Một Số Trao đổi Về Thu Thập Dữ Liệu điện Tử, Phương Tiện điện Tử Theo ...

search
  • https://dhannd.edu.vn/index.php?route=product/category&path=59
  • Tài khoản
    • Đăng ký
    • Đăng nhập

Điều tra hình sự

Một số trao đổi về thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

1. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan tỏa nhanh chóng, các công nghệ có tính đột phá, như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet của vạn vật (IoT), điện toán đám mây (I-cloud), máy tính lượng tử (Quantum Computers), dữ liệu lớn (Big data), dữ liệu nhanh (Fast data)… tạo ra những bước nhảy vọt về hiệu quả sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo của nhiều quốc gia, dân tộc và mang lại những thành tựu vượt bậc cho nhân loại. Song hành với những lợi ích to lớn không thể phủ nhận đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trước yêu cầu bức thiết của thực tiễn, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung những quy định nhằm tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin. Một trong những nội dung quan trọng được bổ sung, đó chính là quy định về dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử. Do đây là chế định mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nên việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề về dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là vấn đề rất có ý nghĩa đối với lý luận và thực tiễn. Qua nghiên cứu quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử có thể rút ra một số nội dung có ý nghĩa đối với thực tiễn công tác thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử, như sau:

