Đức Giê-hô-va Xứng đáng để Tất Cả Chúng Ta Ngợi Khen - JW.ORG

THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Tháp Canh Tháp Canh THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN Việt
  • w09 15/3 trg 20-24
  • Đức Giê-hô-va xứng đáng để tất cả chúng ta ngợi khen

Không có video nào cho phần được chọn.

Có lỗi trong việc tải video.

  • Đức Giê-hô-va xứng đáng để tất cả chúng ta ngợi khen
  • Tháp Canh Thông báo Nước của Đức Giê-hô-va—2009
  • Tiểu đề
  • Tài liệu liên quan
  • Công việc của Ngài
  • Công việc lớn lao và đức tính của Đức Giê-hô-va
  • Ngài luôn giữ lời hứa
  • Quyền năng phi thường của Đức Giê-hô-va
  • Những nguyên tắc vững bền và đáng tin cậy
  • Đấng cứu chuộc thánh và đáng kính sợ
  • “Ai giống như Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi?” Tháp Canh Thông báo Nước của Đức Giê-hô-va—1993
  • Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của giao ước Tháp Canh Thông báo Nước của Đức Giê-hô-va—1998
  • Những ân phước lớn hơn nhờ giao ước mới Tháp Canh Thông báo Nước của Đức Giê-hô-va—1998
  • Thi thiên—Sơ lược Kinh Thánh—Bản dịch Thế Giới Mới
Xem thêm Tháp Canh Thông báo Nước của Đức Giê-hô-va—2009 w09 15/3 trg 20-24

Đức Giê-hô-va xứng đáng để tất cả chúng ta ngợi khen

“Ha-lê-lu-gia! Tôi sẽ hết lòng ngợi-khen Đức Giê-hô-va”.—THI 111:1.

1, 2. Từ “Ha-lê-lu-gia” có nghĩa gì, và phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp dùng từ này trong hoàn cảnh nào?

“Ha-lê-lu-gia!”. Đó là lời ca tụng rất quen thuộc tại những nơi thờ phượng của khối đạo xưng theo Đấng Christ. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu ý nghĩa đặc biệt của từ này. Bên cạnh đó, lối sống của nhiều người dùng từ ấy lại làm ô danh Đức Chúa Trời (Tít 1:16). Một từ điển Kinh Thánh giải thích từ “Ha-lê-lu-gia” là “từ mà các tác giả viết nhiều bài Thi-thiên dùng để mời mọi người cùng họ ngợi khen Đức Giê-hô-va”. Trên thực tế, nhiều học giả Kinh Thánh cho biết rằng “Ha-lê-lu-gia” nghĩa là ““hãy ngợi khen Gia”, [tức là] Đức Giê-hô-va”.

2 Do đó, cước chú của câu Thi-thiên 104:35 cho biết từ “Ha-lê-lu-gia” nghĩa là “hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va”. Dạng từ này trong tiếng Hy Lạp xuất hiện bốn lần nơi Khải-huyền 19:1-6, cho thấy niềm vui khi tôn giáo sai lầm bị kết liễu. Khi biến cố này diễn ra, những người thờ phượng thật sẽ có lý do đặc biệt để dùng từ “Ha-lê-lu-gia” một cách thành kính.

Công việc của Ngài

 3. Mục đích chính của việc thường xuyên nhóm lại là gì?

3 Người viết bài Thi-thiên 111 đưa ra nhiều lý do cho thấy Đức Giê-hô-va xứng đáng để tất cả chúng ta ngợi khen. Câu 1 nói: “Tôi sẽ hết lòng ngợi-khen Đức Giê-hô-va trong đám người ngay-thẳng và tại hội-chúng”. Ngày nay, Nhân Chứng Giê-hô-va cũng muốn làm thế. Mục đích chính của việc thường xuyên nhóm lại, tại hội thánh địa phương lẫn các hội nghị, là ngợi khen Đức Giê-hô-va.

