Đừng Bỏ Rơi Hạnh Phúc Hiện Tại Bằng Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ FOMO
Có thể bạn quan tâm
Fomo là vấn đề tâm lý mà expat nào cũng từng trải qua. Nó có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ tâm lý của chúng ta, từ việc gây ra những cơn lo âu ngắn hạn nó cũng có thể khiến một người rơi vào trạng thái tự ti, đánh giá thấp giá trị của bản thân và thậm chí đưa đến việc bị trầm cảm.
FOMO là gì?
Hội chứng sợ bỏ lỡ, hoặc FOMO, là một nỗi e ngại rằng ta đang bỏ lỡ điều gì đó mà những người khác đang trải qua. Những người mắc chứng FOMO được cho là có nhu cầu cập nhật liên tục những gì người khác đang làm. FOMO cũng được định nghĩa là nỗi sợ hối tiếc, có thể dẫn đến một mối lo ngại rằng người ta có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ, một mối đầu tư hoặc tham dự các sự kiện. Nói cách khác, FOMO là nỗi sợ hãi khi đưa ra quyết định sai lầm về cách sử dụng thời gian vì “bạn có thể tưởng tượng mọi thứ có thể khác biệt như thế nào”.
Điều gì xảy ra khi chúng ta mắc hội chứng FOMO
Bị nghiện MXHNhu cầu được cập nhật càng tăng đặc biệt là việc tham gia vào các đại gia đình như FB hay Instagram, Twitter thì lại càng dễ để tới khi bị ngắt kết nối, cảm giác lo lắng của những người mắc chứng này càng nặng .
Tự ti
FOMO bắt nguồn từ sự tự ti, cộng thêm cảm giác lo lắng khi bị hội chứng này dẫn mọi người đến hành động so sánh bản thân với người khác và vô tình sẽ đánh giá thấp giá trị của chính họ.
Viêm màng túi
Túi tiền bị ảnh hưởng vì phải đáp ứng nhu cầu được trải nghiệm sử dụng một món đồ, một dịch vụ hay đi một sự kiện nào đấy mà chủ nhân của nó không muốn bị bỏ lỡ.
Không tự chủ
Không biết bản thân mình thực sự cần và muốn gì vì bận chú ý tới những thứ chúng ta bỏ lỡ chứ không phải những thứ ta đang có và thật sự quan trọng với ta.
Tại sao chúng ta lại có hội chứng tâm lý xã hội này?
Con người là động vật xã hội
Mọi người có xu hướng mong muốn thuộc về các nhóm và rất sợ bị tẩy chay, cho ra rìa.
Cảm giác liên quan hoặc kết nối với người khác là một nhu cầu tâm lý cơ bản của mọi người
Lý thuyết về sự tự quyết hay thuyết tự chủ (Self-detertmination theory) nhắc đến 3 nhu cầu tinh thần cơ bản của con người là: nhu cầu tự chủ (autonomy), nhu cầu năng lực (competence), và nhu cầu kết nối (relatedness). Trong khung lý thuyết này, FOMO có thể được hiểu là một trạng thái tự điều chỉnh, phát sinh khi nhu cầu về năng lực và kết nối của một người không được đáp ứng.
FOMO không phải là một khái niệm hoàn toàn mớiCác nhà marketing và quảng cáo cũng lợi dụng cảm giác này để đánh vào tâm lý đám đông: với những lời quảng cáo ‘đừng bỏ lỡ’, ‘ngay hôm nay’, số lượng có hạn, bạn đã thử chưa, v.v…
Mạng xã hội – Social media
Mọi người hay đổ tại cho mạng xã hội khi nói về bệnh lo âu này. Lời buộc tội này thì cũng đúng nhưng FOMO thực chất là xuất hiện từ vấn đề tâm lý của con người mà đã là vấn đề gốc rễ thì mạng xã hội chỉ là đã đổ thêm rất nhiều dầu vào lửa thôi còn chúng ta vẫn phải xem xét chỗ nào trong tâm lý con người là nơi dễ bị đổ dầu vào và kích hoạt hội chứng FOMO để có thể xử lý nó.
