Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta đều biết hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò quan trong trong đời sống hằng ngày nhằm mục đích cung cấp những dịch vụ công như: y tế, giáo dục, tài chính.... Vậy đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của HoaTieu.vn để hiểu rõ hơn.
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
- 1. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- 2. Phân biệt Đơn vị sự nghiệp công lập và Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
- 3. Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4. Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước:
- 5. Tổ chức chính trị
- 6. Tổ chức chính trị - xã hội
Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Thông tư 23/2005/TT-BYT xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế do Bộ Y tế
Quyết định 31/2017/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ).
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Chủ yếu là các Viện nghiên cứu, Bệnh viện, Trường học….trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phân biệt Đơn vị sự nghiệp công lập và Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp hay gián tiếp). Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đang được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với các loại đối tượng này.
Đơn vị sự nghiệp có hai loai :
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn
Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.
3. Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Luật Viên chức năm 2010 quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm:Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước:
Gồm Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện,…
Ví dụ có một số đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ thành lập như:
- Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt nam.
- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
- Thông tấn xã Việt Nam.
- Đài tiếng nói Việt Nam.
- Đài truyền hình Việt Nam..
5. Tổ chức chính trị
Hiện nay, nước ta có một tổ chức chính trị được thừa nhận đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một số đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam :
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,
- Báo Nhân dân
- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
- Tạp chí Cộng sản
6. Tổ chức chính trị - xã hội
Ví dụ: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh…
Một số đơn vị sự nghiệp công lập của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Tiền Phong
Từ khóa » Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? - Kế Toán Việt Hưng
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì ? Đặc điểm Của ... - Luật Minh Khuê
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực TT&TT
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Ví Dụ Dễ Hiểu Nhất
-
Quy định Mới Nhất Của Pháp Luật Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Áp Dụng Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Theo Chức Năng ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì, Gồm Những đơn Vị Nào?
-
Thông Tư 21/2021/TT-BTNMT Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực Thông Tin ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Quy định Pháp Luật Liên Quan
-
Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập - Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy
-
Phân Loại Mức Tự Chủ Tài Chính Với Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Ngành Tài Nguyên Và ...
-
Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Của Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập (30 ...