 4. Làm sao con người có thể “tra-sát” công việc của Đức Giê-hô-va?

4 “Công-việc Đức Giê-hô-va đều lớn-lao; phàm ai ưa-thích, ắt sẽ tra-sát đến” (Thi 111:2). Hãy lưu ý từ “tra-sát”. Theo một nguồn tham khảo, “tra-sát” công việc Đức Chúa Trời có thể áp dụng cho những người “sốt sắng suy ngẫm và học hỏi” công việc của Ngài. Ngài tạo ra mọi vật đều có mục đích tuyệt vời. Ngài đặt mặt trời, trái đất và mặt trăng ở đúng vị trí, có khoảng cách thích hợp. Vì thế, trái đất được sưởi ấm, có ánh sáng, ngày và đêm, các mùa và thủy triều.

 5. Khi càng hiểu thêm về vũ trụ, con người nhận ra điều gì?

5 Các nhà khoa học khám phá nhiều điều về vị trí của trái đất trong Thái Dương Hệ cũng như quỹ đạo, kích thước và khối lượng hoàn hảo của mặt trăng. Vị trí và mối tương quan giữa các thiên thể này tạo nên sự thay đổi tuyệt đẹp và đều đặn giữa các mùa. Người ta cũng học được nhiều điều về sự chính xác tuyệt đối của các lực thiên nhiên trong vũ trụ. Vì thế, trong một bài có tựa đề “Sự thiết kế chính xác của vũ trụ”, giáo sư dạy về ngành cơ khí nhận xét: “Việc có quá nhiều nhà khoa học đã thay đổi quan điểm của họ trong vòng 30 năm qua là điều dễ hiểu. Hiện nay họ đồng ý rằng cần có đức tin mạnh để tin vũ trụ này chỉ xuất hiện cách ngẫu nhiên. Càng hiểu thêm về sự tuyệt diệu của trái đất, chúng ta càng dễ tin có một Đấng thiết kế thông minh”.

 6. Bạn cảm thấy thế nào về cách Đức Chúa Trời tạo nên con người?

6 Công việc lớn lao khác của sự sáng tạo là cách Đức Chúa Trời tạo ra chúng ta (Thi 139:14). Khi tạo ra loài người, Ngài cho họ trí tuệ, một cơ thể có đầy đủ các bộ phận cần thiết và khả năng để làm việc. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời ban cho họ những khả năng tuyệt vời là nói và nghe cũng như đọc và viết. Nhiều người có những khả năng này. Bạn cũng có một cấu trúc tuyệt vời—khung xương giúp bạn đứng thẳng. Cách cơ thể bạn được thiết kế và khả năng giữ thăng bằng, khả năng cử động và di chuyển cũng như các phản ứng hóa học trong cơ thể, chắc hẳn khiến bạn vô cùng thán phục. Bên cạnh đó, nhờ các tế bào thần kinh liên kết với nhau, bộ não và các giác quan mới hoạt động được. Các nhà khoa học chưa tạo ra được hệ thống nào giống như hệ thần kinh kỳ diệu. Thật vậy, nhờ được phú cho bộ não và các giác quan, con người mới làm việc được. Ngay cả một kỹ sư được huấn luyện và có khả năng nhiều nhất không thể chế tạo ra được cái gì đẹp và hữu dụng như mười ngón tay của bạn. Hãy hỏi chính mình: “Người ta có thể nào tạo ra những kiệt tác về kiến trúc và hội họa mà không có các ngón tay khéo léo do Đức Chúa Trời ban?”.

