Người Xúi Giục Trong đồng Phạm Theo Quy định Của Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành có quy định như thế nào về người xúi giục trong đồng phạm? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Người gửi: Nguyễn Tiến Kiên (Hải Dương)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900 6589
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
Khoản 2 Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về người xúi giục như sau:
“Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.”
Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm có được thực hiện thông qua người khác. Do vậy, có thể gọi người xúi giục là tác giả tinh thần của tội phạm. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh. Trong vụ án cụ thể, việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là cần thiết, một mặt để xác định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi giục, đưa người này đến chỗ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục, tuy có bị thúc đẩy nhưng đã tự ý mình phạm tội.
Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc kêu gọi, hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.
Hành vi xúi giục phải cụ thể, nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện tội phạm nhất định. Việc truyền bá, phổ biến, gieo rắc những tư tưởng xấu cho một người hoặc một số người và khiến những người này đi vào con đường phạm tội cũng không phải là hành vi xúi giục trong đồng phạm mà chỉ có thể cấu thành tội độc lập khác như tội dụ dỗ, ép buộc… người chưa thành niên phạm tội (Điều 252 Bộ luật hình sự).
Về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục cần có ý định rõ ràng thúc đẩy người phạm tội. Những người có lời nói hoặc việc làm có thể gây ảnh hưởng đến việc phạm tội của người khác nhưng không có ý định thúc đẩy người này phạm tội thì cũng không phải là người xúi giục.
Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục cũng như tùy mối quan hệ giữa họ với nhau. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tôn giáo, tín ngưỡng, sự nhẹ dạ của những người chưa thành niên để thúc đẩy họ phạm tội là những trường hợp nghiêm trọng.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về người xúi giục trong đồng phạm theo quy định của pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Từ khóa » Vi Dụ Về Người Xúi Giục Trong đồng Phạm
-
Đồng Phạm Là Gì? - AZLAW
-
Các Loại Người đồng Phạm Theo Quy định Luật Hình Sự ? Cho Ví Dụ ?
-
Vấn đề Về đồng Phạm Theo Quy định Trong Bộ Luật Hình Sự 1999 Và ...
-
Đồng Phạm Bao Gồm Những Người Nào? Phân Loại đồng Phạm
-
Tội Đồng Phạm Là Gì Năm 2022? - Luật Hoàng Phi
-
4 Loại đồng Phạm - Cần Nắm Rõ để Tránh Hiểu Sai!
-
Quy định Các Loại Người đồng Phạm? Các Hình Thức đồng Phạm?
-
Thế Nào Là đồng Phạm Trong Hình Sự - LUẬT SƯ
-
Đồng Phạm Trong Vụ án Hình Sự Và Những điều Cần Biết (Phần 1)
-
Giải Quyết Vụ án Có đồng Phạm: Một Số Lưu ý Và Sai Sót Thường Gặp
-
Tìm Hiểu Về đồng Phạm Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Điều 17. Đồng Phạm Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Những điểm Mới Về đồng Phạm được Quy định Tại Phần Chung Bộ ...
-
Nguyên Tắc Xác định Trách Nhiệm Hình Sự Của Người đồng Phạm