Dòng điện Không Tải Của động Cơ Là Gì? Giá Trị Dòng Không Tải So Với ...

Nội dung bài viết

Toggle
  • Định nghĩa về dòng điện không tải
  • Giá trị dòng không tải so với định mức
  • Ảnh hưởng của dòng điện không tải

Định nghĩa về dòng điện không tải

Chính trong tên gọi đã mô tả cụ thể định nghĩa về dòng điện không tải nhưng chưa đầy đủ. Dòng không tải hay còn được gọi là non tải chính xác là dòng điện chạy trong động cơ đang hoạt động nhưng không gắn phụ tải. Ngoài ra, trong một số trường hợp tuy có cấp tải nhưng vẫn tạm xem như động cơ chạy không tải, chẳng hạn:

  • Động cơ dành cho máy bơm nước ly tâm, khi hoạt động đầu thoát nước bị đóng kín nên không có lưu lượng ngõ ra.
  • Động cơ kéo thang máy, khi hoạt động buồng thang chứa tải cân bằng với đối trọng.

Giá trị dòng không tải so với định mức

Khi động cơ ở chế độ không tải, nếu không có bất kì sự cố nào xảy ra thì dòng điện là thấp nhất vì dòng chạy bên trong chỉ có dòng từ hoá, dòng điện này có giá trị khoảng 20 – 30% dòng định mức. Những động cơ có kết cấu cơ khí gọn nhẹ và cấu tạo bạc đạn càng tốt thì dòng điện không tải càng thấp.

Bên dưới là bảng giá trị dòng điện khi không tải so với dòng định mức của động cơ tính theo đơn vị phần trăm. Kết quả dòng đo được khi chạy không tải thực tế phải thấp hơn giá trị được đưa ra trong bảng thì động cơ mới hoạt động tốt. Nếu vượt quá quy định, nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố khách quan như quấn sai, thiếu số vòng dây, bi trong bạc đạn bị mòn hoặc gia công cơ khí kém chất lượng.

Ảnh hưởng của dòng điện không tải

Đối với riêng động cơ, dòng điện trong dây quấn khi non tải không gây hại gì đến các bộ phận cấu tạo nhưng lại ảnh hưởng khá lớn đến mặt kinh tế. Giữa hiệu suất của động cơ và tải có mối liên hệ rõ ràng với nhau.

Cụ thể, động cơ sẽ hoạt động hiệu quả nhất ở mức tải 75% nhưng khi tải xuống dưới 50% hoặc vận hành ở chế độ không tải thì hiệu suất sẽ giảm rất nhanh, đồng nghĩa với hệ số công suất sẽ thấp vì vậy gây tiêu hao điện năng một cách vô ích và lãng phí vốn đầu tư cho toàn bộ dây chuyền. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu nên cần tránh cho động cơ làm việc ở chế độ không tải.

Bên cạnh tốc độ động cơ, điện trở cách điện…thì dòng điện không tải là một trong những thông số kỹ thuật cần đo và kiểm tra trước khi lắp ráp động cơ vào hệ thống. Nhằm mục đích phát hiện các lỗi khách quan trong khâu sản xuất cũng như có kế hoạch điều chỉnh thông số cho phù hợp với điều kiện vận hành.

Mọi đóng góp xin liên hệ thông qua phần bình luận bên dưới. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!

LƯỢT XEM: 5.380

Từ khóa » Dòng Không Tải Motor