Công việc lớn lao và đức tính của Đức Giê-hô-va

 7. Tại sao chúng ta nên xem Kinh Thánh là một công việc lớn lao của Đức Giê-hô-va?

7 Công việc lớn lao của Đức Giê-hô-va bao gồm những điều tuyệt diệu khác mà Ngài đã làm cho nhân loại, như được miêu tả trong Kinh Thánh. Chính cuốn sách này là một công việc lớn lao của Đức Chúa Trời và có sự hòa hợp tuyệt vời. Không giống như các sách khác, Kinh Thánh thật sự được “Đức Chúa Trời soi-dẫn, có ích cho sự dạy-dỗ” (2 Ti 3:16). Chẳng hạn, sách đầu tiên của Kinh Thánh là Sáng-thế Ký giải thích làm thế nào Đức Chúa Trời đã tẩy sạch sự gian ác khỏi trái đất vào thời Nô-ê. Sách thứ hai là Xuất Ê-díp-tô Ký cho biết Đức Giê-hô-va biện minh Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng qua việc giải thoát dân Y-sơ-ra-ên khỏi cảnh nô lệ tại xứ Ê-díp-tô. Người viết Thi-thiên dường như đã nhớ đến những sự kiện ấy khi thổ lộ: “Công-việc [Đức Giê-hô-va] có vinh-hiển oai-nghi; sự công-bình Ngài còn đến đời đời. Ngài lập sự kỷ-niệm về công-việc lạ-lùng của Ngài. Đức Giê-hô-va hay làm ơn và có lòng thương-xót” (Thi 111:3, 4). Chắc hẳn bạn đồng ý là các công việc hay hành động của Đức Giê-hô-va trong suốt lịch sử, bao gồm những điều Ngài đã làm trong cuộc đời của bạn, là “sự kỷ-niệm”, tức nhắc bạn nhớ đến sự “vinh-hiển oai-nghi” của Ngài.

8, 9. (a) Công việc của Đức Chúa Trời tương phản với công việc của loài người như thế nào? (b) Bạn đặc biệt thích một số đức tính nào của Đức Chúa Trời?

8 Hãy lưu ý rằng người viết Thi-thiên cũng nhấn mạnh những đức tính tuyệt vời của Đức Giê-hô-va, chẳng hạn như công bình, hay làm ơn và thương xót. Bạn biết rằng công việc của con người tội lỗi hiếm khi dựa trên sự công bình. Thường thì công việc của con người là do tham lam, đố kỵ và kiêu ngạo. Điều này được thấy rõ qua việc chế tạo ra vũ khí tàn bạo nhằm phục vụ cho các cuộc chiến mà người ta gây ra và vì mục đích kinh tế. Hậu quả là hàng triệu nạn nhân vô tội phải chịu đựng vô số nỗi đau và hãi hùng. Bên cạnh đó, nhiều công trình của con người được hoàn thành từ mồ hôi nước mắt của người nghèo. Một thí dụ mà nhiều người nêu lên là việc dùng nô lệ để xây các kim tự tháp. Đa số kim tự tháp là nơi chôn cất các Pha-ra-ôn kiêu ngạo. Hơn nữa, nhiều công trình của con người thời nay không chỉ gây ra sự áp bức, mà còn “hủy-phá thế-gian”.—Đọc Khải-huyền 11:18.

9 Công việc của Đức Giê-hô-va thật khác biệt biết bao vì luôn dựa trên những điều công bình! Công việc của Ngài cũng bao gồm sự sắp đặt đầy thương xót để cứu nhân loại tội lỗi. Qua việc cung cấp giá chuộc, Đức Chúa Trời đã “bày-tỏ sự công-bình mình” (Rô 3:25, 26). Thật vậy, “sự công-bình Ngài còn đến đời đời”! Vì hay làm ơn, Đức Chúa Trời đã thể hiện sự kiên nhẫn khi đối xử với nhân loại tội lỗi. Có lúc Ngài còn dùng lời yêu cầu một cách lịch sự để kêu gọi họ từ bỏ đường lối xấu và làm điều đúng.—Ê-xê 18:25a.

