Động Lực Học Tiếng Anh: 17 Bí Quyết Duy Trì Hứng Khởi Mỗi Ngày

Bạn ao ước giao tiếp tiếng Anh thành thạo.

Bạn đặt cho mình những mục tiêu thật lớn lao.

Bạn cảm thấy rất quyết tâm chinh phục tiếng Anh.

Nhưng rồi…

Chỉ sau 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày hay thậm chí ngay sau 30 phút ngồi vào bàn học, bạn thấy chán nảnmất hoàn toàn động lực để tiếp tục học.

Đây không chỉ là câu chuyện của riêng bạn đâu, mà đó là “tâm sự” của rất nhiều người học tiếng Anh.

May mắn thay, bạn đang ở đây, có nghĩa là bạn chưa hoàn toàn từ bỏ việc học tiếng Anh.

Hãy để tôi cung cấp cho bạn 17 bí quyết tạo và duy trì động lực học tiếng Anh để bạn luôn ngập tràn hứng khởi trong suốt hành trình chinh phục tiếng Anh.

Nhưng trước hết…

Bạn cần hiểu rõ động lực là gì, công thức và các nguyên lý cơ bản để tạo và duy trì động lực.

Table of Contents A – Tại Sao Bạn Bị Mất Động Lực Học Tiếng Anh? B – Công thức “ExV/IxD” để khởi tạo và duy trì động lực C – Lời kết

A – Tại Sao Bạn Bị Mất Động Lực Học Tiếng Anh?

Để thành công trong bất cứ một lĩnh vực nào, không chỉ riêng học tiếng Anh, bạn cần có một động lực đủ mạnh. Tại sao bạn bị mất động lực trên cuộc hành trình của chính mình?

1 – Cách học khô khan

Có phải bạn đang tự học tiếng Anh theo kiểu ép buộc? Liệu bạn có ép bản thân nhồi nhét đống từ vựng, và ngữ pháp vào đầu mỗi ngày?

Nếu câu trả lời là có, thì đây chính là nguyên nhân khiến sự hứng khởi ban đầu của bạn “tịt ngóm”.

Tinh thần của bạn càng không thoải mái, bạn càng không đạt được hiệu quả cao trong học tập.

2 – Nản vì không thấy cái lợi trước mắt

Nếu bạn đang tìm kiếm một con đường nhanh nhất để học tiếng Anh thành công, thì bạn thấy nản chí cũng là một điều dễ hiểu. Học ngôn ngữ luôn là một cuộc hành trình dài mà ở đó bạn phải thực sự sống cùng thứ tiếng mình đang học.

Kiến thức tiếng Anh cũng bạn sẽ được tích luỹ qua từng hoạt động học tập và luyện tập mỗi ngày.

B – Công thức “ExV/IxD” để khởi tạo và duy trì động lực

Động lực là quá trình tạo, dẫn dắt duy trì các hành vi có mục đích.

Động lực là lý do khiến chúng ta hành động, dù đơn giản một hành động lấy một cốc nước để uống đỡ khát hay đọc một cuốn sách để có thêm kiến thức.

Vấn đề quan trọng nhất mà ta cần phải đối diện trong việc hoàn thành mục tiêu, không phải là năng suất làm việc hay quản lý thời gian, mà đó là quản lý nguồn động lực của bản thân.

Nick Winter – Tác giả cuốn sách The Motivation Hacker – Làm chủ động lực

Vậy đâu là những nguyên lý then chốt để bạn quản lý nguồn động lực.

Công thức rất đơn giản:

Trong đó:

  • Expectancy – Kỳ vọng: Sự tin tưởng vào việc bạn sẽ hoàn thành mục tiêu
  • Value – Giá trị: Những thành quả đạt được nếu bạn hoàn thành mục tiêu
  • Impulsiveness – Cảm hứng nhất thời: Những yếu tố gây sao nhãng, mất tập trung
  • Delay – Trì hoãn: Những yếu tố khiến cho bạn không hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn

Và như vậy để gia tăng động lực học tiếng Anh, bạn cần:

  • Luôn thúc đẩy sự tin tưởng vào khả năng của bản thân
  • Tăng cường giá trị của những thành công mà bạn đạt được nếu như hoàn thành mục tiêu
  • Loại bỏ tối đa tất cả yếu tố gây sao nhãng trong quá trình học
  • Nói không với trì hoãn bằng cách lên kế hoạch, chia nhỏ mục tiêu học tiếng Anh thành các đích đến ngắn hạn mà bạn có thể thực hiện ngay và thấy được thành quả nhất định

Dựa trên 4 nguyên lý này, 17 bí quyết ở phần tiếp theo sẽ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh và động lực để làm tất cả những điều tốt đẹp mà bạn mong muốn!

Hãy khám phá!

1 – Xoá bỏ định kiến về tiếng Anh để hoàn toàn tin tưởng vào bản thân

Khi bạn vẫn còn mang những suy nghĩ sai lầm về học tiếng Anh, thì bạn sẽ luôn cảm thấy tiếng Anh quá khó, quá phức tạp và dễ dàng đánh mất động lực học tiếng Anh.

Dưới đây là một số suy nghĩ sai lầm thường gặp nhất:

  • Để học giỏi tiếng Anh, cần phải có năng khiếu

Dường như càng thất bại nhiều lần, bạn càng cảm thấy câu nói này đúng. Đây là một quan niệm rất sai lầm.

