Du Lịch Việt Nam: 3S, 4S Hay Du Lịch SOS | TÀI LIỆU - HỌC TẬP

  • Trang chủ
  • THẢO LUẬN
  • TÀI LIỆU – GIÁO TRÌNH
  • DIỄN ĐÀN
  • LIÊN HỆ
TÀI LIỆU – HỌC TẬP – DU LỊCH Entries RSS | Comments RSS
    • “Khi đi du lịch trở về có lẽ con người ta đã lớn thêm nhưng chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”.

      PAUL MORAND

      Xem tiếp > > >

  • CÁC CHUYÊN MỤC

    • Ý KIẾN SINH VIÊN
    • ẨM THỰC – NHÀ HÀNG (F&B – BARTENDER)
      • Chef – Bếp
      • Pha chế Bartender
      • Vui buồn nghiệp nhà hàng
    • BÁO CÁO – TIỂU LUẬN – LUẬN VĂN
    • CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
    • DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
    • DU LỊCH SINH THÁI
    • GIẢI TRÍ – THƯ GIÃN
    • HỎI GÌ ĐÁP NẤY – TƯ VẤN CHUYÊN MÔN
    • KIẾN THỨC ĐÔNG TÂY – BẬT MÍ NHỮNG BÍ MẬT
    • KINH NGHIỆM DU LỊCH
      • Dã Ngoại – Thể thao – mạo hiểm
      • Phượt
      • Xuất ngoại phiêu lưu ký
    • LUẬT DU LỊCH – THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH
      • Nguyệp vụ xuất nhập cảnh & thủ tục hải quan
      • Văn bản luật du lịch hiện hành
    • MARKETING DU LỊCH (DỊCH VỤ)
    • MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI
    • NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG – TÀU HỎA – XE ÔTÔ – TÀU THUYỀN
    • NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
      • Kỹ năng
      • Vui buồn nghề hướng dẫn
    • NHỮNG ĐIỂM ĐẾN HAY – MỚI – LẠ
    • QUẢN LÝ KHÁCH SẠN – DỊCH VỤ LƯU TRÚ
      • F.O – lễ tân
      • House keeping – Phòng
      • Vui buồn nghề khách sạn
    • TÀI LIỆU THAM KHẢO
    • TẢN MẠN CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY
    • TỔNG HỢP
    • TỔNG QUAN DU LỊCH
    • THÔNG TIN DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    • THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
    • TIN TỨC CHO SINH VIÊN – CÁC KHÓA HỌC – DU HỌC – HỌC BỔNG DU LỊCH
    • TRUYỆN CƯỜI DU LỊCH
    • TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM
      • Miền Bắc
      • Miền nam
      • Miền Trung
    • TƯ LIỆU SINH VIÊN CUNG CẤP
    • VĂN HÓA DU LỊCH
    • ĐIỀU HÀNH DU LỊCH
      • Quản trị lữ hành
      • Tổ chức và điều hành chương trình du lịch
  • BÀI ĐỌC NHIỀU

  • Bài viết mới

    • Việt Nam 4 lần được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á” – Khẳng định sức hút và đẳng cấp thương hiệu
    • Khai mạc Hội chợ ITE HCMC 2022 – mở ra cơ hội phục hồi mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế
    • Nguồn gốc của Phở không phải Hà Nội, Nam Định mà là từ một người ‘không phải ai cũng biết’
    • Hướng dẫn viên du lịch khó khăn do COVID-19 được hỗ trợ thế nào?
    • TỔNG CỤC DU LỊCH GIẢI THÍCH VỀ HỒ SƠ TRỢ CẤP CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN
  • CÁC BÀI VIẾT NỔI BẬT

    • TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
    • Du lịch-chức năng
    • Du lịch Việt Nam: 3S, 4S hay du lịch SOS
    • TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
    • Hương sắc miệt vườn sông nước Cửu Long
    • Sử thi RAMAYANA
    • CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬT CHẤT KỸ THUẬT TRONG DU LỊCH
    • Du lịch Miền Tây mùa nước lũ: Sự dân dã làm nên sức hút
    • GIÁO TRÌNH TỔNG QUAN CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH
    • Chuyện trấn yểm long mạch ở Sài Gòn
  • KHÁCH ĐÃ TRUY CẬP

