Đôi điều Về Bệnh Tăng Huyết áp - Benh Vien 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Đôi điều về bệnh tăng huyết áp 09:31 AM 15/07/2015 Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh diễn biến rất thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, nhưng lại gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh và cho cả xã hội. Việc hiểu biết một cách đầy đủ về bệnh sẽ giúp phát hiện sớm bệnh, điều trị một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa các biện chứng của bệnh. Làm thế nào để biết mình có bị tăng huyết áp hay không? Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của TCYTTG, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa >140mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu >90 mmHg. Vậy đo huyết áp phải được tiến hành như thế nào cho đúng? Huyết áp phải được đo khi người bệnh trong trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi (không gắng sức ít nhất 5 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (thuốc lào – thuốc lá; trà, cà phê). Huyết áp phải được đo ít nhất 2 lần cách nhau 2-5 phút, giá trị huyết áp là con số trung bình cộng của 2 lần đo. Nguyên nhân nào dẫn đến tăng huyết áp? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tăng huyết áp. Tuy nhiên, khoảng >95% các trường hợp không phát hiện được nguyên nhân tăng huyết áp. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh tăng huyết áp; còn nếu tìm thấy căn nguyên thì đó là tăng huyết áp triệu chứng (tức tăng huyết áp chỉ là 1 dấu hiệu của bệnh, chứ không phải là 1 bệnh). Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp như thế nào? Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp? Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu cho bệnh. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám và điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg). Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không? Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì 3 lý do: - Tỷ lệ mắc bệnh rất cao và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới cũng như ở nước ta: trên một nửa dân số có tuổi >50 bị tăng huyết áp ở các nước phát triển. Còn ở Việt Nam, tại Hà Nội có khoảng 20% những người >50 tuổi đã bị cao huyết áp. - Bệnh gây nên rất nhiều các biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh cũng như cho xã hội như: nhồi máu cơ tim, suy tim; chảy máu não hay tắc mạch máu não; suy thận; giảm thị lực dẫn tới mù loà… - Mặc dù gây ra các biến chứng nặng nề như vậy nhưng các biểu hiện của bệnh khi chưa có biến chứng lại rất nghèo nàn, do vậy hầu hết các bệnh nhân đều rất chủ quan, không tuân thủ điều trị một cách đầy đủ nên tỷ lệ gặp các biến chứng còn rất cao. Chữa bệnh tăng huyết áp như thế nào? - Việc điều trị tăng huyết áp nhằm 2 mục đích: + Phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh. + Nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. - Tuân thủ 1 nguyên tắc quan trọng nhất: điều trị tăng huyết áp là một điều trị suốt đời. Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được các tai biến do tăng huyết áp. Nhiều bệnh nhân, và ngay cả một số thầy thuốc khi thấy huyết áp trở về bình thường (sau khi uống thuốc) đã cho bệnh nhân dừng thuốc. Đây là sai lầm rất nguy hiểm, chẳng lẽ lại dừng thuốc để chờ TAI BIẾN chăng!!! - Các biện pháp điều trị: bao gồm 2 biện pháp: + Các biện pháp không dùng thuốc: là phương pháp điều trị bắt buộc dù có dùng thuốc hay không. Bao gồm: . Từ bỏ các thói quen nguy hại: hút thuốc lá; uống nhiều rượu; thói quen ăn mặn; lười vận động. . Giảm cân nặng (nếu có thừa cân). . Tăng cường tập luyện thể lực (tuỳ theo khả năng thể lực của mỗi người mà có các biện pháp tập luyện thích hợp): tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày ít nhất 45 phút. . Chế độ ăn uống: giảm muối (lượng muối ăn không quá 6gr muối/ngày). Hạn chế ăn mỡ động vật và các thức ăn giàu cholesterol (như phủ tạng động vật). Đối với nhiều bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, chỉ việc thay đổi lối sống đã có thể làm cho huyết áp trở về bình thường. Nếu huyết áp không trở về bình thường, việc điều chỉnh lối sống kết hợp với điều trị bằng thuốc cũng góp phần hạn chế các biến chứng và giúp kiểm soát tốt huyết áp. + Dùng các thuốc hạ huyết áp: gồm rất nhiều các nhóm thuốc khác nhau. Tuỳ mức độ tăng huyết áp cũng như giai đoạn của bệnh và sự nhạy cảm của từng cá nhân, các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch sẽ giúp người bệnh chọn lựa được các thuốc phù hợp nhất cho mỗi trường hợp bệnh nhân khác nhau. Không có 1 công thức chung nào được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân Nếu sau khi uống thuốc có huyết áp bình thường rồi thì có nên uống thuốc nữa hay thôi? Như trên đã nói, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài, suốt đời. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nhưng cũng lại là nguyên tắc hay bị bỏ quên nhất. Người bệnh thấy khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường, huyết áp đo bình thường thì lại bỏ không uống thuốc. Cho đến khi xuất hiện trở lại các triệu chứng, biến chứng hoặc đo huyết áp thấy cao, lúc đấy mới lại dùng thuốc. Điều trị như vậy sẽ không có tác dụng dự phòng được các biến chứng có nghĩa là không có hiệu quả. Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường, thì người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên. TS.BS. Nguyễn Đức Hải Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » điều Trị Huyết áp Tối Thiểu Cao
-
Nguyên Nhân Huyết áp Tối Thiểu Cao Và Cách Phát Hiện Sớm
-
Huyết áp Cao Là Bao Nhiêu Và Các Biến Chứng Có Thể Gặp Phải
-
Phác đồ điều Trị Bệnh "TĂNG HUYẾT ÁP" Tại Phòng Khám Hoàn Mỹ ...
-
Tăng Huyết áp Và Cách ổn định Chỉ Số Hiệu Quả | BvNTP
-
Tăng Huyết áp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Cách Phòng ...
-
Tăng Huyết áp Có Mấy Cấp độ? - Vinmec
-
Huyết áp Tâm Thu Và Huyết áp Tâm Trương - Vinmec
-
Tăng Huyết áp - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Huyết áp Tối Thiểu Tăng Nguy Hiểm Hơn Huyết áp Tối đa
-
Thế Nào Là Huyết áp Kẹt? - Medinet
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Tăng Huyết áp
-
Huyết Áp Tối Đa Là Gì, Huyết Áp Tối Thiểu Là Gì?
-
Tăng Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh
-
Đo Huyết áp đúng Cách, Kiểm Soát Huyết áp, Sống Lâu Hơn - Medinet