Ở Thụy Điển và Hà Lan, hầu hết mọi người nói nhiều hơn một ngôn ngữ. Đương nhiên là không phải tất cả họ đều có năng khiếu.

Hay là những vận động viên nước ngoài ở Bắc Mỹ thường học nói tiếng Anh nhanh hơn so với những người học trong một môi trường chính thức.

Không phải năng khiếu, kiên trì mới là chìa khoá giúp bạn học tốt tiếng Anh.

“Khi mọi thứ dường như đang chống lại bạn thì hãy nhớ rằng, máy bay cất cánh ngược chiều gió, chứ không phải thuận chiều gió.” – Henry Ford
  • Để có thể giao tiếp tiếng Anh, phải phát âm chuẩn như người bản ngữ

Suy nghĩ này khiến bạn, đặc biệt với giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh, sẽ sợ phát âm không chuẩn và ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Và chính điều này lại càng khiến bạn không “chịu” luyện tập giao tiếp tiếng Anh.

Trên thực tế, không phải tất cả những người nói tiếng Anh đều phát âm chuẩn như người bản ngữ. Khoảng 75% cuộc hội thoại tiếng anh là giữa những người không phải là bản ngữ và chỉ có 5% dân số thế giới nói tiếng anh bản ngữ mà thôi.

Bởi vậy, phát âm chuẩn như người bản ngữ là tốt, nhưng không phải là bắt buộc để bạn có thể giao tiếp tiếng Anh.

  • Để học giỏi tiếng Anh, cần phải học thật nhiều từ vựng

Bạn có biết là từ điển Oxford có bao nhiêu từ tiếng Anh?

Con số chính xác số từ đang được sử dụng là: 171.476

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ là cần phải học hết tất cả 17 vạn từ đó mới sử dụng được tiếng Anh thuần thục.

Không, bạn hoàn toàn không cần thiết phải học hết toàn bộ số từ vựng đó.

Theo một thống kê, bạn đã có thể làm chủ 90% nội dung tiếng anh với chỉ 1000 từ vựng. Bạn có thể tham khảo thêm 1000 từ tiếng anh thông dụng tại đây.

Bạn sẽ có thêm niềm tin vào bản thân hơn khi bạn gạt bỏ những ngộ nhận trên về tiếng Anh.

2 – Thoát “ì” khi bạn biến việc học tiếng Anh trở thành một thói quen

Hình thành thói quen học tiếng Anh là yếu tố tiên quyết để bạn luôn duy trì được động lực học tiếng Anh bởi vì thói quen sẽ đánh đổ sự trì hoãn.

Bí mật của việc hình thành thói quen là gì? Mất bao lâu để một hành động trở thành một thói quen?

Để trả lời cho 2 câu hỏi này…

Hãy khám phá quy trình “3R” hình thành một thói quen dưới đây!

Bước 1: REMINDER – Tạo tín hiệu phát động

Tín hiệu phát động là một hành động nhỏ, chính xác hơn là một thói quen mặc định vốn có của bạn sẽ gắn liền với hành động mà bạn muốn hình thành thói quen.

Đầu tiên, bạn cần liệt kê 2 danh sách:

  • Danh sách những việc bạn luôn làm mỗi ngày, ví dụ: Tắm, đánh răng, đi giày, tắt đèn,…
  • Danh sách những việc luôn xảy ra với bạn, ví dụ: Nhận tin nhắn điện thoại, nghe 1 bài hát, kẹt xe,…

Tổng hợp 2 danh sách này bạn có cho mình những hành động có thể trở thành tín hiệu phát động cho một thói quen, đặc biệt là thói quen học tiếng Anh.

Ví dụ: Sau khi đánh răng, bạn sẽ luyện nghe tiếng Anh 30 phút.

Đánh răng là tín hiệu phát động, tín hiệu phát động tuy nhỏ, nhưng đó chính là sự khởi đầu cho thay đổi lớn.

Bước 2: ROUTINE – Bắt đầu thói quen bằng những điều đơn giản nhất

Hãy bắt đầu một thói quen từ cấp độ thấp, dần dần nâng cấp độ khó của hành động lên.

Ví dụ:

Tuần đầu tiên học tiếng Anh, bạn luyện tập thói quen mỗi sáng sau khi đánh răng, bạn sẽ luyện nghe 15 phút.

Tuần thứ 2: Bạn nâng thời gian lên 20 phút.

Và cứ thế nâng dần độ khó của thói quen để đạt đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra.

Bước 3: REWARD – Nhận phần thưởng mà bạn đạt được

Con người có xu hướng lặp lại những việc khiến bản thân thấy vui.

Chính vì thế, sau mỗi hành động để hình thành thói quen học tiếng Anh, bạn cần có một phần thưởng nhỏ kèm theo.

Đơn giản là bạn tự khen bản thân hoặc thưởng cho bản thân một điều mà mình đang mong muốn vì dụ như xem một bộ phim, mua một cuốn sách, hay đi ăn một món bạn ưa thích…

con số thời gian để một hành động lặp đi lặp lại thực sự trở thành một thói quen là bao nhiêu?

Theo nghiên cứu của Tạp chí tâm lý học châu Âu, khoảng thời gian đó là 66 ngày.

Như vậy, để bạn biến việc học tiếng Anh thành thói quen, bạn cần nỗ lực duy trì sự lặp đi lặp lại trong suốt 66 ngày.

