Nỗi Sợ Bị Bỏ Lỡ - Căn Bệnh Của Thời Đại - YBOX

Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây
Nguyễn Huyền Châu

~100.000 followers

Theo dõi Nhắn tin
Thông tin
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật...
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...
Nguyễn Huyền Châu@Gia Vị

public7 năm trước

2

Nỗi Sợ Bị Bỏ Lỡ - Căn Bệnh Của Thời Đại

Bạn thường xuyên sử dụng facebook ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn.

Bạn cảm thấy bứt rứt nếu không online và biết được mọi người đang làm gì, cuộc sống xung quanh đang diễn ra như thế nào

Bạn cảm thấy rất buồn, tủi thân khi lên mạng thấy bạn bè đăng ảnh đi chơi nhưng không rủ mình theo

Rất có thể bạn đã mắc hội chứng FOMO.

Sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO) là nỗi sợ rằng những người khác có thể có được những trải nghiệm thú vị khi mình vắng mặt, xuất phát từ mong muốn duy trì liên tục mối liên hệ với những gì người khác đang làm.

Nguồn gốc của FOMO

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Anita Sanz (Quora): Hội chứng sợ bị bỏ lỡ là một nỗi sợ cổ xưa, được kích hoạt bởi dạng thức mới nhất của truyền thông: Social Media.

Trước đây, để đối phó với các mối đe dọa từ thiên nhiên, tổ tiên chúng ta sống theo bộ tộc. Trong giai đoạn này, con người cần phải trao đổi thông tin về nguồn thức ăn. Khi con người bắt đầu tạo ra các cộng đồng nông nghiệp ổn định hơn, người ta bắt đầu quan tâm đến việc có được các nguồn lực và thông tin đúng nơi vào đúng thời điểm, do đó họ tham gia vào việc trao đổi thông tin trong cộng đồng.

Sự phát triển theo thời gian của các hệ thống giúp củng cố và tăng cường trao đổi thông tin giữa con người (truyền hình, báo chí, Internet, và nền tảng truyền thông xã hội) đã đảm bảo người trong cộng đồng nắm được thông tin quan trọng, bao gồm các nguồn nguy hiểm tiềm ẩn. Theo một thống kê, có tới 56% người dùng mạng xã hội có cảm giác lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gì đó như một sự kiện quan trọng, tin tức hoặc một dòng trạng thái từ bạn bè, những người họ đang theo dõi… nếu không liên tục có mặt trên mạng xã hội.

Hậu quả của FOMO

Cảm giác bị bỏ lại khá tồi tệ và hầu hết mọi người đều muốn tránh nó. Chúng ta thực sự có một phần của bộ não chuyên về cảm giác khi chúng ta bị bỏ rơi, gọi là amygdala. Trong khi nỗ lực để ngăn chặn nỗi sợ hãi này, một số người sẽ (không may) tăng gấp đôi nỗ lực của họ để không bỏ lỡ bất cứ điều gì và kết cục dẫn tới hành vi liên tục "kiểm tra" (checking behavior). Nghĩa là họ liên tục sử dụng Facebook hoặc Twitter của họ để xem liệu họ có bỏ lỡ điều gì hay không, điều đó hoàn toàn không làm giảm căng thẳng của họ.

FOMO có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý.Các nhà tâm lý học cho rằng, những lo ngại về việc bỏ lỡ có thể là một loại biến dạng nhận thức, gây ra những suy nghĩ tiêu cực. Điều này dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

Đối mặt với FOMO

1. Thừa nhận bạn không hoàn hảo

Hãy thực tế, và nói với bản thân mình rằng: "Tôi không thể ở mọi nơi mọi lúc và luôn luôn làm điều tuyệt nhất bao giờ hết. Và điều đó là hoàn toàn bình thường." Điều đó sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn so với khi cứ giữ gánh nặng ấy trên vai

2. Những thứ bạn nhìn thấy có phải là sự thật?

Chẳng phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại gọi các trang mạng xã hội là thế giới ảo. Hãy tập trung vào những điều xảy ra ngay xung quanh bạn, thay vì cứ mải miết đi theo các thông tin trên mạng xã hội.

3. Tắt các thiết bị công nghệ

Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ đối với cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên đừng biến mình thành nạn nhân của nó. Hãy đặt ra các mốc thời gian check Facebook và tuân thủ theo.

4. Luyện cách thư giãn tinh thần

Thay vì làm nhiều nhiệm vụ một cách vội vã, hãy đánh giá cao tình trạng hiện tại của bạn. Chánh niệm có thể giúp những người mắc FOMO tận hưởng những gì họ đang làm ở đây và bây giờ, thay vì khao khát những gì khác có thể được.

Image source: Internet

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

396 lượt xem

Thích 2Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 1 Có thể bạn thích

Từ khóa » Sợ Bị Bỏ Rơi Mạng Xã Hội