    • 1 863 513 khách
  • KHÁCH ĐANG THAM QUAN

  • QUẢN LÝ THÔNG TIN

    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • RSS bài viết
    • RSS bình luận
    • WordPress.com

Du lịch Việt Nam: 3S, 4S hay du lịch SOS

Posted on 10/10/2012 by tailieudulich

Cái khó khi viết về du lịch nội địa Việt Nam thì muôn vàn; bởi thực tế, nếu bất cứ ai đã tham gia tối thiểu một ngày-một đêm vào cái chỉnh thể du lịch ấy thì cũng thấy hàng ngàn thứ bất cập. Nhưng tôi không đề cập vào những cái khó chi li, thuộc chuyện bên ngoài, và nằm trong mối quan hệ giữa dịch vụ du lịch và khách hàng du lịch. Cái bên trong tôi muốn nói, tựu trung lại có 3 cái khó: Thứ nhất, đến từ cơ chế quản lý của nhà nước, quan niệm và cung cấp đối xử, làm việc với du lịch còn quá sơ sài, lạc hậu, thậm chí ấu trĩ… nên ngăn trở sự phát triển. Thứ hai, đến từ chính những người khai thác du lịch, quan niệm về mối quan hệ với khách hàng còn rất nhiều quan liêu, xem như chủ tớ, thậm chí ban phát ân huệ; và hiểu biết của họ về văn hoá, địa lý, lịch sử… thì quá yếu kém nên các cảnh quang, địa điểm du lịch bị phá huỷ, hư hỏng nặng nề. Thứ ba, đây là điều thảm hại nhất, lại đến từ chính những khách hàng, họ cứ xem địa điểm du lịch như là một cái chợ trời, bỏ vài hào tiền lẻ ra là mặc sức phá phách, lấy cắp và phóng uế bừa bãi; điều này ban đầu chỉ đến với khách nội địa, sau lan sang cả khách Việt kiều và nước ngoài, những người vốn có tiền nhiều hơn, muốn chứng minh sự hiện diện của mình ghê gớm và dữ dội hơn…

Để diễn giải về 3 cái khó này, thiết nghĩ cũng không khó và không còn cần thiết nữa, bởi lâu nay, rải rác trên các báo đài trong và ngoài nước đã đề cập nhiều lần; và cũng đã không thiếu những chi tiết được dẫn chứng, những sự việc được phân tích. Đó là nói về tính nóng của thông tin báo chí, còn về tính thực tiễn của vấn đề, nhắc lại những điều này [một cách giẫm chân tại chỗ] cũng không có ích gì. Việc của những người còn quan tâm, nhận diện và phân tích du lịch nội địa Việt Nam phải làm là gọi tên được hiện trạng của vấn đề, phải nhìn ngắm nó trong một viễn cảnh đang và sẽ xảy ra. Làm được điều này, thì tự nhiên các cái khó bị dồn chân vào mép tường, được phán xét và thay đổi, hay bị triệt tiêu nhanh chóng hơn.

Và vì vậy, cái dễ khi viết về du lịch nội địa Việt Nam cũng là ở điểm này: đụng vào vấn đề nào, nắm lấy chuyện gì, phân tích chi tiết ra sao… cũng được; vì giống như một mảnh đất khai hoang đã lâu nhưng chưa cày cấy, trồng trọt. Bất cứ cái gì hay điểm nhìn nào với du lịch nội địa Việt Nam cũng là thoả đáng và cần thiết. Bởi tất cả còn trong giai đoạn chưa bắt đầu, tươi nguyên và bề bộn nhiều thứ. Trong bài viết ngắn, mà tôi xem là những điều tản mạn này, tôi sẽ tập trung đề cập 2 vấn đề: Một, về kỳ quan du lịch Mỹ Sơn. Hai, về quan niệm du lịch 3S hay 4S của Việt Nam.

1.