Và sau đó, hãy nhớ rằng, khi bạn cảm thấy mất hứng thú học tiếng Anh thì hãy thực hiện lại tín hiệu phát động, động lực học sẽ quay trở lại với bạn.

3 – Thiết lập mục tiêu rõ ràng và khả thi: Kim chỉ nam để bạn loại bỏ sự trì hoãn và luôn duy trì sự tập trung

Quy luật Goldilocks

Con người yêu thích thử thách, nhưng với điều kiện độ khó của thử thách không vượt quá độ khó tối đa mà họ có khả năng chịu được.

Thử thách quá khó, bạn sẽ dễ nản lòng, và ngược lại với thử thách quá dễ thì bạn cũng sẽ nhanh chán.

Tức là bạn phải có một mục tiêu đủ lớn để kích thích bản thân tiến lên, nhưng cũng cần những mục tiêu nhỏ để bạn có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Việc chia nhỏ mục tiêu có thể thực hiện ngay trong 1 khoảng thời gian ngắn giúp bạn không còn lý do để trì hoãn.

Khi bạn hoàn thành một mục tiêu nhỏ, điều đó sẽ củng cố niềm tin và động lực học tiếng Anh để bạn tiếp tục chinh phục những mục tiêu nhỏ tiếp theo.

Và cứ như vậy, từng bước từng bước bạn sẽ hoàn thành mục tiêu lớn mình đặt ra.

Việc xác định mục tiêu không đơn thuần chỉ là bạn đưa ra 1 mục đích của việc học tiếng Anh, ví dụ: Học để sử dụng tiếng Anh thành thạo, mà cần thực hiện theo các bước chi tiết như sau:

Bước 1: Bạn xác định mục tiêu học tiếng Anh lớn nhất mà bạn mong muốn đạt được

  • Xác định mình muốn gì

Đơn giản, bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:

  1. HAVE: Bạn muốn có gì? (ví dụ: 1 công việc trong tập đoàn đa quốc gia,…)
  2. ACCOMPLISH: Bạn muốn hoàn thành điều gì? (ví dụ: 1 tấm bằng MBA của nước ngoài, 1 chứng chỉ Ielts 7.0,…)
  3. EXPERIENCE: Bạn muốn trải nghiệm những gì? (ví dụ: 1 chuyến du lịch nước ngoài,…)
  • Xác định năng lực mình đang ở đâu

Có 2 cách để bạn kiểm tra trình độ bản thân:

Cách 1: Làm các bài test trình độ trên các trang web

Một số website uy tín bạn có thể kiểm tra ngay trình độ của mình:

  • British Council
  • Oxford Online English
  • Cambridge English

Cách 2: Với các bạn có trình độ nhất định, muốn đánh giá chính xác năng lực của mình thì các bạn có thể tham dự thi lấy các chứng chỉ Toeic, Ielts, Toefl

Chứng chỉ Toeic, Toefl: Bạn đăng ký tại IIG

Chứng chỉ Ielts: Bạn đăng ký tại IDP Education Vietnam

  • Thiết lập mục tiêu dài hạn theo cấu trúc

Khi bạn đã hiểu rõ được mình muốn gì và khả năng của mình đang ở đâu, bạn sẽ xác định mục tiêu học tiếng Anh rõ ràng và khả thi cho bản thân.

Hãy viết ra mục tiêu của bạn theo cấu trúc sau:

Tôi muốn [đạt điểm chứng chỉ/ hoàn thành khoá học/ giao tiếp ở level thành thạo với người nước ngoài,…] trong vòng [x] tháng

Ví dụ: Tôi muốn đạt được 850 điểm Toeic sau 6 tháng.

Mục tiêu thiết lập phải có thời hạn, đo lường được và càng cụ thể thì bạn càng gần hơn với việc đạt được mục tiêu đó.

Bước 2: Mục tiêu dài hạn được chia nhỏ thành các mục tiêu ngắn hạn

  • Xác định lộ trình học cụ thể
  • Xác định thời hạn cho từng bước trong lộ trình

NOTE: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định lộ trình học. Bài viếtHọc tiếng Anh: Lộ trình toàn diện cho mọi đối tượng sẽ giải quyết giúp bạn vấn đề này.

4 – Củng cố sự tự tin bằng cách đánh dấu sự tiến bộ của bạn qua từng ngày

Bạn cần lên kế hoạch chi tiết các nhiệm vụ (checklist) phải hoàn thành mỗi ngày.

Điều này giúp bạn xác định rõ bạn cần làm gì mỗi ngày và theo dõi được sự tiến bộ của bản thân qua từng ngày. Mỗi sự tiến bộ chính là một thành công nhỏ giúp bạn duy trì động lực học tiếng Anh.

Sau mỗi nhiệm vụ hay mục tiêu được hoàn thành, bạn hãy đánh dấu lại từng cột mốc dù nhỏ nhất. Để những lúc bạn chùn bước hay nản lòng, bạn chỉ cần nhìn lại hành trình bạn đã cố gắng, động lực học tiếng Anh sẽ hồi sinh trong bạn.

Chi tiết các bước tạo Checklist:

Bước 1: Xác định các nhiệm vụ cần làm mỗi ngày

Bước 2: Liệt kê chi tiết từng bước thực hiện

Bước 3: Định rõ kết quả cần đạt được trong mỗi bước

Bước 4: Đánh dấu hoàn thành mỗi khi bạn thực hiện xong 1 nhiệm vụ

Tham khảo chi tiết 1 checklist của khoá học Eng Breaking dưới đây:

Bạn có thể tự tăng thêm số lần luyện tập phù hợp với bản thân

Một điều nho nhỏ tôi muốn nhắc bạn: hãy ngừng so sánh bản thân mình với những người khác, bởi điều này sẽ triệt tiêu động lực học tiếng Anh trong bạn. Bạn chỉ nên so sánh với chính bản thân mình của ngày hôm qua. Thành công chính là mỗi ngày mới bạn đều tốt hơn ngày hôm qua.