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung dữ liệu điện từ là một nguồn chứng cứ và có giá trị như các nguồn chứng cứ khác trong quy định tại Điều 87 để làm cơ sở xác định hành vi phạm tội và xử lý tội phạm; đây là lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng hình sự công nhận loại nguồn chứng cứ này. Đồng thời, tại Điều 99 của Bộ luật đã đưa ra khái niệm về dữ liệu điện tử, là một vấn đề mà trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn có những tranh cãi, sử dụng thuật ngữ không thống nhất (“chứng cứ điện tử”, “dấu vết số”,…) và khó khăn trong điều tra, xử lý. Quy định này cũng nêu rõ các dạng tồn tại của dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc các dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Các nguồn chứa dữ liệu điện tử bao gồm phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định cách thức thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử thông qua các biện pháp, hoạt động như: Khám nghiệm hiện trường (Điều 201); khám xét (chương XIII); yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (khoản 1, Điều 88); các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 223, Điều 224) và trưng cầu giám định để phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử (khoản 3 Điều 107, các Điều 206, 207).Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định cách thức thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử thông qua các biện pháp, hoạt động như: Khám nghiệm hiện trường (Điều 201); khám xét (chương XIII); yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (khoản 1, Điều 88); các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 223, Điều 224) và trưng cầu giám định để phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử (khoản 3 Điều 107, các Điều 206, 207).Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định cách thức thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử thông qua các biện pháp, hoạt động như: Khám nghiệm hiện trường (Điều 201); khám xét (chương XIII); yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp (khoản 1, Điều 88); các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 223, Điều 224) và trưng cầu giám định để phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử (khoản 3 Điều 107, các Điều 206, 207). - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng lần đầu tiên đề cập đến phương tiện điện tử với tư cách là đồ vật có thể thu thập, khám xét, nghiên cứu, sử dụng trong Tố tụng hình sự. Mặc dù, Bộ luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về phương tiện điện tử, song theo quy định tại Điều 99: “dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử và dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác” [3], có thể hiểu phương tiện điện tử là phương tiện tạo ra, lưu trữ, truyền tải hoặc nhận dữ liệu điện tử và là một nguồn chứa đựng dữ liệu điện tử. Cơ quan điều tra muốn khai thác dữ liệu điện tử thì phải thông qua phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử hiện nay rất đa dạng, như: Máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (notebook), máy tính bảng (notepad); điện thoại di động thông minh (smart phone), điện thoại cố định; ổ cứng di động (SSD và HDD), thẻ nhớ (USB flash, USB 3G, SD card, mini SD, micro SD, Smart Cards, MP3, MP4), đĩa quang (CD, VCD, DVD); máy định vị vệ tinh (GPS); máy đọc thẻ từ, thẻ chip; máy fax, máy photocopy, máy quét scanner, máy in; máy ghi hình (kể cả camera an ninh), máy ảnh; tivi kĩ thuật số có bộ nhớ trong, kết nối Internet; các máy tiếp sóng vệ tinh…Trong xu hướng phát triển của khoa học công nghệ dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, phương tiện điện tử thường xuyên được nâng cấp, cải tiến, ứng dụng những ý tưởng khoa học công nghệ hiện đại, ngày càng đa dạng, phức tạp, tích hợp nhiều hơn, có khả năng kết nối thành hệ thống, mạng lưới bởi “Internet vạn vật” (IoT). Có thể thấy phương tiện điện tử là vật cụ thể, còn dữ liệu điện tử bản chất là những tín hiệu số để nhận biết được phải thông qua phương tiện điện tử, phương tiện điện tử có sự gắn kết rất chặt chẽ với dữ liệu điện tử. Bên cạnh đó, phương tiện điện tử còn mang đặc trưng về cơ chế hoạt động đặc thù được quy định cụ thể tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Cơ chế này quyết định khả năng vận hành, hoạt động của phương tiện điện tử và giúp phương tiện điện tử tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận dữ liệu điện tử. 2. Mặc dù lần đầu tiên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đưa vấn đề dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử thành các quy định trong Bộ luật, nhưng các quy định đã tương đối đầy đủ và đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn công tác điều tra, xử lý tội phạm. Đây thực sự là công cụ pháp lý quan trọng để các lực lượng thực thi pháp luật áp dụng trong thực tiễn phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, từ thực tiễn vận dụng và nghiên cứu cho thấy, hoạt động thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: - Bộ luật Tố tụng hình sự chưa quy định đầy đủ về hoạt động chặn thu, phục hồi và giám định dữ liệu điện tử + Đối với thu thập dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử mạng máy tính, mạng viễn thông, cơ quan tiến hành tố tụng có thể thông qua các hoạt động mà pháp luật tố tụng đã quy định như khám nghiệm hiện trường, khám xét,… Tuy nhiên, các hoạt động như chặn thu dữ liệu điện tử trên đường truyền hiện chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chặn thu như thế nào. Việc chặn thu dữ liệu điện tử chưa có quy định cụ thể dẫn đến thực tiễn áp dụng còn gặp khó khăn, trong nhiều trường hợp, các biện pháp này khó có thể thu được dữ liệu điện tử do đối tượng phạm tội đối phó bằng cách lưu giữ dữ liệu điện tử trên máy chủ ở nước ngoài, trên mạng internet, nhiều dữ liệu điện tử chỉ tồn tại trên đường truyền trong một khoảng thời gian nhất định. + Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng như các văn bản pháp luật khác cho đến nay chưa có quy định cụ thể về hoạt động phục hồi chứng cứ, như: Cơ quan có thẩm quyền, thiết bị, phần mềm để phục hồi dữ liệu điện tử; dữ liệu điện tử sau khi được phục hồi có được coi là nguồn chứng cứ hay không? Thực tế công tác điều tra tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin cho thấy, nhiều đối tượng đã tẩy xóa, sửa chữa, tiêu hủy dữ liệu điện tử liên quan đến hành vi phạm tội ngay trước khi bị bắt giữ. Để xác định rõ hành vi phạm tội của đối tượng, cơ quan chức năng bắt buộc phải phục hồi lại những dữ liệu điện tử này. Do chưa có quy định cụ thể về hoạt động phục hồi dữ liệu điện tử nên việc khai thác, sử dụng các dữ liệu điện tử sau khi phục hồi làm tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của tội phạm còn nhiều bất cập. Hơn nữa, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao” (khoản 4, Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự) nhưng không quy định rõ việc sao lại bản gốc được thực hiện bằng phương pháp gì để đảm bảo việc phục hồi dữ liệu điện tử và các dữ liệu điện tử sau khi phục hồi có đảm bảo các đặc điểm của chứng cứ hay không. Mặt khác, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định “kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được” [3]. Thực tế cho thấy, số lượng dữ liệu điện tử thu giữ trong các vụ án liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin là rất lớn, có những vụ thu giữ lượng dữ liệu điện tử lên đến hàng trăm GB, nếu in ra giấy sẽ rất nhiều, có thể lên đến hàng tấn. Do vậy, quá trình thu giữ, cơ quan điều tra thường lưu giữ dữ liệu điện tử trong các thiết bị ngoại vi như ổ cứng, USB,… Tuy nhiên, khi lưu trữ dữ liệu điện tử trong các thiết bị ngoại vi này thì không thể đọc, nghe hoặc nhìn được nếu không có các thiết bị hỗ trợ khác. + Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, dữ liệu điện tử còn được thu thập thông qua hoạt động trưng cầu giám định (Điều 206, Điều 207 của Bộ luật). Trưng cầu giám định về dữ liệu điện tử là một biện pháp thu thập dữ liệu điện tử quan trọng, góp phần xác lập chứng cứ từ kết luận giám định về dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử trong điều tra vụ án có đối tượng sử dụng công nghệ thông tin, không gian mạng thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định (Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự) không có trường hợp về dữ liệu điện tử. Theo đó, trưng cầu giám định về dữ liệu điện tử thuộc trường hợp cơ quan điều tra “xét thấy cần thiết”, điều này dẫn đến tùy nghi trong áp dụng biện pháp trưng cầu giám định. - Bộ luật Tố tụng hình sự chưa phân định rõ phương tiện điện tử là vật chứng của vụ án với phương tiện điện tử