Du Lịch Hòn Vọng Phu ở Nha Trang
Có thể bạn quan tâm
Xuất hiện trong thi ca, âm nhạc của Việt Nam, Hòn Vọng Phu như là một biểu tượng thiêng liêng về tình cảm vợ chồng, tình anh em gắn bó trong gia đình. Nếu đã có dịp đặt chân đến thành phố biển Nha Trang bạn không thể nào không ghé thăm Hòn Vọng Phu.
1. Đôi điều về Hòn Vọng Phu ở Nha Trang
Hòn Vọng Phu hay còn gọi là núi Mẫu Tử trên độ cao 2051m. Địa danh này nổi tiếng nằm phía trên hàng trăm ngọn núi khác nhau về hướng Tây Bắc của thị trấn Ninh Hòa. Trước kia, Hòn Vọng Phu thuộc địa phận của tỉnh ĐăkLăk, sau khi quận Khánh Dương được sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thì nó trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn của Nha Trang – Khánh Hòa.
Chóp của Hòn Vọng phu là một khối đa hoa cương khổng lồ, dựng lên cao vút. Khối đa thứ hai có phần thấp hơn và được tựa sát vào nhau. Thoạt nhìn, trông nó như hình ảnh của người phụ nữ đang ôm đứa con thơ chơ chồng. Cũng chính vì vậy mà người dân nơi đây đã đặt tên cho nó là Núi Vọng Phu, Hòn Vọng Phu hay núi Mẫu Tử.
Cách bờ biển khoảng 30km, để đến thăm Hòn Vọng Phu bạn phải mất 30 phút di chuyển bằng xe ô tô và đi bộ thêm 5km nữa là đến nơi. Không chỉ được nhìn ngắm Hòn Vọng Phu, lắng mình với câu chuyện cảm động về tình mẫu tử, tình anh em, đứng ở nơi đây bạn còn có thể ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố biển Nha Trang thơ mộng, hiền hòa.
Xem thêm cẩm nang blog du lịch Gia Lai
2. Sự tích về Hòn Vọng Phu
Truyền thuyết kể lại rằng, có hai anh em ruột lấy nhau. Người anh là Tô Văn phát hiện vợ mình chính là em gái ruột Tô Thị từ một vết sẹo ở trên đầu, cũng là vết sẹo mà ngày trước chính anh đã vô tình làm em gái chảy máu đầu và sợ cha mẹ đánh nên đã bỏ trốn. Oan nghiệt thay họ lại lấy nhau, trở thành vợ chồng và sinh một người con.
Khi người anh và cũng là người chồng phát hiện ra đã cảm thất day dứt lương tâm nên lấy cớ đi biển đánh cá để rồi không quay trở về. Người vợ mỏi mòn chờ đợi chồng ngày này qua tháng nọ. Nhớ chồng, cô bồng con ra hòn đá trước biển để ngóng trông. Kết cục hai mẹ con chết và hóa thành đá.
Cũng có dị bản khác kể lại rằng người chồng đi chiến trần không về. Vợ bồng con ra núi nóng trông rồi chết hóa thành đá. Hòn đá ấy dân gian gọi là đá trông chồng hay còn gọi là Hòn Vọng Phu. Hiện nay, ở Việt Nam ngoài Hòn Vọng Phu ở Nha Trang thì còn có nhiều Hòn Vọng Phu khác trải dài từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam.
Một số Hòn Vọng Phu ở các tỉnh khác Việt Nam:
+ Hòn Vọng Phu ở Đắk Lắk
Dãy núi có hình cung, mặt lối quay về hướng Tây Bắc ngay ở phía Tây huyên Mơ Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. Hòn Vọng Phu nơi đây có độ cao 2.051 mét và còn có tên gọi khác là Chư H’mu.
+ Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Núi Nhồi trước đây còn gọi là núi Khế, nằm ở thôn Nhuệ (Nhuệ Sơn), nay là xã Đông Hưng huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa chừng ba cây số về phía Tây Nam. Chu vi của núi khoảng 4.000 mét. Phía trên đỉnh núi có hòn đá giống như người đàn bà và hai con nhỏ đứng trông về phương Nam, nơi có chiến trận thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Người dân ở nơi đây gọi nó là núi Vọng Phu.
+ Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn
“Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”
Hai câu ca dao này ý chỉ núi đá vôi nằm bên sông Kỳ Cùng, cạnh động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn. Tương truyền, vì mong mỏi chồng ra trận lâu về mà nàng Tô Thị đã bồng con lên núi để ngóng trông, lâu ngày hóa thành đá. Ngoài cái tên Hòn Vọng Phu thì nó còn được gọi là núi Tô Thị.
+ Hòn Vọng Phu ở Nghệ An
Nằm bên cạnh Nậm Giải, Quyế Phong, Nghệ An có khối đa trắng lớn với hình dáng mẹ bồng con, hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở nơi đây vẫn hay gọi nó là hòn Vọng Phu.
+ Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam
Ở Quảng Nam – Đà Nẵng có Đá Bà Rầu cũng được gọi là Hòn Vọng Phu. Câu chuyện kể về pho tượng đá có hình người đàn bà này không giống với các truyền thuyết Vọng Phu trên cả nước. Theo đó, người vợ có chồng đi buôn xa, ngày này tháng nọ ra bờ sông mong mỏi chồng. Và cuối cùng đến một ngày chàng trở về nhưng hạnh phúc không đến mà bao nghi ngờ, ghen tuông làm gia đình vỡ tan, chồng nàng lại bỏ ra đi. Nàng buồn râu ra cửa biến, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá này còn có ngọn tháp hay còn gọi là Tháp Bà Rầu.
+ Hòn Vọng Phu ở Bình Định
“Bình Ðịnh có núi Vọng Phu/Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh…”.
Núi Bà nằm ở phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát. Núi lớn bao phủ cả một vùng rộng lớn, uy nghi và kỳ bí. Trước đây, núi có tên là Phô Chinh đại sơn (Phô Chinh nghĩa là “bày chiêng”) – núi Bày Chiêng còn gọi là Hòn Chuông (Chung sơn).
Hòn Chuông nhìn từ xa rất giống với quả chuông úp với nhiều đèo dốc. Trên đỉnh núi có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt như người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi ra. Người dân địa phương nơi đây còn gọi nó là Hòn Vọng Phu.
Từ khóa » Núi Mẹ Bồng Con
-
Khám Phá Hang "Mẹ Bồng Con" Độc Nhất Núi Tô - YouTube
-
Những Núi Vọng Phu Tại Việt Nam
-
Núi Vọng Phu
-
Khánh Hòa Online - NÚI VỌNG PHU: Cao 2.051m, Là ... - Facebook
-
"Chiến đấu" Với Rừng Sâu, Sóng Núi để Chinh Phục Hòn Vọng Phu ...
-
Núi Vọng Phu Thanh Hóa
-
Hòn Vọng Phu ở đâu ? - PLO
-
Lên Chư Mư Ngắm Vọng Phu Mờ Sương - Báo Người Lao động
-
Núi Vọng Phu (Thanh Hóa): Biểu Tượng Chung Thủy Của Người Phụ Nữ
-
Mẹ Bồng Con | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
-
Kỳ 3: Sự Thật Hòn Vọng Phu Bị Tan Vỡ - Báo Tuổi Trẻ
-
Khám Phá Núi Vọng Phu Hùng Vĩ ở Xứ Sở Tây Nguyên
-
Chư Hmu - Wiktionary Tiếng Việt