Phân Loại Mức Tự Chủ Tài Chính Với Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
Có thể bạn quan tâm
- Chuyển động Tài chính
Theo đó, từ ngày 15/8/2021, việc phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
Một là, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau: Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kê; Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
Hai là, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
Ba là, đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau: Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
Bốn là, đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên gồm: Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%; Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.
Từ khóa » Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? - Kế Toán Việt Hưng
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì ? Đặc điểm Của ... - Luật Minh Khuê
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực TT&TT
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Ví Dụ Dễ Hiểu Nhất
-
Quy định Mới Nhất Của Pháp Luật Về đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập
-
Áp Dụng Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Theo Chức Năng ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì, Gồm Những đơn Vị Nào?
-
Thông Tư 21/2021/TT-BTNMT Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập ...
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Thuộc Lĩnh Vực Thông Tin ...
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì? Quy định Pháp Luật Liên Quan
-
Đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Là Gì
-
Các Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập - Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy
-
Tiêu Chí Phân Loại đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập Ngành Tài Nguyên Và ...
-
Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Của Các đơn Vị Sự Nghiệp Công Lập (30 ...