Khắc phục FOMO
Smartphones for smart people – Hãy là người dùng thông minh
Mạng xã hội và các phương tiện kết nối như điện thoại thông minh là các sản phẩm do con người làm ra và là các công cụ phụ vụ chúng ta. Chúng ta sử dụng chúng chứ đừng để chúng điều khiển hành vi, cách sống và tâm lý của mình.
Những thứ trên MXH là phiên bản mở rộng của các cá nhân chứ không phải là chính người đó. Chúng ta không thể tin 100% những hình ảnh và phát ngôn trên trang cá nhân của một ai đó là điều đang thực sự diễn ra với họ. Và cũng không thể lấy những tấm hình, video hay các dòng trạng thái để dựng lên toàn cảnh cuộc sống hàng ngày của họ được.
Hãy là người sống tối giản… nửa vời
Không cần phải trở thành người theo chủ nghĩa tối giản nhưng hãy thử dùng một số điều thực hành của lối sống này. Có nhiều người đã có những đức tính này dù không phải là người theo chủ nghĩa tối giản và chúng có thể giúp cho họ rất nhiều trong tâm lý và đời sống vật chất.
- Không mua sắm tuỳ tiện và bất khuất với các thể loại xu hướng.
- Vào phần ‘Edit preference’ để kiểm soát những người sẽ hiện lên trên trang Facebook của bạn. Ghen tị và so sánh là bản năng của con người nên kể cả với những người rất tốt nhưng nếu nhìn thấy Facebook của họ khiến bạn không vui thì đừng ngại ngần mà ‘Unfollow’, bỏ theo dõi họ.
- Lên thứ tự những điều ưu tiên. Chúng ta có nhiều việc để làm, nhiều mối quan hệ cần bồi đắp và nhiều thứ muốn trải nghiệm, bấy nhiêu thôi cũng đã khó để sắp xếp rồi. Nếu ta còn mang thêm cả những thứ của người khác vào cuộc sống của mình để thoả mãn hội chứng sợ bị bỏ lỡ thì chẳng mấy chốc sức lực, trí lực và thời gian của chúng ta sẽ bị vắt kiệt.
Sống chậm đi một chút
Sống chậm khiến cho chúng ta trở nên chú tâm hơn vào những điều chúng ta đang trải qua thay vì phân thân và tâm ở những thứ mà chúng ta chưa thử và những việc người khác đang làm.
Sống chậm dạy cho mình nhận ra giá trị của những điều mình đang có và sự cố gắng của bản thân để đứng ở thời điểm hiện tại. Trân trọng những giá trị của bản thân và của mọi người, hiểu rằng mỗi người có một cuộc đời riêng, không so sánh với người khác.
Hiểu được rằng ta không thể có tất cả. Chúng ta chỉ có thể biết kết quả của một lựa chọn khi thực hiện nó nên ngay khi hiểu được mình không thể có tất cả, ta sẽ không phải hát câu ‘Quên được không những điều… ta chưa bao giờ’ 😀
Từ khóa » Sợ Bị Bỏ Rơi Mạng Xã Hội
-
Hội Chứng FOMO: Càng Dùng Facebook Nhiều, Con Người Càng Sợ ...
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Những Người Sợ Bị Lãng Quên - Báo Quân Khu Một điện Tử
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi - Tuổi Trẻ
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi 'hoành Hành' Trong Giới Trẻ - Đời Sống - Zing
-
CÓ NHỮNG NGƯỜI RẤT SỢ BỊ BỎ RƠI … - Trải Nghiệm Sống
-
Cảm Giác Bị Bỏ Rơi, Khởi Nguồn Của Những Nỗi Sợ - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ, Đánh Mất Cơ Hội (FOMO) Và Cách Khắc ...
-
Nỗi Sợ Bị Bỏ Lỡ - Căn Bệnh Của Thời Đại - YBOX
-
Hội Chứng FOMO Và Cách Khắc Phục Nỗi Sợ “bị Bỏ Lỡ”
-
NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ - Ladies Of Vietnam
-
Hội Chứng Sợ Bỏ Lỡ ở Những Người Dùng Facebook Không Kiểm Soát
-
[SUB Factory] Hội Chứng Tâm Lý Sợ Bị Bỏ Lỡ (Fear Of Missing Out)
-
AIESEC In Vietnam - FEAR OF MISSING OUT (FOMO) - Facebook