5 – Lựa chọn một khóa học để tạo môi trường học tập liên tục, hạn chế tối đa sự sao lãng giúp bạn “vượt lười”

Một môi trường học tập tốt sẽ thúc đẩy bạn học tập liên tục và tránh được các yếu tố gây mất tập trung và duy trì động lực học tiếng Anh.

Cách tốt nhất để có một môi trường học tập lý tưởng đó là tham gia các khoá học.

Hiện nay có rất nhiều hình thức học tiếng Anh: online/ offline, lớp học số lượng lớn hay các lớp học 1:1 theo nhu cầu, giáo viên Việt Nam hay giáo viên bản ngữ,…

Tuy nhiên, dù là hình thức nào, một khóa học lý tưởng cần hội đủ các tiêu chí sau:

  • Lộ trình học cụ thể và phù hợp với năng lực của bạn: Chương trình học cũng như lộ trình của khóa học phải chi tiết đến từng giờ học, bạn sẽ học gì, kết quả đạt được là gì.
  • Phương pháp của khoá học phảicó cơ sở khoa học và đã được chứng minh có hiệu quả. Dưới đây là danh sách các phương pháp học tiếng Anh hiện nay đang mang lại hiệu quả vượt bậc:
    • Effortless English: Phương pháp tự học tập trung phát triển kỹ năng nghe. Khi thành thạo kỹ năng nghe, người học có nền tảng để phát triển các kỹ năng khác.
    • Pimsleur: Phương pháp được áp dụng rộng rãi để học nhiều ngôn ngữ, tập trung vào những mẫu câu, từ vựng thông dụng nhất. Phương pháp sử dụng kỹ thuật nhớ lại theo khoảng thời gian nhất định để giúp bạn nhớ được lâu hơn.
    • Eng Breaking: Phương pháp kết hợp 3 kỹ thuật chủ chốt Nghe ngấm – Nói đuổi – Phản xạ đa chiều giúp người học học tiếng Anh một cách tự nhiên và ghi nhớ thông qua thực hành.
  • Thời gian học linh hoạt, phù hợp với thời gian biểu của bạn.
  • Học viên được hỗ trợ tận tình và chu đáo: Sau khi học viên mua khóa học thì rất nhiều trung tâm “bỏ rơi” học viên, né tránh – phớt lờ việc hỗ trợ học viên. Hệ thống hỗ trợ cần ít nhất những yêu cầu sau: Hệ thống email gửi tài liệu, bài tập, nhắc lịch; Tổng đài hỗ trợ nhanh – tận tình.
  • Chi phí tài chính hợp lý: Bạn cần tìm hiểu một vài trung tâm, với cùng một mục đích học – chất lượng đào tạo, để so sánh và chọn một khóa học với mức học phí trong khả năng chấp nhận được.

6 – Triệt tiêu 100% sự sao lãng với phương pháp tự học “chất lừ”

Bạn còn nhớ, 1 trong 4 nguyên lý cơ bản để duy trì động lực học tiếng Anh đó là gạt bỏ tất cả yếu tố gây sao lãng. Hay nói chính xác, bạn cần hoàn toàn tập trung khi học tiếng Anh.

Phương pháp tự học Pomodoro là trợ thủ đắc lực giúp bạn duy trì sự tập trung và tối đa hiệu quả học tiếng Anh.

Vậy phương pháp Pomodoro vận hành như thế nào?

Đơn giản thôi…

Bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn một nhiệm vụ học tiếng Anh cần phải hoàn thành

Bước 2: Đặt báo thức 25 phút

Bước 3: Tập trung cao độ học tập trong 25 phút mà không để bị gián đoạn bởi bất cứ yếu tố nào

Bước 4: Sau khi hết 25 phút, bạn nghỉ 5 phút

Tiếp tục vòng lặp như vậy cho đến khi hoàn thành công việc.

Lưu ý: Bạn cứ làm được 4 pomodoro thì nghỉ 1 quãng dài khoảng 15-20 phút

Điều quan trọng nhất của phương pháp Pomodoro đó là bạn phải hoàn toàn tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

  1. Chỉ làm 1 việc trong 100% thời gian
  2. Nếu trong 1 Pomodoro bạn bị gián đoạn thì Pomodoro đó phải được tính lại từ đâu, không có ½ hay ⅔ Pomodoro
  3. Nếu bạn kết thúc công việc trước khi Pomodoro kết thúc, bạn hãy dành thời gian còn lại sẽ kiểm tra, soát xét kết quả đã làm được
cách tập trung học tiếng anh
Phương pháp Pomodoro đã được chứng minh hiệu quả không chỉ trong lĩnh vực tự học tiếng Anh.

7 – Khơi nguồn hứng khởi – gạt bỏ trì hoãn bằng một không gian học mang lại cho bạn nhiều cảm hứng

Một không gian học dễ chịu chắc chắn sẽ tiếp thêm nguồn động lực học tiếng Anh, sự hứng khởi để bạn hoàn thành mục tiêu của bạn.