Việt Nam chưa có được chục kỳ quan thuộc di sản thế giới, thì 2 trong số ấy nằm trong tỉnh nghèo Quảng Nam, một tỷ lệ rất cao và rất đặc biệt so với 64 tỉnh thành còn lại. Mỹ Sơn, và Hội An [giống như cố đô Huế] là kỳ quan thuộc về con người, do con người tạo ra. Nghĩa là không có tính hên-xui-may-rủi của địa lý trong chuyện này, rủi chăng là do chiến tranh liên miên, do chế độ độc tài xem thường di sản cha ông, xem thường du lịch-dịch vụ nên khiến cho lụi tàn nhanh chóng mà thôi.

Về mặt lịch sử và địa lý, Mỹ Sơn nằm ở một ví trí gần như là trung tâm của đất nước; nơi đây là chứng tích của một thời đại huy hoàng, thánh địa của người Chămpa, mà bước chân thiên di của họ vào tận Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu… và xa hơn nữa. Điều này là một sức hấp dẫn với các khách du lịch văn hoá, vì không bị tính đứt quãng trên đường đi thăm quan, tìm hiểu. Mỹ Sơn cũng là chứng tích cho ý đồ quảng nam [mở rộng về phương Nam] của cư dân miền Bắc, điều đã diễn ra trước cả thời Lý -Trần và đến tận cả ngày nay, năm 2005. Đi du lịch Mỹ Sơn cũng có nghĩa là đi du lịch Hội An [một sự liên đới], Huế và động Phong Nha… kế cận bên nhau. Chưa nói, với những người có am hiểu và sành điệu, thì khi đến Quảng Nam rồi, ai lại chỉ đi 2 kỳ quan, bởi suối Tiên ở Quế Sơn, đập nước Phú Ninh, suối Mơ ở Đại Lộc, vườn trái cây Đại Bường, suối Đá, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng… cùng với biển Non Nước, Cửa Đợi, Hà Mi, Bàn Thạch… cũng có sức hấp dẫn của nó. Rồi cả chuyện bơi thuyền sông Thu lên Hòn Kẽm Đá Dừng, ăn trái Lòn Bon, dạo chơi các làng nghề, ăn đặc sản… cũng đủ thứ để chọn lựa. Đó là nói về chuyện nội tại, chứ nhìn từ tổng quan của du lịch đất nước, thì Mỹ Sơn cũng giống như phần Nhã Ca [Diễm Ca] tươi mát trong Kinh Thánh, nằm gần chính giữa, giúp người đọc-người thưởng lãm dừng chân thư giãn.

Sau khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lòng vòng Sài Gòn và các tỉnh lân cận, đi một quãng đường cũng khá dài [khoảng 1000km] thì đến nơi đây, sau đó đi các tỉnh lân cận, rồi cũng một quãng tương tự nữa thì đến Hà Nội, đi loanh quanh, ra sân bay Nội Bài, vào Sài Gòn hoặc rời khỏi Việt Nam, cũng được… Phải nói là các kỳ quan phân bổ cũng khá hợp lý, miền Nam nhộn nhịp, nhiều sức sống thì không cần có kỳ quan, khách vẫn đến, miền Trung khô cằn, bảo thủ thì cần nhiều kỳ quan hơn, nó cũng là cách để nối miền Nam trẻ trung, năng động với miền Bắc già nua, ấu trĩ…; đó cũng là cách để miền Trung nhà quê có thể ngồi chung bàn với hai đồng liêu, một là gã độc tài, một là tên tư bản.