khởi tạo, lưu trữ dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử được sử dụng để truyền gửi dữ liệu điện tử. Quy định về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử trong cùng một điều luật (Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự), dẫn đến nhận thức không thống nhất về thu thập dữ liệu điện tử và thu thập phương tiện điện tử. Về bản chất, dữ liệu điện tử không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào phương tiện điện tử. Đối với những trường hợp cần sao lưu thì cũng phải sử dụng phương tiện điện tử để lưu giữ dữ liệu điện tử. Mặt khác, dữ liệu điện tử còn được thu thập từ những nguồn điện tử khác ngoài phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông (khoản 2 Điều 99). Tuy nhiên, tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử không quy định thu thập dữ liệu điện tử từ nguồn điện tử khác (ngoài phương tiện điện tử). - Bộ luật Tố tụng hình sự chưa theo kịp những vấn đề mới, phát sinh trên thực tiễn hiện nay; nhiều lĩnh vực, dịch vụ mới hình thành nhưng chưa có quy định, cơ chế quản lý, như: các loại tiền điện tử (tiền ảo); hoạt động của các sàn giao dịch ngoại hối qua mạng,… đây là điều kiện để các đối tượng lợi dụng thực hiện tội phạm và che giấu hành vi phạm tội. Ngoài ra, quy định hiện hành về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản ngân hàng cũng tồn tại những bất cập, dẫn tới nhiều vụ phát hiện có dấu hiệu tội phạm nhưng không kịp ngăn chặn hậu quả, thiệt hại tài sản cho người bị hại. - Việc phối hợp cung cấp dữ liệu liên quan vụ án của cơ quan điều tra với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông; Internet; tài chính, ngân hàng; các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube,… còn nhiều hạn chế. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị này viện dẫn quy định về trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng trong Luật Viễn thông (Điều 5) để từ chối, hoãn cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử khi có yêu cầu từ Cơ quan điều tra, gây khó khăn lớn cho công tác thu thập dữ liệu điện tử phục vụ điều tra, giải quyết vụ án.3. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, với sự hình thành và phát triển sâu rộng của các thiết bị điện tử số vào mọi mặt của đời sống xã hội, tội phạm lợi dụng công nghệ thông tin ngày càng phát triển; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Đây là những thách thức rất lớn cho cơ quan điều tra trong điều tra, xử lý; trong đó có hoạt động thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả khuyến nghị cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Hiện nay, hệ thống quy phạm pháp luật được xây dựng tương đối đầy đủ liên quan đến hoạt động thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử trong quá trình điều tra vụ án hình sự, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và nhiều văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, các quy định còn tản mạn và chưa bao trùm hết các loại vi phạm đã và đang diễn ra trên thực tế. Để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử phục vụ điều tra vụ án, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể: Cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn quy trình thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử trong điều tra vụ án hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn. Trong đó, cần có quy định cụ thể về: quyền truy cập, trình tự, thủ tục yêu cầu chặn, thu dữ liệu điện tử trên đường truyền, trách nhiệm của cơ quan ra lệnh chặn thu cũng như các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục sao lưu, phương tiện, phần mềm dùng để sao lưu, phương tiện dùng để lưu trữ dữ liệu điện tử; quy định cụ thể về phục hồi dữ liệu điện tử; thu thập dữ liệu điện tử từ các nguồn khác (ngoài phương tiện điện tử); các phần mềm chuyên dụng được phép sử dụng để thu thập, phục hồi, giám định dữ liệu điện tử; các giải pháp kỹ thuật có thể sử dụng dữ liệu điện tử làm chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội,… Sửa đổi, bổ sung một số trường hợp cụ thể về dữ liệu điện tử bắt buộc phải trưng cầu giám định. Nhất là trong những trường hợp phương tiện điện tử được dùng để khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử bị đối tượng phạm tội cố tình tiêu hủy hoặc không hợp tác trong tìm kiếm, phục hồi, sao lưu, phân tích dữ liệu điện tử. Khi có quy định những trường hợp cụ thể bắt buộc trưng cầu giám định đối với dữ liệu điện tử sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thu thập dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự. Bổ sung quy định về quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, Internet, tài chính, ngân hàng… hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải cung cấp thông tin cho Cơ quan điều tra dưới dạng có thể mang đi và đọc được để phục vụ công tác điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến trách nhiệm của các đơn vị dịch vụ viễn thông, Internet, tài chính, ngân hàng thì Bộ Công an cũng cần ký kết Thông tư liên tịch về quan hệ phối hợp với các cơ quan này trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để phân công trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra trong quá trình thu thập, khai thác thông tin từ dữ liệu điện tử phục vụ mục đích chung của công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Hai là, nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức công nghệ thông tin cho lực lượng điều tra Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đối tượng phạm tội ngày càng sử dụng đa dạng các phương tiện điện tử thực hiện hành vi phạm tội, thậm chí có trường hợp trang bị, sử dụng những thiết bị, phần mềm chuyên dụng vào hoạt động phạm tội. Vì vậy, nếu không kịp thời cập nhật các tri thức mới về công nghệ thông tin thì điều tra viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong chủ trì tiến hành các hoạt động, biện pháp điều tra để thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử phục vụ điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh đó, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm điều tra viên các ngạch sơ cấp, trung cấp và cao cấp trong Thông tư số 32/2020/TT-BCA, ngày 07/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong Công an nhân dân chỉ yêu cầu điều tra viên: “biết sử dụng vi tính và các kỹ năng tin học cơ bản phục vụ yêu cầu công việc” [1]. Tác giả nhận thấy quy định này chưa thực sự cụ thể, không rõ điều tra viên cần phải đạt chuẩn nào về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông. Do vậy, ngoài việc quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức về tin học, công nghệ thông tin cho điều tra viên, cán bộ điều tra thì cơ quan chức năng cần tham mưu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32 theo hướng cụ thể hơn, như: quy định yêu cầu về tin học trong tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm điều tra viên là ít nhất phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao, trong đó bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu của mô đun về an toàn, bảo mật thông tin để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao trong điều tra các vụ án liên quan đến công nghệ thông tin. Ngoài ra, cần có chiến lược trong việc đào tạo, bồi dưỡng để điều tra viên có thể chủ động chủ trì các hoạt động thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử trong điều tra vụ án hình sự. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, như: Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn; về lâu về dài, cần nhanh chóng cập nhật các nội dung mới về dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử và cập nhật, đồng thời, bổ sung chương trình đào tạo những kiến thức mới về tin học, công nghệ thông tin vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Điều tra hình sự trong các học viện, trường Công an nhân dân nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết đủ để chủ trì hoạt động thu thập, khai thác, dữ liệu điện, phương tiện điện tử trong thực tiễn công tác sau này./.ThS Trần Thanh PhướcKhoa An ninh điều tra, Trường Đại học An ninh nhân dânTÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Bộ Công an (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BCA ngày 07/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong Công an nhân dân.[2]. Trần Thanh Phước (2020), Thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học An ninh nhân dân.[3]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.[4]. Trần Tuấn Tú (2021), Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về dữ liệu điện tử và thu thập dữ liệu điện tử, Kỷ yếu hội thảo Dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự, Học viện An ninh nhân dân.