Ngài luôn giữ lời hứa

10. Liên quan đến giao ước với Áp-ra-ham, Đức Giê-hô-va nêu gương mẫu nào về sự trung tín?

10 “[Đức Giê-hô-va] ban vật-thực cho kẻ kính-sợ Ngài, và nhớ lại sự giao-ước mình luôn luôn” (Thi 111:5). Dường như người viết Thi-thiên ám chỉ đến giao ước với Áp-ra-ham trong câu này. Đức Giê-hô-va hứa ban phước cho dòng dõi Áp-ra-ham và nói rằng dòng dõi ấy sẽ chiếm được thành của quân địch (Sáng 22:17, 18; Thi 105:8, 9). Trong lần ứng nghiệm đầu tiên của các lời hứa này, dòng dõi Áp-ra-ham trở thành dân Y-sơ-ra-ên. Dân này đã làm nô lệ nhiều năm trong xứ Ê-díp-tô, nhưng về sau Đức Chúa Trời “nhớ đến sự giao-ước mình kết-lập cùng Áp-ra-ham” và giải cứu họ (Xuất 2:24). Cách Đức Giê-hô-va đối xử với họ sau đó cho thấy tính rộng rãi của Ngài. Đức Chúa Trời cung cấp cho họ thức ăn vật chất để nuôi dưỡng thân thể cũng như thức ăn thiêng liêng để nuôi dưỡng lòng và trí (Phục 6:1-3; 8:4; Nê 9:21). Trong những thế kỷ tiếp theo, dân sự nhiều lần từ bỏ Đức Chúa Trời dù Ngài đã sai các nhà tiên tri kêu gọi họ trở lại. Hơn 1.500 năm sau khi Đức Chúa Trời giải thoát dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, Ngài sai Con độc sanh xuống trái đất. Đa số người Do Thái chối bỏ Chúa Giê-su và để ngài bị xử tử. Sau đó, Đức Giê-hô-va thành lập một dân tộc mới, dân tộc thiêng liêng, “dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời”. Cùng với Đấng Christ, dân tộc ấy là dòng dõi của Áp-ra-ham theo nghĩa tượng trưng, và Đức Giê-hô-va báo trước Ngài sẽ dùng dòng dõi này để ban phước cho nhân loại.—Ga 3:16, 29; 6:16.

11. Đức Giê-hô-va vẫn ‘nhớ sự giao-ước mình’ với Áp-ra-ham như thế nào?

11 Đức Giê-hô-va vẫn ‘nhớ sự giao-ước mình’ và cũng nhớ các ân phước đã hứa qua giao ước đó. Ngày nay, Ngài cung cấp thức ăn thiêng liêng dư dật trong hơn 400 thứ tiếng. Ngài cũng tiếp tục đáp lời cầu xin của chúng ta về nhu cầu thể chất, hòa hợp với lời cầu nguyện: “Xin cho chúng tôi ngày nào đủ bánh ngày ấy”.—Lu 11:3; Thi 72:16, 17; Ê-sai 25:6-8.

Quyền năng phi thường của Đức Giê-hô-va

12. Dân Y-sơ-ra-ên thời xưa nhận “sản-nghiệp của các nước” như thế nào?

12 “Ngài đã tỏ cho dân-sự Ngài quyền-năng về công-việc Ngài, đặng ban cho họ sản-nghiệp của các nước” (Thi 111:6). Khi soạn câu này, người viết Thi-thiên có thể đã nhớ đến một sự kiện nổi bật trong lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên, đó là sự giải cứu khỏi xứ Ê-díp-tô bằng phép lạ. Khi Đức Giê-hô-va cho dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, họ chiếm được các nước ở phía đông và phía tây sông Giô-đanh. (Đọc Nê-hê-mi 9:22-25). Quả thật, Đức Giê-hô-va ban cho dân Y-sơ-ra-ên “sản-nghiệp của các nước”. Đó quả là sự biểu lộ quyền năng phi thường của Đức Chúa Trời!