Thế nhưng, Mỹ Sơn đã thực sự còn lại gì, đã làm gì để xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa của mình. Về mặt tâm linh, có thể nói ngay, Mỹ Sơn coi như vứt đi. Tại sao thế? Bởi theo nhiều nhà nghiên cứu tâm linh, sở dĩ vương quốc Chămpa đang hùng mạnh như thế, bỗng chốc thành suy tàn là do Cao Biền [nhà Đại Đường] đã yểm một lá bùa phong-bế [phong toả & bế quan] vào sau lưng núi Quắp, phá đi thế “hổ ngồi” của đất thánh địa, khiến đất “rồng cuộn” phải bay lên, Đại Việt hết rơi vào thế “chó cùng thúc giậu”, Trung Hoa dễ bề thôn tính đất đai và xâm lược, vì có phương Nam để Đại Việt lui về. Dù chuyện này, sử Việt Nam không còn lại gì nhiều nên có phần tranh chấp, và cho dù chúng ta không chấp nê vào chuyện này, nhưng khi nói về tâm linh [nghĩa là có tin vào tâm linh] thì Mỹ Sơn ngày trước, đã một lần bị tổn thương nặng nề. Lần thứ 2 là việc những bức tượng, phù điêu bị đục đẽo, cưa cắt để chuyển ra Cổ Viện Chàm tại Đà Nẵng. Lần thứ 3 [năm 2005] là việc xây dựng Nhà trưng bày Nhật Bản ngay cổng vào Mỹ Sơn, bên Khe Sẻ, và chuyển hết phần tượng, cột đá và phù điêu còn lại vào để trong ấy. Nói như vậy là đã bỏ qua những năm tháng chiến tranh Việt-Mỹ với bao nhiêu bom đạn đã trút xuống; bỏ qua sự thờ ơ, lòng tham và cả sự huỷ diệt của con người, thời gian. Để có thể nói việc làm của Cao Biền là tội đồ của một dân tộc này với một dân tộc-một quốc gia khác, thời trung cổ, chuyện muôn đời, rất khó tránh khỏi. Còn hai việc làm sau, là biểu hiện của một sự xuống cấp trong nhận thức, trong tư tưởng, trong quan niệm, có thể nói là kết quả của một hành động phản động và dốt nát thời hiện đại.

Mỹ Sơn sở dĩ trở thành Mỹ Sơn, là vì ở đó nó có cấu trúc độc đáo về văn hoá, tâm linh, kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật… và cả bối cảnh tự nhiên đặc biệt. Tâm linh và văn hoá đã mất từ lâu, nay kiến trúc thì còn một vài đống gạch, điêu khắc và phù điêu thì chui vào những nơi nhảm nhí như các địa điểm kể trên và bán ra nước ngoài. Nếu bảo tàng và các bộ sưu tập mà có thể thay thế được quang cảnh thật của một khu đền tháp, một thánh địa thì UNESCO công nhận di sản tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam để làm gì; khách du lịch tìm đến nơi đây để làm gì. Tại Pháp, vẫn có thể xem qua bảo tàng, Internet hoặc tivi cũng được vậy.

Tình trạng này không chỉ diễn ra với Mỹ Sơn mà còn với tất cả các di sản còn lại tại Việt Nam; Chỉ riêng Hội An là ít thê thảm, bởi ở đây kỳ quan chính là cuộc sống, văn hoá, cách sinh hoạt của người dân, chẳng lẽ phải di cư hay giết hết dân để chiếm di sản làm của riêng, cho vào các bộ sưu tập và bảo tàng. Nếu làm được, tôi e rằng, Hội An cũng đã không tránh khỏi điều này. Tôi cho rằng việc biến di sản lịch sử, di sản công cộng thành của sở hữu cho một cơ quan, một tổ chức hay cho cả tư nhân là hành động của những kẻ hoạn quan và bệnh hoạn, không sử dụng được nhưng vẫn muốn chiếm làm của riêng… Mà thành tựu về tâm linh, văn hoá và mỹ học của một dân tộc, là kết quả tịnh tiến của cả một quá trình bồi đắp, chung sức và ít nhiều hi sinh những thứ thuộc về cá nhân. Hành động của những gã hoạn quan này [mà hiện nay rất phổ biến trên thế giới] là biểu hiện của một nhận thức phản động, một hành động đi ngược về phía man di-mọi rợ. Với lối nhận thức như thế, thử hỏi từ đây về sau, thế giới có còn tạo ra được di sản nữa hay không? Tôi tin là không, và càng không có cơ hội cho các nước nghèo, nơi luôn bị các nước giàu dòm ngó, ngay cả đến một cái trinh tiết mới sinh ra, có thể tạo ra được di sản cho chính mình. Mua bán, chiếm dụng di sản công cộng cũng như chiếm một cái bao cao su xài rồi, tinh trùng thì quý thật, nhưng khi tinh trùng đã đi vào trong bao su và ung huỷ, thì chiếm dụng để làm gì cơ chứ.

