân loại và giải thích như trên, chúng tơi nhận định rằngcó hai loại từ đa âm tiết Hán Việt: từ ghép và từ láy. Trong từ ghép Hán Việt, có hailoại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Từ ghép chính phụ Hán Việt có thểcó sự chuyển đổi mơ hình cấu tạo từ phụ + chính sang chính + phụ, trong khi trật tựtừ ghép đẳng lập Hán Việt thường cố định, dù có một số từ có thể đảo trật tự cácyếu tố mà nghĩa không thay đổi. Bên cạnh đó, từ láy Hán Việt là những từ có cácthành tố tạo nên từ láy là yếu tố Hán Việt. Cả hai thành tố trong từ láy Hán Việt cóthể đều là Hán Việt hoặc có thể chỉ có một thành tố là yếu tố Hán Việt.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ Hán ViệtTrong ngôn ngữ, nghĩa hay ý nghĩa có nội hàm rộng (nghĩa của hình vị,nghĩa của từ, nghĩa của câu hay phát ngôn, nghĩa của một văn bản, một diễn ngơn,vv.), và nói chung, nghĩa của ngôn ngữ. Theo cách hiểu chung nhất, “nghĩa của từ làcác mối quan hệ giữa từ với những cái/thứ mà từ đó chỉ ra. Tuy nhiên, quan hệ ởđây khơng phải mang tính lơgic mà là quan hệ phản ánh và do quy ước của cộngđồng bản ngữ” [18]. Đối với các từ mượn, nghĩa của từ còn là hệ quả của một quátrình chuyển di ngữ nghĩa từ ngôn ngữ cho mượn sang ngôn ngữ đi mượn. Quá trìnhđó diễn ra dưới tác động của hàng loạt các nhân tố trong và ngồi ngơn ngữ nhưnhững đặc điểm về mặt loại hình học giữa hai ngơn ngữ, tác động của sự đồng hóaở các bình diễn ngữ âm, hình thái học, quá trình tiếp xúc dẫn đến sự vay mượn…Những nhân tố này đều có tác động đến nghĩa của từ Hán Việt, vì thế có thể nhậnthấy rằng “bất kì từ Hán Việt nào cũng tham gia vào q trình đồng hóa ngữ nghĩatheo hướng (1) giữ nguyên nghĩa (bảo lưu ngữ nghĩa) và (2) thay đổi nghĩa (thu hẹpnghĩa hoặc mở rộng, phát triển nghĩa mới)” [15;tr.158].21

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng anh và tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng anh và tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận
    • 229
    • 1
    • 22
  • Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa
    • 112
    • 3
    • 13
  • Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt
    • 126
    • 1
    • 10
  • Nghiên cứu nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt Nghiên cứu nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt
    • 72
    • 758
    • 1
  • Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ với tiếng Việt Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ với tiếng Việt
    • 273
    • 1
    • 26
  • Thử nghiệm đối chiếu giới từ Pháp-Việt và xây dựng hệ bài tập về giới từ cho người Việt (qua nghiên cứu giới từ POUR Thử nghiệm đối chiếu giới từ Pháp-Việt và xây dựng hệ bài tập về giới từ cho người Việt (qua nghiên cứu giới từ POUR
    • 103
    • 694
    • 0
  • DSpace at VNU: Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt DSpace at VNU: Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt
    • 15
    • 310
    • 6
  •  nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng hán và tiếng việt nghiên cứu đối chiếu nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng hán và tiếng việt
    • 192
    • 405
    • 2
  • Đối chiếu thành ngữ hán việt có yếu tố chỉ ẩm thực (luận văn thạc sỹ) Đối chiếu thành ngữ hán việt có yếu tố chỉ ẩm thực (luận văn thạc sỹ)
    • 107
    • 205
    • 2
  • Đối chiếu nhóm từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và tiếng Trung :  Luận văn Ths. Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài: 602202 Đối chiếu nhóm từ Hán Việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Việt và tiếng Trung : Luận văn Ths. Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài: 602202
    • 129
    • 126
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.92 MB - 129 trang) - Đối chiếu nhóm từ hán việt chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng việt và tiếng trung Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Từ Hán Việt Trong Ngôn Tình