Một Số Mô Hình Sản Phẩm Du Lịch Tiêu Biểu - Luận Văn A-Z
Có thể bạn quan tâm
Từ những đặc điểm riêng của sản phẩm du lịch kể trên, một số chuyên gia về du lịch đã rút ra những yếu tố căn bản để lập nên những mô hình sản phẩm du lịch của quốc gia để thu hút khách du lịch đến. Tùy theo yếu tố thiên nhiên của mỗi quốc gia, mỗi điểm đến và quan điểm của mỗi người, từ đó có các mô hình 4S, 3H và 6S.
(1) Mô hình 4S (Sun, Sea, Shop và Sextour – Mặt trời, Biển, Mua sắm, Du lịch tình dục):
– Mặt trời (Sun): Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan trọng. Là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Vào những mùa mưa, nhiệt độ rất thấp và lạnh, ít người đi du lịch vào mùa này. Vì vậy, họ thường tìm đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng. Khu vực Đông Nam Á có nhiều quốc gia có thời tiết nắng ấm như Việt Nam, Thái Lan, Maylaysia, Singapore… Tại Việt Nam, miền Bắc và miền Trung, mỗi năm chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Riêng ở miền Nam chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng. Về thời tiết, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở miền Nam.
– Biển (Sea): là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Những nơi nào có bãi biển đẹp, sạch sẽ là nơi thu hútdu khách đếntắm biển lướt ván, phơi nắng, nghỉ dưỡng. Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều bãi biển đẹp thuộc bậc nhất thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Indonêsia, Philippine… đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển du lịch. Việt Nam có hơn 2.500 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với nhiều bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long… Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác, đây là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào để phát triển ngành du lịch trong tương lai.
– Mua sắm (Shop): Việc mua sắm rất quan trọng đối với khách du lịch, khách đi du lịch hầu hết là để thoả mãn sự hiểu biết, kinh nghiệm. Họ muốn biết những nơi xa lạ, biết phong tục tập quán, lối sống của dân cư địa phương, những nét văn hoá, sinh hoạt của những sắc tộc, bộ lạc hoang sơ… Và khi ra về, ngoài những ấn tượng, những kinh nghiệm mà họ có được một cách vô hình, họ cần có một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho chuyến đi cho chính bản thân họ, cho những người thân và bạn bè.
Cửa hàng bán hàng lưu niệm và sự mua sắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Điều này đã chứng minh cho ta thấy ở những nơi nghèo nàn, các cửa hàng bán đồ lưu nhiệm hoặc thuế hải quan quá cao đánh trên sản phẩm khách du lịch mua làm quà lưu niệm, là những nơi ít khách du lịch và có thể là nơi mà khách “Một đi và không bao giờ trở lại”.
– Du lịch tình dục (Sex tour): Du lịch tình dục hay còn gọi tên là Sex tour là việc đi du lịchnước ngoài hằng năm để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Du lịch tình dục rất phổ biến ở những nước đang phát triển, nơi giá dịch vụ có thể chấp nhận được. Hiện nay trên thế giới, số lượng địa điểm phục vụ dịch vụ du lịch tình dục cùng con số các nạn nhân của nó vẫn tiếp tục gia tăng và những khu đèn đỏ luôn được coi là một trong những món đặc sản du lịch của nhiều thành phố nhất là các thành phố lớn trên thế giới.
(2) Mô hình 3H (Heritage, Hospitality, Honesty- Di sản, Lòng hiếu khách, Sự trung thực)
– Các di sản (Heritage):
Những lĩnh vực thuộc về di sản như văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, công nghệ, những công trình kiến trúc cổ của một vùng, một đất nước, tuỳ theo mức độ quan trọng, quý giá có thể trở thành những di sản văn hoá của một quốc gia, của thế giới.
Việt Nam có nhiều di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hoá được thế giới công nhận như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế… Những loại di sản như di sản truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán ở Việt Nam được đánh giá rất cao. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện, phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sắc thái dân tộc, văn hoá dân tộc.
Hiểu theo nghĩa nhà thờ của thuật ngữ Heritage thì đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế.