Từ sự tư hữu hoá vừa kể, cho chúng ta thấy một hình ảnh về chảy máu di sản, chảy máu chất xám về nhận thức di sản. Nó dường như là một hệ luỵ, tôi không muốn nói là kết quả tất yếu của xã hội hậu thực dân, hậu thuộc địa. Các cá nhân giàu trong nước, trong giới lãnh đạo, các nước giàu bên ngoài vẫn nuôi giữ trong tâm thức mình tư thế của một tên thực dân; với phần nghèo còn lại, không còn cách nào khác, bị đẩy vào tư thế thuộc địa hoá bị động, và cả chủ động. Với đồng tiền, với nghệ thuật… thì đã lấy một số nước làm trung tâm; nay đến văn hoá, tư tưởng và tâm linh, cũng lấy một số nước ấy làm trung tâm, thật là lạ. Lạ hơn cả, là tập nhìn di sản của chính mình qua lăng kính, qua con mắt của người khác. Từ rất lâu rồi, người ta nhìn về Mỹ Sơn và các di sản trong nước qua con mắt của người Pháp, Nga, Nhật và phần phương Tây còn lại. Không có mấy người Quảng Nam hay Việt Nam muốn nhìn Mỹ Sơn trong con mắt của người Chămpa, người Quảng Nam hay người Việt. Thật là, không còn gì lạ hơn, lạ một cách kỳ khôi.

2.

Với một thực trạng như vừa nêu, thì câu hỏi, liệu đi du lịch Việt Nam trong thời buổi này có gì hấp dẫn? Nếu nói có, thì cũng dễ dàng được chấp nhận, vì an ninh tốt, khách mỗi ngày mỗi đông; chưa kể là có hàng tỷ cái nghịch lý và buồn cười, mà ngay một người khách thờ ơ nhất cũng có thể nhận thấy được. Còn nếu nói không, thì không còn gì để bàn thêm.

Vì vậy, trong phần hai bài viết này, tôi sẽ giả định là có rất nhiều hấp dẫn cho nhận thức về du lịch nội địa Việt Nam! Tôi xin lưu ý, ở đây đang nói về nhận thức, chứ không phải là dịch vụ, hay giải trí. Bởi nếu nói về dịch vụ, hay giải trí, thì không có nghĩa lý gì cả, bởi khi đồng tiền xâm nhập vào, dịch vụ tất yếu phải ngày càng chuyên nghiệp hơn, giải trí phải ngày càng sinh động, đa dạng và nhiều khả năng quảng cáo cao hơn.

Tôi muốn nói về quan niệm du lịch của người Việt Nam, họ đang theo tiêu chí 3S hay 4S. Nếu 3S thì chỉ gồm Sea [biển], Sand [đất-cát], và Sun [mặt trời]; nếu 4S thì phải có thêm Sex [tình dục]. Nhiều nước, nhiều nơi như London, Hawaii, Thái Lan, Singapore… còn gia tăng thêm See [tầm nhìn-nhận thức], Soul [tâm linh-sự vi tế], và cả Save [lưu giữ-cứu hộ].

Khi nói về một chữ S nào đấy, nghĩa là chúng ta đang nói về một từ chìa khoá, mà ở đó là một cánh cửa, để liên đới tới nhiều vấn đề có quan hệ chặt chẽ và mang tính hữu cơ khác. Ví dụ khi nói đến Sea, không có nghĩa chúng ta chỉ nói đến bờ biển, tắm biển hay bãi biển, mà chúng ta còn nói tới các món ăn hải sản, các nhà hàng chuyên đồ biển danh tiếng, các resort ven biển, các trò chơi và cả các con sông đổ ra biển… Chưa nói, với những khách cao cấp hơn về nhận thức, người ta còn làm một so đo về lối sống, về văn hoá của một xứ có biển với xứ không có biển, hay vùng núi cao, hoang mạc. Nếu nhìn với tiêu chí và sự quán chiếu rộng lớn như thế này, thì người Việt Nam, mà cụ thể là những người làm du lịch Việt Nam chưa thông suốt và chưa làm đúng với bất kỳ chữ S nào.