Tin khác

Một số vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến điều tra tội phạm về vật liệu nổ và hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Một số vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến điều tra tội phạm về vật liệu nổ và hướng hoàn thiện trong thời gian tới(25/01/2022)

Bài viết đề cập đến một số vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến điều tra tội phạm về vật liệu nổ và hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Khoa An ninh điều tra tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác học kỳ I và triển khai Chương trình công tác học kỳ II, năm học 2021 - 2022

Khoa An ninh điều tra tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác học kỳ I và triển khai Chương trình công tác học kỳ II, năm học 2021 - 2022(06/01/2022)

Ngày 5/1/2022, Khoa An ninh điều tra tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác học kỳ I và triển khai Chương trình công tác học kỳ II, năm học 2021 - 2022

Đoàn đại biểu Trường Đại học An ninh nhân dân tham dự, chúc mừng các đơn vị điều tra nhân dịp Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống lực lượng điều tra Công an nhân dân

Đoàn đại biểu Trường Đại học An ninh nhân dân tham dự, chúc mừng các đơn vị điều tra nhân dịp Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống lực lượng điều tra Công an nhân dân(31/12/2021)

Trường Đại học An ninh nhân dân tham dự, chúc mừng các đơn vị điều tra nhân dịp Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống lực lượng điều tra Công an nhân dân tại trụ sở Bộ Công an khu vực phía Nam.