– Lòng hiếu khách (Hospitality):
“Hospitality” có nghĩa là lòng hiếu khách. Trong du lịch, từ hospitality còn có nghĩa là những dịch vụ trong khách sạn nhà hàng. Cả hai yếu tố này đều là yếu tố vô cùng quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch.
Lòng hiếu khách thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với nhân viên cung ứng dịch vụ, giữa khách và chính quyền địa phương… Làm tốt những việc này sẽ gây một ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người khách sau chuyến đi, họ muốn có dịp để trở lại hoặc giới thiệu với bạn bè, người thân đến du lịch.
Hai yếu tố quan trọng nhất để tạo thành tour du lịch trọn gói đó là khách sạn nhà hàng và vận chuyển. Ngoại trừ khách tham quan, hầu hết du khách đều nghỉ qua đêm nên cần có khách sạn, nhà hàng để giải quyết vấn đề lưu trú ăn uống…
– Sự trung thực (Honesty):
Sự trung thực là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Kinh doanh phải lấy chữ “tín” làm đầu. Cho nên vấn đề uy tín với khách là điều cần thiết, nó đảm bảo lòng tin của khách khi bỏ tiền ra mua sản phẩm mà chưa thấy, chưa sử dụng được sản phẩm.
(3) Mô hình 6S (Sanitaire, Santé, Sécurité, Sérénité,Servic,Satisfaction – Vệ sinh; Sức khoẻ; An ninh, trật tự xã hội; Sự thanh thản; Dịch vụ, phong cách phục vụ; Sự thoả mãn)
– Vệ sinh (Sanitaire):
Yếu tố vệ sinh bao gồm: vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh môi trường như không khí, nước thải, vệ sinh đường phố, các điểm tham quan…
– Sức khoẻ (Santé):
Yếu tố sức khoẻ bao gồm các loại hình thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Người ta đi du lịch hầu hết là để nghỉ ngơi, lấy lại sức khoẻ sau những năm tháng làm việc căng thẳng về tinh thần và thể chất.
Để thu hút khách du lịch đi du lịch vì lý do sức khoẻ, các đơn vị cung ứng du lịch phải kết hợp những yếu tố liên quan đến sức khoẻ trong sản phẩm du lịch như các hoạt động thể thao bao gồm sân golf, lướt ván, bể bơi, sân tennis, leo núi, câu cá… Ngoài ra, cũng cần chú ý đến các dịch vụ như tắm hơi, massage đa dạng, phong phú…
– An ninh, trật tự xã hội (Sécurité):
Yếu tố an ninh, trật tự xã hội bao gồm các vấn đề ổn định chính trị, trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho khách du lịch.
Vấn đề an ninh là yếu tố quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch. Một vùng, một nước thiếu an ninh thì ngành du lịch không thể phát triển. Bảo vệ tính mạng cho du khách là vấn đề cực kỳ quan trọng. Du khách có thể bị phe đối nghịch của một quốc gia bắt cóc hoặc sát hại nên việc đảm bảo an ninh là vấn đề tất yếu và cần thiết.
– Sự thanh thản (Sérénité):
Ngoài mục đích du lịch công vụ, hầu hết khách đi du lịch vì mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản cho tâm hồn để bù đắp vào sự mất mát qua nhiều năm tháng làm việc cật lực, căng thẳng tinh thần. Họcần sự thanh thản và họ muốn quay về, tìm về thiên nhiên, muốn được tận hưởng những giây phút yên tĩnh để thư giãn tinh thần, được nhìn lại những cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, hoang sơ, đi tìm cái màu xanh của núi rừng, của biển cả, rong rêu để xua đi cái màu xám xịt của bụi khói, của bê tông cốt thép, sự nặng nề của những nhà máy, công xưởng, và những toà nhà chọc trời.
Do tính chất quan trọng của tài nguyên thiên nhiên về rừng núi, biển cả, sông hồ, ghềnh, thác, thú rừng hoang dã, vì vậy những nơi nào có lắm cảnh đẹp, những nơi đó thu hút khách du lịch rất mạnh. Cho nên, khi chọn một nơi làm nước đến, điểm đến tham quan du lịch, người làm Marketing phải chú ý và tận dụng những sản phẩm do thiên nhiên ban tặng để kết hợp tạo nên sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn.