Để thấy rõ hơn, vì đang nói về Sea, chúng ta chỉ cần đặt ra câu hỏi, du lịch Sea có đi đôi với Save, hay được Save hỗ trợ chu toàn chưa? Thì câu trả lời sẽ cho ta biết Việt Nam có đạt được trình độ du lịch Sea chưa? Sông ngòi và bờ biển thì ngày càng ô nhiễm, các đặc sản thì kiệt quệ, các phương tiện để thưởng thức Sea thì không đủ an toàn, hay chưa có cả phương tiện an toàn. Có gì làm nấy, như kiểu của trong kho xài dần, vô lo vô nghĩ; đâu biết rằng, kho thì rất nhỏ, chẳng bao lâu thì sẽ sạch nhẵn. Nguy hiểm hơn là chuyện trong tâm thức, những người làm du lịch cứ nghĩ rằng, Việt Nam vĩ đại lắm, đẹp lắm, hấp dẫn lắm… cần gì phải lo chu toàn, tôn tạo, khách sẽ tự khắc tìm đến. Tạo điều kiện chính quy cho khách được đến là ban ân huệ cho họ rồi. Đâu biết rằng đó là suy nghĩ cực kỳ quan liêu, thậm chí, ấu trĩ-ngu xuẩn. Bởi một thực tế cho thấy rằng, ví dụ như Mỹ Sơn, số lượng khách đến tham quan ngày một nhiều, nhưng trong số khách đó, thì có được mấy phần trăm đến lần thứ hai, chứ đừng nói nhiều lần sau nữa. Bởi hai lý do: Một, như ở phần đầu bài viết, đó là do họ biết rằng mình đã bị lừa, cái cần xem đâu còn để mà xem. Hai, điều này cũng thực tế hơn, là yếu tố Sun đã không được khai thác và phục vụ đúng-đủ nhu cầu tối thiểu. Khách du lịch xa phải đi từ các khách sạn ở Hội An, Đà Nẵng là gần nhất, để đến một nơi mà cái nóng và oi bức thật kinh khủng, [ngay cả mùa mưa cũng oi vì nằm trong thung lũng] vậy mà trong bán kính khoảng 15-20 cây số, không có một điểm dừng chân nào tỏ ra đủ chất lượng tương xứng để giải nhiệt, để xả hơi, thư giãn… chứ chưa nói ngủ qua đêm. Đúng, Mỹ Sơn là thánh địa, những chẳng lẽ xung quanh đó hàng chục cây số cũng phải chịu áp lực thánh địa, mà đâu phải khách nào cũng đến để hành hương, chẳng lẽ họ không được quyền nhận được những nhu cầu tối thiểu, dù từ xa, cách thánh địa 10-15 cây số. Đó là chưa nói, Mỹ Sơn là nơi nhất thiết phải kết hợp tối thiểu thêm 3S: Sun, Sand và Save… thì mới hi vọng giữ được khách qua đêm, đến lần thứ hai và có thể giới thiệu cho nhiều người khác cùng đến. Điều này có thể được chứng thực bởi Hội An, cách Mỹ Sơn khoảng 1 giờ đi xe thôi, vậy mà khách đến đây lần thứ 2, thứ 3, thậm chí nhiều lần… rất nhiều. Bởi ở đây, dù cũng chưa được quan niệm đúng về tiêu chí các S, nhưng do điều kiện tự nhiên và lịch sử, nó có những cái S vô hình. Cảm nhận được cái S vô hình này nên người ta đến. Đến để biết thế nào là Sea, Sand, Sun ở Hội An, và cả Sex “mờ” [không công khai] nữa. Và tất nhiên, do quy luật kéo theo, 4S này cũng được hỗ trợ chu đáo hơn của Soul và Save.