Một không gian học lý tưởng sẽ như thế nào?

Điều này phụ thuộc khá nhiều vào sở thích của bạn về cách bài trí, màu sắc,…

Bạn có thể tham khảo một số ý tưởng như sau:

  • Viết mục tiêu học tiếng Anh ra giấy note, và dán cẩn thận ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
  • Viết những câu nói tạo động lực học tiếng Anh mà bạn tâm đắc và dán ở góc học tập.
  • Dán ảnh thần tượng ở góc học tập, đặc biệt là những người giỏi tiếng Anh và thành công.
  • Màu sắc ở không gian học tập nên là các màu sáng, màu sắc tươi sáng giúp bạn tập trung và kích thích sự sáng tạo nhiều hơn các màu tối.
  • Một không gian ngăn nắp sẽ khiến bạn tập trung hơn là một không gian bừa bộn. Bởi vậy hãy thường xuyên sắp xếp không gian học tập của mình nhé.
  • Cất khỏi tầm mắt những vật khiến bạn phân tâm: một cuốn tạp chí, một cuốn truyện tranh hay máy chơi điện tử,…
  • Đảm bảo không gian học tập của bạn luôn có đủ ánh sáng và càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.

8 – “Nghiện” học tiếng Anh hơn khi bạn gắn tiếng Anh với những sở thích và đam mê

Bạn chỉ thật sự giữ vững được động lực học tiếng Anh khi mà tình yêu đối với tiếng Anh ngày một lớn dần.

Để vun đắp tình yêu với tiếng Anh, hãy bắt đầu từ chính những sở thích hiện tại của bạn.

Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những sở thích hay vấn đề bạn đang đặc biệt quan tâm.

Tiếp theo, làm những điều bạn thích cùng với tiếng Anh

Và duy trì việc đó liên tục.

Chẳng hạn:

Bạn thích nghe nhạc, hãy nghe nhạc tiếng Anh, hát theo những bài hát mà bạn thích.

Đó là những việc bạn làm mỗi khi nghe một bài hát hay.

Vậy hãy làm thêm một việc nữa nhé, đó là chép lại những câu hát bạn tâm đắc, tìm hiểu ngữ pháp được sử dụng, học những từ mới trong câu hát đó và hãy luyện đọc câu hát đó sao cho thật chuẩn. Bằng cách này, bạn sẽ nhớ những kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Dành tặng bạn: Học tiếng Anh qua bài hát: 65 bài hát tiếng Anh hay nhất

Hoặc là:

Bạn có đam mê với ẩm thực hay nấu nướng, vậy thì bạn không thể bỏ qua show truyền hình như Master Chef.

Nếu bạn thích xem phim thì đây là danh sách những bộ phim nhất định bạn phải xem “ít nhất một lần trong đời”.

Bạn yêu thích những cuốn tiểu thuyết, gửi tặng bạn danh sách những cuốn tiểu thuyết giúp bạn học tiếng Anh tốt hơn.

Bạn đam mê tâm lý học, chắc chắn những nguồn tài liệu chất lượng nhất luôn ở ngôn ngữ tiếng Anh.

Và bất kỳ điều gì bạn đang quan tâm, hãy bắt đầu tìm hiểu điều đó bằng tiếng Anh.

9 – Viết nhật ký bằng tiếng Anh để nuôi dưỡng niềm tin nơi bạn mỗi ngày

Viết lại nhật ký mỗi ngày bằng tiếng Anh mang lại những lợi ích sau:

  • Bạn thực hành ngay các kiến thức vừa học, khiến bạn nhớ lâu và nhớ sâu hơn.
  • Việc cố gắng tìm những cấu trúc và từ mới để diễn đạt sẽ giúp bạn học thêm được nhiều hơn.
  • Lưu lại hành trình cảm xúc của bạn. Nếu lúc nào đó bạn cảm thấy chán nản, bạn có thể đọc lại những mốc mà bạn đã nỗ lực vượt qua để tin tưởng bản thân và nạp thêm động lực học tiếng Anh cho mình.

Viết nhật ký bằng tiếng Anh là cách luyện tập kỹ năng viết hiệu quả.

Bạn có thể dùng những kiến thức học được để kể câu chuyện của chính mình và những người xung quanh.

Hãy bắt đầu bằng những cấu trúc kể chuyện đơn giản.

Sau đó, khi bạn học thêm được các cấu trúc ngữ pháp mới, hãy cố gắng vận dụng để viết nhật ký mỗi ngày.

10 – Chia sẻ khó khăn – Nhận về động lực

Trong quá trình học, bạn sẽ đối diện với không ít khoảnh khắc chùn bước, mất động lực học tiếng Anh và muốn từ bỏ. Lúc đó, ai sẽ là người hiểu bạn nhất, dễ đồng cảm với bạn nhất?

Chắc chắn là những người đang có cùng hành trình với bạn, có cùng những trở ngại giống bạn.

Hãy tạo cho mình một cộng đồng – nơi bạn được chia sẻ khó khăn và nhận về những lời động viên thấu đáo.

Đơn giản nhất, bạn có thể rủ bạn bè mình cùng học để cùng nhau cố gắng, sát cánh và truyền cho nhau động lực học tiếng Anh.

Hoặc là bạn có thể tham gia vào các nhóm cộng đồng (Facebook Group, câu lạc bộ,…) có trình độ tiếng Anh ngang bằng hoặc nhỉnh hơn bạn một chút và có cùng mục đích học tiếng Anh.