13, 14. (a) Người viết Thi-thiên có thể đã nhớ đến trường hợp nào mà Đức Giê-hô-va biểu lộ quyền năng của Ngài liên quan đến nước Ba-by-lôn? (b) Đức Giê-hô-va đã thực hiện những sự giải cứu phi thường nào khác?

13 Chúng ta được biết là mặc dù Đức Giê-hô-va đã làm nhiều điều cho dân Y-sơ-ra-ên, họ vẫn tỏ ra bất kính với Ngài và với tổ phụ họ là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục phản nghịch cho tới khi Đức Giê-hô-va dùng người Ba-by-lôn chinh phục họ và bắt họ đi làm phu tù (2 Sử 36:15-17; Nê 9:28-30). Một số học giả cho rằng người viết bài Thi-thiên 111 sống sau thời dân Y-sơ-ra-ên từ Ba-by-lôn trở về quê hương. Nếu thế, ông càng có thêm lý do để ca ngợi Đức Giê-hô-va về sự trung tín và quyền năng của Ngài. Ngài đã thể hiện sự trung tín và quyền năng qua việc giải cứu dân Do Thái khỏi nước Ba-by-lôn, một cường quốc có chính sách không giải phóng tù nhân.—Ê-sai 14:4, 17.

14 Khoảng năm thế kỷ sau, Đức Giê-hô-va dùng quyền năng của Ngài một cách phi thường hơn bằng cách giải thoát những người biết ăn năn khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự chết (Rô 5:12). Một kết quả của việc giải thoát này là kể từ đó 144.000 môn đồ của Chúa Giê-su có triển vọng được xức dầu bằng thánh linh. Vào năm 1919, Đức Giê-hô-va dùng quyền năng của Ngài để giải thoát một số người còn sót lại trong nhóm này khỏi sự kìm kẹp của tôn giáo sai lầm. Những gì họ đạt được trong thời kỳ cuối cùng này chỉ nhờ vào quyền năng của Đức Chúa Trời. Khi trung thành cho đến chết, họ sẽ lên trời để cùng với Chúa Giê-su cai trị trái đất nhằm đem lại lợi ích cho nhân loại biết ăn năn (Khải 2:26, 27; 5:9, 10). Họ sẽ hưởng được đất theo phạm vi rộng lớn hơn dân Y-sơ-ra-ên thời xưa.—Mat 5:5.

Những nguyên tắc vững bền và đáng tin cậy

15, 16. (a) Công việc của tay Đức Chúa Trời bao gồm những gì? (b) Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên những điều răn nào?

15 “Công-việc tay Ngài là chân thật và công-bình; các giềng-mối Ngài đều là chắc-chắn [“đáng tin cậy”, Bản Dịch Mới], được lập vững-bền đời đời vô-cùng, theo sự chân thật và sự ngay-thẳng” (Thi 111:7, 8). “Công-việc tay [Đức Giê-hô-va]” bao gồm hai bảng đá có khắc mười điều răn quan trọng cho dân Y-sơ-ra-ên (Xuất 31:18). Các điều răn này, cùng với tất cả những điều luật khác trở thành một phần của giao ước Luật pháp Môi-se, được dựa trên những nguyên tắc vững bền và đáng tin cậy.

16 Chẳng hạn, một trong các điều răn khắc trên hai bảng đá này là: “Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ-tà”. Điều răn này nói tiếp Đức Giê-hô-va ‘sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu-mến Ngài và giữ các điều-răn Ngài’. Hai bảng đá này cũng có những nguyên tắc bất hủ như “hãy hiếu-kính cha mẹ ngươi” và “ngươi chớ trộm-cướp”, cũng như luật pháp vô cùng sâu sắc cấm việc tham muốn những điều thuộc về người khác.—Xuất 20:5, 6, 12, 15, 17.