Người Hội An, có lẽ do truyền thống giao lưu nhiều thế kỷ, nên ứng xử có phần tinh tế, nhã nhặn với du khách hơn phần Quảng Nam thộ kệch và quá thật thà còn lại. Điều này làm cho du khách có cảm tưởng người dân Hội An có hồn [Soul] và sự vi tế [Soul] hơn nhiều nơi khác. Khi nói về điều này, hiển nhiên tôi đang nói về sức mạnh bản năng tiềm tàng của mỗi địa điểm du lịch, chứ không phải nói về trình độ vươn tới các đẳng cấp hay tôn chỉ của từng chữ S. Nhiều người sẽ khó đồng ý với quan điểm này, nhưng thực tế cho thấy, đâu phải người ta chỉ đi du lịch vì dịch vụ; mà yếu tố kích thích hơn, là tìm đến những nơi mình chưa biết, yếu yố See trong du lịch luôn rất quan trọng, và giữ vai trò tiên phong… Đến để thoả mãn See [tầm nhìn] và đến để xem nơi mình đến có được chiến lược về nhận thức tầm nhìn không… luôn là câu hỏi trong vali của mỗi người khách, khi quyết định mình sẽ đi đâu đó. Bởi du lịch, ban đầu, được sinh ra từ yếu tố tìm đến để thoả mãn See, và See sinh ra các dịch vụ để thoả mãn các nhân tố tìm đến. Một sự phản ứng dây chuyền, có tính vòng tròn và một cách ứng xử rất tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay, sự ứng xử tự nhiên không còn tỏ ra phù hợp và có thể chấp nhận được với những địa điểm du lịch đã có lịch sử dịch vụ của mình. Ví dụ như Mỹ Sơn, hay Hội An. Tại sao không? Bởi dễ hiểu một điều là, người ta có thể đi du lịch sa mạc với một cái lều cùng những vật dụng thiết yếu khác để ngủ bên một ốc đảo, chứ không thể đến một nơi như Hội An cùng với những thứ đó. Đến với Hội An, không phải chỉ thoả mãn với yếu tố See [nhìn], mà còn phải có Sea, Sun, Sand, Save, và cả Sex nữa. Còn đến với Mỹ Sơn, mỗi yếu tố See thôi, cũng chưa chu toàn được…; vì thế, Mỹ Sơn luôn là câu chuyện cần được kể và là điều đáng để nói nhất.

***

Nói ra những điều như vậy, không phải để phủ nhận hay xua đuổi lượng khách đến Mỹ Sơn nói riêng, và Việt Nam nói chung, ngày một đông. Mà là, để kích thích nhận thức của những du khách khi tìm đến Việt Nam, nhất là người Việt ở hải ngoại, ngày càng có nhiều điều kiện và cơ hội để trở về. Khi là du khách, hãy nhớ một điều là, chính bạn là nhân tố quyết định đến trình độ và chất lượng của những nơi bạn đến. Đừng để rơi vào tình trạng khẩn cấp như Save Our Sea, Save Our Sun, Save Our Sand, Save Our See, Save Our Space, Save Our Sex, Save Our Sin, Save Our Soul… như nhiều nơi khác trên thế giới; rồi mới lên tiếng, và tìm cách khắc phục. Nếu bạn không lên tiếng, mọi sự sẽ băng hoại và đổ vỡ.

Với Mỹ Sơn, hay bất kỳ địa điểm du lịch nào khác cũng vậy, trong bối cảnh mới, tôi tin rất khó để tránh khỏi tình trạng vực thẳm trong ý thức đầu tư và thực thi tiêu chí du lịch, bởi vực thẳm ấy đang nằm ngay dưới chân.

Đừng để tình trạng thờ ơ, tự nhiên chủ nghĩa xô chúng ta xuống vực thẳm sẵn có. Hãy cứu lấy sự buồn rầu trong nhận thức và hành động.

Với du lịch nội địa Việt Nam, tôi tin chúng ta đã qua giai đoạn để tranh cãi 3S hay 4S; qua giai đoạn lấp liếm và từ chối một S nào đó, như Sex chẳng hạn; để đồng thanh kêu lên: HÃY CỨU LẤY SỰ BUỒN RẦU CỦA CHÚNG TA [Save Our Sorrow]… , vì nó đang xâm chiếm từng giây từng phút môi trường du lịch.

Lý Đợi

Thích Đang tải...

