Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? - Kế Toán Việt Hưng
Có thể bạn quan tâm
Để giúp các bạn nhận biết được các đơn vị công lập. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với bạn một số thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập là gì; các yếu tố nhận diện một đơn vị sự nghiệp công lập qua bài viết dưới đây.
1. Đơn vị sự nghiệp công lập
1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập
Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân. Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức). Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị thuộc sở hữu nhà nước. Được nhà nước cấp kinh phí khi mới thành lập, lãnh đạo của các đơn vị này do cơ quan chức năng của nhà nước bổ nhiệm hoặc bãi miễn.
Xem thêm:
Quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán trong đơn vị HCSN hiện nay
Phương pháp kế toán vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN theo thông tư 107
1.2. Đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu tố sau đây:
– Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định;
– Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
– Có tư cách pháp nhân;
– Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước;
– Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Trong đó, đặc trưng của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơ quan hành chính nhà nước. Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức khác. Là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức. Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước. Nhưng không mang quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước như: Xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.
2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại.
2.1. Theo tiêu chí mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
– Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã chia đơn vị sự nghiệp công lập thành 4 loại:
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
– Luật Viên chức năm 2010 quy định 2 loại đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
Đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Và đơn vị chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính. Mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự.
2.2. Xét dưới góc độ vị trí pháp lý, đơn vị sự nghiệp công lập có thể chia thành 5 loại sau:
– Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục;
– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong đó, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ bao gồm:
– Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ (các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo; tạp chí. Trung tâm thông tin hoặc tin học. Trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện). Và các đơn vị sự nghiệp công lập trong danh sách ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Kết luận:
Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là những đơn vị do các tổ chức. Hoặc cá nhân góp vốn thành lập như các trường dân lập, tư thục, bệnh viện tư nhân, phòng công chứng từ… Các đơn vị HCSN có đặc điểm chung là thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định theo quy định của nhà nước. Và hoạt động của các đơn vị này. Chủ yếu bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc tự trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp.
Để hiểu chi tiết công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập. Kế toán Việt Hưng xây dựng khoá học HCSN; và các khoá học mang tính chất đơn vị công lập để đáp ứng được yêu cầu của các bạn trong quá trình công tác.
0 0 Bình chọnBình chọnTừ khóa » Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì ? Đặc điểm Của ... - Luật Minh Khuê
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực TT&TT
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Ví Dụ Dễ Hiểu Nhất
-
Quy định Mới Nhất Của Pháp Luật Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Áp Dụng Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Theo Chức Năng ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì, Gồm Những đơn Vị Nào?
-
Thông Tư 21/2021/TT-BTNMT Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực Thông Tin ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Quy định Pháp Luật Liên Quan
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì
-
Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập - Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy
-
Phân Loại Mức Tự Chủ Tài Chính Với Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Ngành Tài Nguyên Và ...
-
Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Của Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập (30 ...