– Dịch vụ, phong cách phục vụ (Service):
Sản phẩm du lịch hầu hết là những dịch vụ, những đơn vị cung ứng du lịch như khách sạn, vận chuyển tham quan giải trí là những thành phần cốt lõi để tạo nên tour du lịch trọn gói. Khi bán tour du lịch trọn gói đơn vị cung ứng du lịch chỉ bán dịch vụ. Thật vậy, sau khi kết thúc chuyến đi, khách không thể mang theo phòng ngủ, mang theo chỗ ngồi trên xe hoặc mang theo những điểm đến du lịch. Khi bán sản phẩm du lịch và bán dịch vụ, bán chỗ ngủ cho khách và khách chỉ có quyền sử dụng nó, cũng như bán chỗ ngồi của một chuyến xe hay một chuyến bay, bán dịch vụ vui chơi, giải trí… Sau chuyến du lịch, khách chỉ mang theo những kỷ niêm, kinh nghiệm về chuyến đi.
– Sự thoả mãn (Satisfaction):
Mục đích của việc đi du lịch là để thoả mãn nhu cầu của con người. Như cầu du lịch tuỳ thuộc mục đích của chuyến đi. Tuy nhiên, trong du lịch người đi du lịch là để thoả mãn được nhiều mục đích khác nhau chứ không hẳn thuần tuý về công vụ, hưởng thụ hay chỉ vì một động cơ nào khác, đành rằng chủ đề và nội dung của tour du lịch trọn gói có thể là du lịch công vụ, hội họp, du lịch nghiên cứu, tham quan, tâm linh, chữa bệnh hay du lịch sinh thái… Đáp ứng được sự thoả mãn của khách nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ, phong cách phục vụ, đó là những yếu tố gây ấn tượng tốt đẹp cho khách về đất nước, con người nơi họ đến du lịch.
Trên đây là những khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch, đặc trưng của nó và các mô hình tạo ra sản phẩm du lịch hiện đang được nhiều nước sử dụng để hoàn thiện, tạo mới liên tục sản phẩm du lịch của họ nhằm thu hút không ngừng du khách trong và ngoài nước.
Một số mô hình sản phẩm du lịch tiêu biểu
5/5 - (100 Bình chọn)Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Nhận báo giá Xem thêmBài viết liên quan:
- Khái niệm du lịch quốc tế
- Những điều kiện để phát triển du lịch
- Khái niệm về du lịch trực tuyến
- Khái niệm doanh nghiệp lữ hành
- Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực du lịch cho doanh nghiệp
- Khái niệm du lịch
- Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
- Đặc điểm chung của nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành
Từ khóa » Tiêu Chuẩn 4s Trong Du Lịch Là Gì
-
Tài Liệu Mô Hình 4S Trong Du Lịch 4S, Sản Phẩm Du Lịch Gồm ...
-
Mô Hình 4s Trong Du Lịch
-
Mô Hình 4s Trong Du Lịch
-
Quy Nhơn Hút Khách Du Lịch Với Vẻ đẹp Riêng Chuẩn 4S
-
TRƯỜNG ĐH VĂN HÓA TP HCM - SẢN PHẨM DU LỊCH
-
Du Lịch Việt Nam: 3S, 4S Hay Du Lịch SOS | TÀI LIỆU - HỌC TẬP
-
Sản Phẩm Du Lịch Gồm Những Gì? Những Sản Phẩm Tiêu ... - Asia Lion
-
Sản Phẩm Du Lịch Gồm Những Gì? Những Sản Phẩm Tiêu Biểu
-
Nguyên Tắc 4S Cho Doanh Nghiệp Khởi Sự Kinh Doanh
-
Bàn Về Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
-
Mô Hình 4s Trong Marketing Du Lịch - 123doc
-
Du Lịch Việt Nam: Bài Học Từ Thái Lan
-
đánh Giá Sự Thỏa Mãn Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái ...