Dòng Tiền Sẽ Có Xu Hướng Ra Khỏi Thị Trường Mới Nổi, Nhưng Không ...

Dòng tiền sẽ có xu hướng ra khỏi thị trường mới nổi, nhưng không rời Việt Nam? NGUYỄN LONG 09/05/2022 04:50

FED tăng lãi suất đồng thời lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng lên mức 3% đã khiến giới đầu tư lo ngại dòng tiền có thể "chạy" khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Đường cong lợi suất tăng có báo hiệu một đợt suy thoái mới?

Liệu dòng vốn nước ngoài có rút khỏi thị trường Việt Nam.

Liệu dòng vốn nước ngoài có rút khỏi thị trường Việt Nam? (Ảnh: Nguyễn Long)

Trong tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 0,5% là mức tăng mạnh nhất trong 22 năm vừa qua, thắt chặt định lượng, trong khi đó lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng tăng mạnh lên 3%; điều này được cho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức đầu tư lên các tài sản khác, trong đó có thị trường chứng khoán.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích CTCK Yuanta Việt Nam, về bản chất lợi suất và giá trái phiếu nghịch nhau, chứ không đồng thuận. Hay nói cách khác khi lãi suất tăng lên giá trái phiếu sẽ giảm xuống. Khi rủi ro thị trường tăng lên cùng lãi suất đi lên, xu hướng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển về các kênh tài sản khác trong đó có tiền gửi, kênh an toàn, rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu.

Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) tuần qua thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới đã có phiên lao dốc sau khi nhà đầu tư tại Mỹ đánh giá lại động thái nâng lãi suất của FED, nhất là sau bài phát biểu của Chủ tịch FED ông Jerome Powell, nhà đầu tư lo ngại việc FED sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong các kỳ họp sắp tới với việc tăng lãi suất thêm 0,75% thay vì 0,5%.

Bên cạnh đó, một trong những lo ngại lớn nhất đối với nhà đầu tư tại các thị trường mới nổi là động thái nâng lãi suất của FED sẽ khiến đồng USD mạnh lên, mặt bằng lãi suất của thị trường Mỹ tăng bao gồm cả trái phiếu và các kênh đầu tư khác vào thị trường Mỹ, khiến dòng tiền đầu tư chảy vào Mỹ khi lãi suất hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư cùng với đó mức độ rủi ro thấp hơn so với các thị trường mới nổi.

Diễn biến lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ.

Diễn biến lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ.

[eMagazine] 10 Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất ra sao?

Tuy nhiên, xét riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, thông qua diễn biến tỷ giá, sức mạnh của VND so với đồng USD vẫn được duy trì khá tốt từ đầu năm đến nay, nhờ vào nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ kiều hối, dòng vốn FDI và xuất siêu. Và với diễn biến tỷ giá của đồng VND và cán cân thương mại ổn định, do đó rủi ro dòng vốn bị rút mạnh khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như dòng vốn đầu tư bị rút khỏi Việt Nam, ít có khả năng xảy ra.

Về quan điểm khi lãi suất trái phiếu tăng làm giảm sức hút lên các kênh đầu tư khác, ông Trần Đức Anh cho rằng, điều này là hoàn toàn đúng. Kênh lãi suất trái phiếu là lãi suất cố định khi kênh này cạnh tranh trực tiếp với các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, vàng, tiền kỹ thuật số trong bối cảnh các yếu tố rủi ro gia tăng, nhà đầu tư sẽ tìm đến các tài sản đầu tư an toàn hơn. Trong bối cảnh kênh lãi suất trái phiếu cao hơn so với giai đoạn trước đó sẽ khiến kênh này hấp dẫn nhà đầu tư hơn, dòng tiền sẽ rời bỏ các rủi ro như cổ phiếu

Về hiện trạng, thị trường chứng khoán Việt Nam và Mỹ đang phản ánh sự quan ngại của nhà đầu tư về việc FED sẽ tăng mạnh lãi suất vào đầu tháng 6 tới đây. Nếu thật sự FED tăng lãi suất thêm 0,75% nó đã tác động lên thị trường chứng khoán vào thời điểm trước đó, nên điều nhà đầu tư cần quan tâm hơn là diễn biến lạm phát tại Mỹ và lộ trình tăng lãi suất của FED trong thời điểm tiếp theo, sẽ là những yếu tố ảnh hưởng lớn hơn đến thị trường so với việc tăng 75 điểm phần trăm cơ bản.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán: Kiên nhẫn chờ cơ hội mới

    05:00, 08/05/2022

  • Đường cong lợi suất tăng có báo hiệu một đợt suy thoái mới?

    15:35, 07/05/2022

  • Cổ phiếu SSN nằm sàn sau thông tin bắt buộc phá sản

    05:15, 07/05/2022

Từ khóa » Eu Rút Khỏi Việt Nam