Tăng Huyết áp Tâm Trương Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh

Trên thế giới, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho rất nhiều người. Một người bị tăng huyết áp có thể tăng huyết áp tâm thu, tâm trương hoặc cả hai. Tăng huyết áp tâm trương có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, thiếu máu não cục bộ thoáng qua… Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện bệnh này như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Huyết áp tâm trương là gì?
  • 2. Nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương tăng
  • 3. Tăng huyết áp tâm trương liệu có nguy hiểm? 
  • 2. Triệu chứng của tăng huyết áp tối thiểu
    • 2.1. Đau đầu
    • 2.2. Chóng mặt, ù tai do tăng huyết áp tâm trương
    • 2.3. Mất ngủ 
    • 2.4. Tăng huyết áp tâm trương gây suy giảm trí nhớ
    • 2.5. Đỏ mặt 
  • 5. Điều trị tăng huyết áp tâm trương như thế nào? 
  • 6. Dinh dưỡng và thói quen giúp hạn chế tăng huyết áp tâm trương 
    • 6.1. Đảm bảo đủ kali và các nguyên tố vi lượng 
    • 6.2. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ 
    • 6.3. Giảm lượng muối trong thức ăn 
    • 6.4. Tăng cường rau xanh, hoa quả 
    • 6.5. Hạn chế tối đa chất kích thích 
    • 6.6. Tập luyện thể dục thể thao 
    • 6.7. Giữ cân nặng ở mức ổn định 
    • 6.8. Tránh sang chấn tâm lý 
    • 6.9. Vòng bụng ổn định 
    • 6.10. Hạn chế làm việc quá sức 

1. Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Có 3 yếu tố tạo thành huyết áp là: sức co bóp của tim, lưu lượng máu trong động mạch và sức cản ngoại vi. Huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu. Đây là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim ở thì tâm trương, lúc tim nghỉ. Lúc này, không có sức đẩy của tim, nhưng nhờ có tính đàn hồi nên khi thành mạch co lại tạo nên áp lực đẩy máu đi. Do vậy, ở thời điểm này, máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại. 

Còn thời điểm áp lực máu trong động mạch lên mức cao nhất khi tim co bóp tạo nên huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa. 

Tăng huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là áp lực của máu khi tim nghỉ. Chỉ số này tăng trên 90mmHg thì được gọi là cao.

2. Nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương tăng

Tăng huyết áp tâm trương là khi chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Tăng huyết áp đơn độc chủ yếu xảy ra ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp đơn độc này chưa được xác định chính xác gây ra tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh này như:

– Bệnh lý tuyến giáp

– Rối loạn suy giảm chức năng thận

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ…

Khi huyết áp tâm trương tăng cao, lúc này mạch máu đàn hồi kém hơn, xơ cứng, xuất hiện các mảng xơ vữa. 

3. Tăng huyết áp tâm trương liệu có nguy hiểm? 

Tăng huyết áp trong thời gian dài, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ tim mạch. Vào thời kỳ nghỉ của tim, là thời kỳ tâm trương. Tuy nhiên lượng máu co bóp vẫn lớn hơn mức bình thường, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Dễ dẫn tới hiện tượng nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ…

Đối với não bộ, khi huyết áp tâm trương tăng có có thể gây thiếu máu não cục bộ, lượng oxy lên não thấp hơn, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. 

Những người bị huyết áp tâm trương cao, có thể dẫn tới suy thận. 

Huyết áp tâm trương tăng quá cao có thể dẫn tới đột quỵ.

Huyết áp tâm trương tăng quá cao có thể dẫn tới đột quỵ.

2. Triệu chứng của tăng huyết áp tối thiểu

Nhiều người bệnh nhân không có biểu hiện gì khi huyết áp tâm trương tăng. Tuy nhiên, cũng một số khác lại gặp phải những triệu chứng như:

2.1. Đau đầu

Khi huyết áp tăng, có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu, hai bên thái dương, đỉnh đầu. Có lúc đau, lúc không. Khi huyết áp đột ngột tăng cao, có thể sẽ cảm giác đau đầu dữ dội. 

2.2. Chóng mặt, ù tai do tăng huyết áp tâm trương

Kèm theo triệu chứng đau đầu, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, hoa mắt. Khi huyết áp cao, người bệnh không nên đi lại nhiều vì dễ bị ngã, có thể dẫn tới đột quỵ. 

2.3. Mất ngủ 

Tăng huyết áp khiến đầu óc trở nên mệt mỏi, làm bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên không ngủ được. Càng không ngủ được, nguy cơ tăng huyết áp càng cao. 

2.4. Tăng huyết áp tâm trương gây suy giảm trí nhớ

Tăng huyết áp có thể làm bạn suy giảm trí nhớ, hay quên. 

2.5. Đỏ mặt 

Nhiều trường hợp khi tăng huyết áp, áp lực lên thành mạch có thể dẫn đến hiện tượng đỏ mặt.

Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ có tác dụng giúp bạn phán đoán chứ không thể khẳng định bạn có bị tăng huyết áp hay không. Khi thấy những triệu chứng này, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục sớm.

5. Điều trị tăng huyết áp tâm trương như thế nào? 

Đối với trường hợp huyết áp tâm trương tăng đơn độc, bác sĩ sẽ cân nhắc tùy trường hợp trên nền bệnh cảnh khác nhau để sử dụng các loại thuốc: lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn beta, chẹn kênh canxi … nhằm điều hòa lại huyết áp tăng cao. 

Kết hợp với thuốc là các biện pháp về dinh dưỡng như: hạ chế ăn muối, tăng cường rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, giảm chất béo, giảm cân… Tăng cường vận động và hạn chế tối đa chất kích thích. 

6. Dinh dưỡng và thói quen giúp hạn chế tăng huyết áp tâm trương 

Chế độ ăn uống đóng góp rất nhiều trong việc hình thành cũng như hạn chế hiện tượng tăng huyết áp. Vì thế, những người có nguy cơ hay đang bị tăng huyết áp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng. 

6.1. Đảm bảo đủ kali và các nguyên tố vi lượng 

Tăng cường ăn hoa quả, đặc biệt là chuối để tăng lượng kali, tránh hiện tượng thiếu hụt kali. 

6.2. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ 

Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol, chất béo no… là một trong những nguyên nhân gây xơ vữa thành mạch, làm thành mạch xơ cứng. Dễ tạo nên những cục máu đông bít tắc, gây tai biến mạch máu não, đột quỵ… 

6.3. Giảm lượng muối trong thức ăn 

Lượng muối trong thức ăn nhiều là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc lượng muối phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng để tránh biến chứng. 

Giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày để hạn chế tình trạng huyết áp tâm trương tăng cao.

Giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày để hạn chế tình trạng huyết áp tâm trương tăng cao.

6.4. Tăng cường rau xanh, hoa quả 

Rau xanh, hoa quả là một trong những thực phẩm ưu tiên đối với bệnh nhân tim mạch. Chất xơ trong rau xanh sẽ giúp tăng tính bền vững của thành mạch, giúp hạn chế tăng huyết áp, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn. 

6.5. Hạn chế tối đa chất kích thích 

Rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, nước có ga… là một trong những kẻ thù nguy hiểm của sức khỏe tim mạch. Chúng khiến thành mạch giãn rộng, tăng xơ vữa đồng thời tăng áp lực lên tim mạch, gan, thận. Hãy hạn chế hoặc tốt nhất là kiêng tuyệt đối để hạn chế biến chứng tim mạch xảy ra. 

6.6. Tập luyện thể dục thể thao 

Ngoài vấn đề dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình hạn chế tăng huyết áp. Vận động giúp thành mạch co bóp, đàn hồi tốt hơn, luyện tập cho tim trở nên dẻo dai hơn. Hãy cố gắng tập luyện đều đặn mỗi ngày 30 phút, vận động theo khả năng. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, cầu lông… để thay đổi không khí. 

6.7. Giữ cân nặng ở mức ổn định 

Hãy giữ cho mức BMI của bạn ở ngưỡng 18,5 – 24,9. Khi BMI của bạn vượt qua ngưỡng 30, bạn đã ở mức độ béo phì. Cần phải giảm cân ngay. Béo phì làm tăng gánh nặng cho tim, khiến việc điều hòa huyết áp trở lại bình thường trở nên khó khăn hơn. 

6.8. Tránh sang chấn tâm lý 

Những người cao huyết áp dễ mắc tai biến mạch máu não, đột quỵ hơn người khác rất nhiều lần. Vì thế, cần phải hạn chế những sang chấn tâm lý, sốc, lạnh đột ngột… rất dễ gây tai biến. Hãy học cách bình tĩnh trong mọi tình huống, sống lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng thần kinh. 

6.9. Vòng bụng ổn định 

Cố gắng giảm vòng bụng, đặc biệt là những người có bụng bia. Nam nên duy trì dưới 90cm, nữ dưới 80cm. 

6.10. Hạn chế làm việc quá sức 

Người tăng huyết áp, tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường. Vì thế lao động quá sức ở đối tượng này rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ. 

Các biện pháp điều chình dinh dưỡng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn vẫn nên đi khám để các bác sĩ tiến hành những chẩn đoán chính xác, từ đó tư vấn chế độ ăn hợp lý, giúp bạn nhanh chóng cải thiện bệnh.

Như vậy, không thể chủ quan với tăng huyết áp tâm trương. Để phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần xây dựng và thực hiện lối sống lành mạnh cùng với chủ động thăm khám. Điều này cũng  giúp bạn tránh nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não. 

Từ khóa » điều Trị Huyết áp Tối Thiểu Cao