Khoa An ninh điều tra tổ chức chương trình gặp mặt và giao lưu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh điều tra (31/12/1951 - 31/12/2021)

Khoa An ninh điều tra tổ chức chương trình gặp mặt và giao lưu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh điều tra (31/12/1951 - 31/12/2021)(31/12/2021)

Khoa An ninh điều tra long trọng tổ chức chương trình gặp mặt và giao lưu Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh điều tra tại Trường Đại học An ninh nhân dân.

Chiến công thầm lặng của lực lượng An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh

Chiến công thầm lặng của lực lượng An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (24/12/2021)

Bài viết nói về những chiến công của lực lượng An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh trong 40 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Tự hào truyền thống 70 năm lực lượng An ninh điều tra  (31/12/1951 - 31/12/2021)

Tự hào truyền thống 70 năm lực lượng An ninh điều tra (31/12/1951 - 31/12/2021)(23/12/2021)

Bài viết thể hiện niềm tự hào của tác giả với truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh điều tra Việt Nam.

Khoa An ninh điều tra tặng hoa chúc mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khoa An ninh điều tra tặng hoa chúc mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam(22/12/2021)

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021), Khoa An ninh điều tra cử đại diện chúc mừng cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 88, Sư đoàn 302, Quân khu 7.

Phòng An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội - Xứng danh đơn vị anh hùng

Phòng An ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội - Xứng danh đơn vị anh hùng(21/12/2021)

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của lực lượng An ninh điều tra (31/12/1951 - 31/12/2021), Khoa An ninh điều tra trân trọng giới thiệu bài báo đăng trên trang thông tin điện tử Công an nhân dân

Nhân ngày 20/11 nghĩ về trách nhiệm góp phần đào tạo lực lượng cán bộ điều tra hình sự

Nhân ngày 20/11 nghĩ về trách nhiệm góp phần đào tạo lực lượng cán bộ điều tra hình sự(18/11/2021)

Tâm tư, trăn trở của những người Thầy mặc áo lính đối với sự nghiệp "trồng người" trong lĩnh vực điều tra tội phạm...

Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ Công an *

Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ Công an *(17/11/2021)

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Công an đã trở thành nền tảng, định hướng cho hoạt động giảng dạy, học tập trong các trường Công an nhân dân

  • Một số trao đổi về thu thập dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Thư viện ảnh
  • Thư viện Ảnh
Tác phẩm đạt giải cao cuộc thi "Khoảnh khắc thư viện"

Tác phẩm đạt giải cao cuộc thi "Khoảnh khắc thư viện"

Trường Đại học ANND giới thiệu các tác phẩm đoạt giải cao

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Giai đoạn 1984-1989: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Giai đoạn 1976-1984: Trường Bổ túc sỹ quan Công an nhân dân

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Giai đoạn 1963-1976: Trường An ninh Trung ương cục miền Nam

href="https://dhannd.edu.vn/thu-vien-anh-883">
Thư viện Video
  • Thư viện Video
Hội thảo "Chủ quyền không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia” videocam

Hội thảo "Chủ quyền không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia”

Hội thảo "Bình luận khoa học sách: Chủ quyền trên không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia" videocam

Hội thảo "Bình luận khoa học sách: Chủ quyền trên không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia"

Video Hội thảo khoa học "Bình luận khoa học sách: Chủ quyền trên không gian mạng: Yêu cầu thời đại và nghĩa vụ quốc gia"

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca videocam

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca

Phim Tư liệu “75 năm - một bản hùng ca” góp phần ôn lại cũng như phát huy truyền thống anh hùng 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh nhân dân.

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19 videocam

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19

Học viên các Trường CAND tham gia lực lượng ứng trực đảm bảo trực tết và phòng chống Covid-19

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh videocam

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh, là đảng bộ kiểu mẫu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực lãnh đạo các mặt công tác công an.

href="https://dhannd.edu.vn/thu-vien-video"> arrow_upward × `

Từ khóa » Các Dữ Liệu điện Tử Là Gì