Dữ Liệu điện Tử Là Chứng Cứ Của Vụ án Hình Sự - Luật Sư 5
Có thể bạn quan tâm
Cùng với việc bổ sung dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung một điều luật quy định cụ thể về dữ liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời đại công nghệ thông tin, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong giải quyết các vụ án về tội phạm sử dụng công nghệ cao. Điều luật đưa ra khái niệm dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử; có thể hiểu là những gì con người tạo ra được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử.
Tính đặc thù của dữ liệu điện tử là được chứa đựng trong các phương tiện điện tử, phương tiện điện tử có thể độc lập hoặc kết nối mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Do vậy, dữ liệu điện tử phải được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
Với tính chất đặc thù của dữ liệu điện tử như nêu trên, việc thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử cũng có tính đặc thù. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thu thập chứng cứ thì hoạt động thu thập dữ liệu điện tử phải tuân thủ những yêu cầu nhằm bảo đảm tính nguyên trạng của dữ liệu điện tử. Ví dụ, việc thu thập dữ liệu điện tử phải được thực hiện bằng thiết bị chuyên dụng và tuân thủ quy trình khi thu giữ, như đối với máy tính: Không được tắt (shut down) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay); đối với điện thoại di động: tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ xạc điện thoại (nếu có); đối với phương tiện điện tử khác: tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có). Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó.
Việc đánh giá giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội
Từ khóa » Các Dữ Liệu điện Tử Là Gì
-
Chứng Cứ Là Dữ Liệu điện Tử, Kết Luận Giám định, định Giá Tài Sản
-
Dữ Liệu điện Tử Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Loại Dữ Liệu điện Tử Nào được Coi Là Chứng Cứ Trong Tố Tụng Hình Sự?
-
Bàn Về Một Số Khía Cạnh Của Dữ Liệu điện Tử Trong Tố Tụng Hình Sự
-
Dữ Liệu điện Tử Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Đặc điểm Của Dữ Liệu điện Tử Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015?
-
Chứng Cứ điện Tử Là Gì? Phân Loại Chứng Cứ điện Tử? - Luật Minh Khuê
-
Thế Nào Là Dữ Liệu điện Tử? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Khó Khăn, Vướng Mắc Về Dữ Liệu điện Tử Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình ...
-
QUY ĐỊNH VỀ NGUỒN CHỨNG CỨ LÀ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG ...
-
Biện Pháp Thu Thập, Chuyển Hóa, Sử Dụng Chứng Cứ điện Tử Trong Vụ ...
-
Một Số Trao đổi Về Thu Thập Dữ Liệu điện Tử, Phương Tiện điện Tử Theo ...
-
Dữ Liệu điện Tử, Mỗi Nơi ứng Xử Mỗi Kiểu - Báo Tuổi Trẻ
-
Điều Kiện để Dữ Liệu điện Tử Có Thể Sử Dụng Làm Chứng Cứ Trong Quá ...