Đấng cứu chuộc thánh và đáng kính sợ

17. Dân Y-sơ-ra-ên phải cho thấy họ xem danh Đức Chúa Trời là thánh vì những lý do nào?

17 “Ngài đã sai cứu-chuộc dân Ngài, truyền lập giao-ước Ngài đến đời đời. Danh Ngài là thánh, đáng kính-sợ” (Thi 111:9). Một lần nữa, người viết Thi-thiên có lẽ đã nhớ đến sự trung tín của Đức Giê-hô-va đối với giao ước mà Ngài đã lập với Áp-ra-ham. Phù hợp với điều đó, Đức Giê-hô-va đã không bỏ rơi dân Ngài khi họ làm nô lệ ở xứ Ê-díp-tô xưa và sau này khi họ bị bắt làm phu tù ở nước Ba-by-lôn. Trong cả hai trường hợp, Đức Chúa Trời đã cứu dân Ngài. Chỉ dựa trên hai sự kiện này thôi cũng đủ để dân Y-sơ-ra-ên cho thấy họ xem danh Đức Chúa Trời là thánh.—Đọc Xuất Ê-díp-tô Ký 20:7; Rô-ma 2:23, 24.

18. Tại sao bạn cảm thấy việc mang danh Đức Chúa Trời là một đặc ân?

18 Điều đó cũng đúng với các tín đồ Đấng Christ ngày nay, những người được cứu khỏi vòng nô lệ của tội lỗi và sự chết. Chúng ta nên cố gắng hết sức để sống hòa hợp với lời cầu xin đầu tiên trong bài cầu nguyện mẫu: “Danh Cha được thánh” (Mat 6:9). Suy ngẫm về danh vinh hiển ấy nên thúc đẩy chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời. Người viết bài Thi-thiên 111 đã có quan điểm đúng đắn về việc kính sợ Đức Chúa Trời. Ông viết: “Sự kính-sợ Đức Giê-hô-va là khởi-đầu sự khôn-ngoan; phàm kẻ nào giữ theo điều-răn Ngài có trí hiểu”.—Thi 111:10.

19. Chúng ta sẽ xem xét điều gì trong bài kế tiếp?

19 Sự kính sợ Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng ta ghét điều xấu. Sự kính sợ này cũng giúp chúng ta noi theo các đức tính tuyệt vời của Đức Chúa Trời như ghi nơi Thi-thiên 112 mà chúng ta sẽ xem xét trong bài kế tiếp. Bài Thi-thiên này cho thấy làm thế nào chúng ta có thể hội đủ điều kiện để ở trong số hàng triệu người sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va mãi mãi. Ngài rất xứng đáng nhận sự ca ngợi đó. “Sự ngợi-khen Ngài còn đến đời đời”.—Thi 111:10.

[Chú thích]

a Trong câu này, cụm từ “hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, hãy nghe” theo nguyên ngữ tiếng Hê-bơ-rơ được viết dưới dạng là một yêu cầu lịch sự, chứ không phải một mệnh lệnh.

Câu hỏi để suy ngẫm

• Tại sao Đức Giê-hô-va xứng đáng để tất cả chúng ta ngợi khen?

• Đức Giê-hô-va thể hiện những đức tính nào trong công việc của Ngài?

• Tại sao bạn xem việc mang danh Đức Chúa Trời là một đặc ân?

[Hình nơi trang 20]

Mục đích chính của việc nhóm lại thường xuyên là ngợi khen Đức Giê-hô-va

[Hình nơi trang 23]

Tất cả điều răn của Đức Giê-hô-va đều dựa trên những nguyên tắc vững bền và đáng tin cậy

Ấn phẩm Tiếng Việt (1984-2025) Đăng xuất Đăng nhập
  • Copyright © 2024 Watch Tower Bible and Tract Society of Pennsylvania
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Cài đặt quyền riêng tư
  • Đăng nhập
Chia sẻ Gửi qua email

Từ khóa » Ha Lê Lu Gia Nghĩa Là Gì