Có liên quan

Filed under: TẢN MẠN CHUYỆN ĐÔNG CHUYỆN TÂY | Tagged: 3S, 4S |

« Vườn quốc gia Sài Gòn theo dòng lịch sử »

Một bình luận

  1. Hải, on 23/08/2018 at 09:17 said:

    một bài viết rất dốt nát và phiến diện,

    Trả lời

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

  • ĐẠI HỌC HOA SEN

    ĐẠI HỌC VĂN HÓA

    ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

    ĐẠI HỌC TC-MARKETING

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH SÀI GÒN

    ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

  • LIÊN LẠC

  • LỊCH

    Tháng Mười 2012
    H B T N S B C
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    293031
    « Th9 Th1 »
  • GALA ĐỐ VUI

  • WEB DU LỊCH TRONG NƯỚC

    • ANH BA SÀM 0
    • BBC 0
    • BLOG – PHẠM DUY NGHĨA 0
    • BLOG LUAT- NGUYEN MINH TUẤN 0
    • blog nguyễn văn tuấn 0
    • CNN 0
    • Du lịch môi trường 0
    • KINH TẾ VIỆT NAM 0
    • nghiên cứu lịch sử pháp luật thế giới 0
    • Nhà văn Nguyễn Ngọc tư 0
    • sổ tay thẩm phán 0
    • Sở Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh 0
    • Tôi Học Luật 0
    • Tổng cục du lịch việt nam 0
    • Tin tức du lịch trực tuyến 0
    • TS PHẠM DUY NGHĨA 0
    • Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch 0
    • Đọt Chuối Non 0
  • KHÁO SÁT Ý KIẾN

  • LƯU TRỮ

    LƯU TRỮ Thời gian Tháng Chín 2022 (2) Tháng Năm 2022 (1) Tháng Tám 2021 (2) Tháng Mười Hai 2013 (2) Tháng Tám 2013 (2) Tháng Sáu 2013 (1) Tháng Năm 2013 (4) Tháng Ba 2013 (7) Tháng Một 2013 (4) Tháng Mười 2012 (35) Tháng Chín 2012 (19) Tháng Tám 2012 (4) Tháng Sáu 2012 (1) Tháng Năm 2012 (80) Tháng Tư 2012 (39) Tháng Ba 2012 (23) Tháng Hai 2012 (38) Tháng Mười Hai 2011 (4) Tháng Mười Một 2011 (36) Tháng Mười 2011 (41) Tháng Chín 2011 (40) Tháng Tám 2011 (34) Tháng Bảy 2011 (31) Tháng Sáu 2011 (65) Tháng Năm 2011 (31) Tháng Tư 2011 (59) Tháng Ba 2011 (72) Tháng Hai 2011 (60) Tháng Một 2011 (79) Tháng Mười Hai 2010 (9) Tháng Mười Một 2010 (65) Tháng Mười 2010 (32) Tháng Chín 2010 (10) Tháng Tám 2010 (13) Tháng Bảy 2010 (16) Tháng Sáu 2010 (12) Tháng Năm 2010 (57) Tháng Tư 2010 (101) Tháng Ba 2010 (84) Tháng Hai 2010 (15) Tháng Một 2010 (10) Tháng Mười Hai 2009 (37) Tháng Mười Một 2009 (48)
  • Đã hoàn thành sứ mệnh
  • Đăng ký tham gia Đăng ký tham gia Đăng ký tham gia
  • BÀI MỚI CẬP NHẬT

    • tailieudulich
      • Việt Nam 4 lần được bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á” – Khẳng định sức hút và đẳng cấp thương hiệu
      • Khai mạc Hội chợ ITE HCMC 2022 – mở ra cơ hội phục hồi mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế
      • Nguồn gốc của Phở không phải Hà Nội, Nam Định mà là từ một người ‘không phải ai cũng biết’
      • Hướng dẫn viên du lịch khó khăn do COVID-19 được hỗ trợ thế nào?
      • TỔNG CỤC DU LỊCH GIẢI THÍCH VỀ HỒ SƠ TRỢ CẤP CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN
      • 5927
      • 2 mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
      • Sản vật tiến Vua ở Việt nam
      • Chuyện trấn yểm long mạch ở Sài Gòn
      • Bí ẩn ngôi mộ cổ bị xiềng ở Tiền Giang

Blog tại WordPress.com. WP Designer.

  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • TÀI LIỆU - HỌC TẬP - DU LỊCH
    • Đã có 80 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • TÀI LIỆU - HỌC TẬP - DU LỊCH
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Tiêu Chuẩn 4s Trong Du Lịch Là Gì