Bạn có thể chọn cho mình một nơi phù hợp trong Top 23 câu lạc bộ tiếng Anh hoạt động tích cực nhất Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

11 – Đăng ký theo dõi và nhận email từ các blog hoặc chương trình học tiếng Anh uy tín

Hãy thử tưởng tượng rằng mỗi ngày của bạn bắt đầu bằng những email chia sẻ về các kiến thức tiếng Anh hay ho (bí quyết, tài liệu hữu ích, bài tập thực hành,…) đi kèm với những câu chuyện, những lời nói và những video truyền cảm hứng.

Động lực học tiếng Anh cũng sẽ được khởi động cùng với ngày mới của bạn!

Email từ khoá học Eng Breaking gửi cho các học viên mỗi ngày

Email từ khoá học Eng Breaking gửi cho các học viên mỗi ngày

Một vài trang blog chất lượng về tiếng Anh:

  • My English Teacher

  • Learn English for real life

  • Espresso English

  • FluentU

Cách thức để bạn đăng ký theo dõi và nhận email từ blog, chẳng hạn từ FluentU:

12 – Tái tạo động lực học tiếng Anh bằng cách thư giãn cùng những bộ phim, video và bài hát truyền cảm hứng

Cách đơn giản nhất để lấy lại niềm hứng khởi trong học tập là vừa thư giãn vừa “sạc”lại động lực học tiếng Anh của bạn bằng những bộ phim, video và bài hát truyền cảm hứng. Bạn có thể chọn cho mình 1 bộ phim trong danh sách dưới đây nhé!

(1) Mưu cầu hạnh phúc (The Pursuit of Hapyness) – Bộ phim truyền động lực sống cho cả thế giới

“Đừng để ai nói rằng con không thể làm được điều gì, kể cả là bố. Được chứ? Con phải bảo vệ ước mơ của mình.”– Chris Gardner

Bộ phim được xây dựng dựa trên cốt truyện có thật về hành trình ông bố Chris Gardner từ một người thất nghiệp, vợ bỏ đi, vô gia cư cùng với cậu con trai vượt lên mọi khó khăn – chật vật để trở thành triệu phú và là CEO của tập đoàn môi giới chứng khoán Gardner Rich & Co.

(2) Ba chàng ngốc (3 Idiots) – Bộ phim truyền động lực học tập mạnh mẽ

“Hãy theo đuổi sự xuất sắc và thành công sẽ đến với bạn”

Bộ phim vừa hài hước, vừa sâu sắc kể về câu chuyện 3 chàng trai Raju, Farhan và Rancho đi tìm lý tưởng, tìm hạnh phúc thật sự của mỗi người cũng như ý nghĩa đích thực của sự học.

Nếu bạn đang thấy stress và chán nản trong cuộc sống, hãy cùng khóc – cùng cười và lấy lại động lực học tiếng Anh qua những bài học sâu sắc của bộ phim.

(3) Tiếng Anh là chuyện nhỏ (English Vinglish) – Bộ phim dành cho tất cả những người đang chán nản với tiếng Anh

Bộ phim là câu chuyện của người vợ – người mẹ Ấn Độ Shashi đã vượt lên sự tự ti, sự xem thường của mọi người để học và giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh. Bộ phim đem lại nguồn động lực học cho những người đang chật vật với con đường làm chủ tiếng Anh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm danh sách 21 bộ phim truyền cảm hứng hay nhất.

13 – Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lý do vì sao mình bắt đầu

Khi bạn chán nản và muốn bỏ cuộc…

Hãy nhìn lại:

mục tiêu mà bạn đã đặt ra

…cuộc sống bạn đã gặp những trở ngại nào khi bạn không biết tiếng Anh

Hãy tưởng tượng:

…những cơ hội công việc hấp dẫn

…những ước mơ sẽ thành hiện thực nếu bạn chinh phục được tiếng Anh

…những vùng đất xinh đẹp mà bạn sẽ đặt chân đến nếu bạn thành thạo tiếng Anh.

Lý do vì sao bạn bắt đầu chính là ngọn đèn hải đăng giúp bạn lấy lại động lực học tiếng Anh và đưa bạn về lại hành trình chinh phục tiếng Anh.

14 – Thực hành – Thực hành – Thực hành

Sự hoàn hảo bao giờ cũng đến từ thực hành

Động lực học của bạn được duy trì khi bạn nhìn thấy được sự tiến bộ của mình, bởi sự tiến bộ chính là những minh chứng để bạn thêm tin tưởng vào bản thân.

Và mỗi sự thực hành dù nhỏ nhất, cũng cho bạn thấy được một bước tiến bộ của bản thân.

Bạn có thể biết tất cả các âm tiết trong tiếng Anh, nhưng không có nghĩa bạn giao tiếp tiếng Anh trôi chảy. Chỉ có thực hành mới biến những lý thuyết khô khan bạn học được thành kiến thức thật sự của bạn.

Đặc biệt với kỹ năng quan trọng nhất của tiếng Anh – Speaking thì thực hành chính là chìa khóa để bạn thành công.

2 kỹ thuật thực hành mới nhất và hiệu quả nhất để bạn thực hành ngay đó là nói đuổi và phản xạ đa chiều.

Kỹ thuật nói đuổi: kỹ thuật giúp bạn lắng nghe tiếng Anh, nói lặp lại và đuổi theo tốc độ của người nói. Tham khảo chi tiết và thực hành thử tại đây.

Kỹ thuật phản xạ đa chiều: là kỹ thuật giúp bạn thoát khỏi tình cảnh hiểu câu hỏi, biết từ vựng, thạo ngữ pháp nhưng mất rất nhiều thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời. Hãy khám phá chi tiết và trải nghiệm thử tại đây.

15 – Ghi nhận thành quả chính là yếu tố tâm lý gia tăng mạnh mẽ sự tự tin

Sự ghi nhận là tầng nhu cầu thứ 4 trong 5 tầng của tháp nhu cầu Maslow. Bởi vậy bạn không nên xem nhẹ bí quyết này, dành phần thưởng cho bản thân là một sự ghi nhận và trân trọng đối với những nỗ lực của bạn.

Dành phần thưởng nhỏ tại những mốc hoàn thành mục tiêu ngắn hạn sẽ khiến bạn cảm thấy sung sức hơnhứng khởi chinh phục những mục tiêu tiếp theo.

Bạn có một mục tiêu hoàn thành khóa học 3 tháng với 12 bài học, sau khi bạn hoàn thành mỗi bài học đúng thời gian đã đặt ra, bạn hãy thưởng cho mình một món quà nhỏ.

Bạn nên chọn 1 món quà hữu hình. Món quà đó vừa là để ghi nhận sự cố gắng của bạn, vừa là để mỗi lần nhìn thấy món quà đó bạn cũng sẽ được tiếp thêm động lực học tiếng Anh.

Lưu ý: Bạn nên tránh tự thưởng cho bản thân sự “xả hơi” quá lâu. Chẳng hạn như hoàn thành mục tiêu học của 1 tuần, bạn tự thưởng cho mình 3 ngày nghỉ ngơi, thời gian nghỉ quá dài như vậy sẽ khiến bạn khó bắt đầu lại với cường độ học như trước.

16 – Tìm đến những câu chuyện thành công để dập tắt “cơn lười”

Bạn đánh mất động lực học tiếng Anh, bởi bạn đánh mất niềm tin vào bản thân.

Khi niềm tin nơi bạn lung lay hay một giây phút mệt mỏi muốn bỏ cuộc, hãy tìm đến câu chuyện thành công của những người có điểm xuất phát giống bạn, gặp khó khăn tương tự bạn.

Khi đó, niềm tin nơi bạn sẽ được bồi đắp mạnh mẽ.

Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Bạn đang đi làm và quá bận để học tiếng Anh mỗi ngày, hãy đọc câu chuyện về cô MC VTV Thu Hương – người luôn tranh thủ từng phút giây nghỉ giữa các show truyền hình, giữa bộn bề công việc gia đình, con cái để chinh phục thành công tiếng Anh giao tiếp chỉ sau 3 tháng.
  • Bạn cảm thấy quá già để tiếp tục “sự nghiệp học hành”. Câu chuyện của bác Phước về hành trình làm chủ tiếng Anh ở tuổi 78 sẽ giúp bạn loại bỏ ngay rào cản tuổi tác và luôn duy trì được động lực học tiếng Anh mỗi ngày.
  • Bạn là học sinh, thời gian của bạn đa số đã dành cho việc học ở trường, đi học thêm hoặc làm bài tập về nhà. Quỹ thời gian eo hẹp khiến bạn dù rất muốn nhưng không thể sắp xếp học tiếng Anh. Cùng xem bạn Hạnh giải quyết vấn đề này như thế nào nhé.
  • Rất nhiều câu chuyện thành công khác tại đây.

17 – Công thức kì diệu của sự bền bỉ – Chìa khoá duy trì động lực học tiếng Anh

Khi nhìn vào mục tiêu bạn đặt ra, bạn cảm thấy hành trình của mình sẽ rất dài.

Bạn lo lắng rằng mình sẽ phải nỗ lực rất rất nhiều.

Bạn e sợ rằng mình không đủ kiên trì đi hết hành trình đó.

Hãy để tôi cung cấp cho bạn một công thức xoá tan sự lo sợ này để luôn tin tưởng bản thân và duy trì động lực học tiếng Anh.

Với 1% nỗ lực thêm mỗi ngày, bạn sẽ tiến bộ gấp 37,78 lần sau một năm.

Hãy thử tưởng tượng khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tăng gấp 37 lần sau một năm chỉ với sự nỗ lực rất nhỏ mỗi ngày.

Điều quan trọng khi áp dụng công thức 1% đó chính là sự liên tục.

Đừng yêu cầu bản thân phải nỗ lực quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn mà hãy liên tục nỗ lực từng chút một.

Thời gian 1 tuần hoặc 1 tháng đầu bạn sẽ chưa nhận thấy rõ sự thay đổi. Tuy nhiên bạn thấy đấy, khi bạn càng tiếp tục nỗ lực, thì hiệu quả đem lại càng tăng vượt bậc.

Bởi vậy đừng nản lòng, hãy cố gắng và cố gắng mỗi ngày!

P.S: JUST DO IT!

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. – Lão Tử

Đừng để những quyết tâm, những mục tiêu, những kế hoạch hành động của bạn nằm yên trong đầu hay trên trang giấy, hãy biến tất cả thành hành động.

Hãy cứ làm đi! Just do it!

Hãy bắt đầu học tiếng Anh ngay bây giờ!

C – Lời kết

17 bí quyết trong bài viết này đã đủ để bạn sẵn sàng tiếp tục con đường chinh phục tiếng Anh chưa, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách để lại bình luận phía dưới bài viết này nhé.

