Đồng Phạm Là Gì? - AZLAW

Đồng phạm là gì?

Mẹo nhỏ: Tham gia nhóm hỗ trợ của AZLAW để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề liên quan trên Facebook tại đây hoặc liên hệ dịch vụ qua Zalo tại đây.

Đồng phạm là gì? Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm. Có 4 loại đồng phạm và chịu trách nhiệm hình sự độc lập

Vụ án đồng phạm là vụ án có nhiều người tham gia, vì vậy làm sao để xác định được những người đồng phạm cũng như xác định trách nhiệm hình sự của họ khi cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Chúng tôi xin có một số phân tích về quy định pháp luật của đồng phạm.

Đồng phạm làm gì?

Điều 17. Đồng phạm1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo quy định tại điều 17 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 giải thích: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm

Đặc điểm của đồng phạm

Để thoả mãn quy định về đồng phạm cần có những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm. Vì vậy, sẽ không được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập.

Các loại đồng phạm

Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: A là người đề ra kế hoạch đi cướp ngân hàng cho các đàn em của mình thực hiện.

Người thực hiện (người thực hành): là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Ví dụ: A,B,C tổ chức đi ăn trộm, A và B được phân canh gác cho C lẻn vào nhà lấy trộm đồ. Trường hợp này C là người thực hiện.

Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B đang cãi lộn, C đứng cạnh hét lên “đánh chết nó đi”

Người giúp sức: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: A mua dao giúp B và biết B có ý định dùng con dao làm hung khí giết người.

Trong một vụ án đồng phạm không phải lúc nào cũng có đủ 4 loại người đồng phạm nêu trên, một người có thể đóng nhiều vai trò đồng phạm. Ví dụ như người tổ chức có thể chính là người thực hiện hay vụ án chỉ có người tổ chức và người thực hiện mà không có người xúi giục, giúp sức.

Phạm tội có tổ chức: Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Nguyên tác chịu trách nhiệm hình sự: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung: tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Tức là dù không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng tất cả những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tội phạm do người thực hành gây ra. Nguyên tắc theo tính độc lập của trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm Luật Hình sự quy định mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chât, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau.

Ví dụ về đồng phạm:

A cắt khóa vào nhà kho lấy trộm một chiếc tivi. B nhìn thấy, đợi A đem tivi ra ngoài, sau đó lẻn vào nhà kho lấy trộm một chiếc quạt bàn và một số phụ tùng xe máy, khi ra khỏi kho được 200m thì cả A và B đều bị bảo vệ cơ quan phát hiện bắt giữ. Tuy cả A và B đều thực hiện tội “Trộm cắp tài sản” nhưng không cùng thực hiện, nên không coi trường hợp tội phạm của A và B là đồng phạm.

Liên hệ để được hỗ trợ

Yêu cầu gọi lại Tư vấn qua Facebook Tư vấn qua Zalo Bài trước Mẫu nội quy lao động Bài tiếp Thông báo ứng dụng với bộ công thương

Bài viết liên quan

  • Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

  • Mức phạt khi bị tung ảnh nóng? Tố cáo người tung ảnh nóng?

  • Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại

  • Phân biệt bị can và bị cáo

  • Tội trộm cắp tài sản điều 173 bộ luật hình sự

  • Đặt bẫy điện vô tình làm chết người

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Án treo là gì? Điều kiện được hưởng án treo

Tìm kiếm

Tìm kiếm cho:

AZLAW trên mạng xã hội

Theo dõi Facebook

Theo dõi Youtube

Tham gia AZLAW Group

Thông tin liên hệ

  • 0966899263
  • lienhe@azlaw.vn
  • https://azlaw.vn
  • V2-A02, Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

  • 8h00 - 18h00

Từ khóa » Vi Dụ Về Người Xúi Giục Trong đồng Phạm