Nếu như bạn đã tràn đầy động lực học tiếng Anh…

…và muốn khởi đầu bằng một khoá học không chỉ áp dụng phương pháp học ưu việt nhất mà còn lồng ghép rất nhiều yếu tố duy trì động lực học tiếng Anh!

Tham khảo:

1. James Clear. The 3 R’s of Habit Change: How To Start New Habits That Actually Stick. Nguồn từ: https://jamesclear.com/three-steps-habit-change

2. Nat Eliason. The Motivation Machine: How to Get & Stay Motivated for Any Goal. Nguồn từ: https://www.nateliason.com/blog/motivation

Eng Breaking 2024 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

You may also like

Oprah Winfrey Và Hành Trình Trở Thành Nữ Hoàng Truyền Thông

5 kỹ năng "chìa khoá" đi xin việc thời suy thoái

Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái và làn sóng sa thải ồ ạt, [...]

J. K. Rowling - Từ bà mẹ đơn thân tới nữ nhà văn quyền lực nhất nước Anh

J.K.Rowling với sự kiên định và đam mê vô tận với viết lách đã tự [...]

1,189 Bình luận  
  • Tự học tiếng Anh hiệu quả

    Ngọc Hân

    Nói chính xác thì app dành cho các bạn có kiến thức sơ sài ít ỏi tiếng anh rồi. Không chỉ sách, app, còn được trải nghiệm rất nhiều tính năng chơi game thú vị. Noti nhắc nhở mỗi ngày, mình toàn học lộ trình online theo mail ấy. Nội dung hay, cách dùng câu theo kiểu hiện đại, nhiều câu nói theo lối giao tiếp của giới trẻ hiện đại, khá thú vị, mới mẻ. Format quyển kế hoạch rất tốt, tập cho mình thói quen lên kế hoạch bất cứ việc gì. Lộ trình học từng ngày rõ ràng, các bạn tạo thói quen theo lộ trình đi, lười thì mãi không bao giờ tiến bộ được đâu, dù phương pháp tốt cỡ nào.

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp

    Hương Lý

    Cách học rất tuyệt, có cả hình ảnh và bản dịch giúp thêm hứng thú học hơn. GOGA giúp mik cải thiện tiếng Anh nhiều hơn trong môn nói. Mình muốn gởi lời cảm ơn đến GOGA. Mình chỉ còn mấy lesson nữa thôi là hoàn thành rồi

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

    Trang Mie

    Học có dễ không ạ, m hay nản lắm

    ThíchPhản hồi20 giờ
  • Luyện nói tiếng Anh phù hợp cho mọi đối tượng

    Phương Anh

    Dễ học b ạ, có chỉ dẫn từng ngày, từng bước rồi, nội dung cũng theo chủ đề hằng ngày nữa, m cũng học đc tháng rưỡi rồi, giờ giao tiếp sương sương rồi, ít ra không bị sợ nói TA nữa

    ThíchPhản hồi2 phút
  • Ngữ pháp tiếng Anh

    Linh Đàm

    Lộ trình chi tiết phết và mình thấy phg pháp dạy hay lắm, học khá thích thú không bị nhàm nhàm như mấy bài giảng trên lớp đâu, lại còn dễ học nữa.Mình bắt đầu thấy khoái khoái học kiểu này rồi đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Học tiếng Anh có chủ đích - Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả nhất

    Hương Trần

    Nội dung học rất hay và thực tế. qtrọng là có đầy đủ hướng dẫn chi tiết rõ ràng nên mình học đc khoảng 2 tuần là tiến bộ trông thấy luôn

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Các trang web học tiếng Anh

    Long

    b ơi, trọn bộ đầy đủ gồm những gì?

    ThíchPhản hồi5 giờ
  • App học tiếng Anh

    Phi

    Tài khoản học online qua app, quà tặng đủ cả!

     

    Thích Phản hồi15 phút
  • Thì hiện tại đơn

    Trịnh Vy

    Mình mua cho em mình học, quá trình kèm cặp nó mình thấy cái này rất chi tiết từng bước để học.Trước đó mình có mua nhiều tài liệu TA to hơn, dày hơn nhưng lại bị giới hạn ở chỗ, không có chỉ tiết lộ trình học như cuốn này. Nên làm được vài trang thì mình bỏ ngang luôn.Em mình cứ học theo app này này được gần 1 tháng rồi và phát âm tiến bộ rất nhiều, em mình cũng ham học tiếng Anh hơn trước.Thực sự cách học này ổn áp lắm!

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì quá khứ đơn

    Phương Kyu

    app này rất phù hợp vs những bạn mất gốc giống như mình, vừa mới học đc 1 lesson mà mình cảm thấy cách nghe và phát âm của mình tốt hơn r mình còn bt thêm một số từ vựng và câu hỏi rất dễ học và đơn giản các bn nên mua về học đảm bảo học xong các bn sẽ thấy khác biệt. Cơ mà phải kiên trì chăm chỉ đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì tương lai

    Chị Ba

    mình thấy học khá ok, có vẻ hợp với mấy đứa lười ghi nhớ lười học thuộc lòng như mình, thiết kế cũng khá tiện ích nữa

    ThíchPhản hồi1 ngày
Thì hiện tại tiếp diễn

Eng Breaking 2023 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

Từ khóa » Tín Hiệu Không Tốt Tiếng Anh Là Gì