[ĐÚNG NHẤT] Cây Lấy Sợi Là Cây Gì? - Top Lời Giải
Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Cây lấy sợi là cây gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về một số loài cây lấy sợi là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Mục lục nội dung Cây lấy sợi là cây gì?Kiến thức tham khảo về một số loài cây lấy sợi1. Cây bông2. Cây đay3. Cây dứa sợiCây lấy sợi là cây gì?
Cây lấy sợi là các loại cây có nguyên liệu sợi ở thân, quả và các bộ phận khác, có thể kéo thành sợi dệt vải hay bện thành dây, thừng, thảm, lưới, võng, vv. Có ba nhóm cây lấy sợi: cây có hạt cho sợi (vd. bông); cây cho sợi mềm ở thân (vd. lanh, gai, đay); cây cho sợi cứng ở thân, lá (dứa sợi, chuối sợi và một số loài cây dừa, cọ nhiệt đới).
Kiến thức tham khảo về một số loài cây lấy sợi
1. Cây bông
Sợi bông là một loại xơ mềm, mịn, mọc trong quả bông, hoặc vỏ bọc, xung quanh hạt của cây bông thuộc giống Gossypium trong họ cẩm quỳ Malvaceae. Sợi bông gần như là cellulose tinh khiết. Trong điều kiện tự nhiên, quả bông sẽ tăng khả năng phát tán của hạt.
Loại cây này là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ. Sự đa dạng lớn nhất của các loài bông hoang dã được tìm thấy ở Mexico, tiếp theo là Úc và Châu Phi. Bông được thuần hóa độc lập ở Thế giới Cũ và Mới.
- Xơ thường được kéo thành sợi hoặc chỉ và được sử dụng để làm vải mềm, thoáng khí. Việc sử dụng bông dệt vải được biết đến từ thời tiền sử; Những mảnh vải bông có niên đại từ thiên niên kỷ thứ năm TCN đã được tìm thấy trong Nền văn minh lưu vực sông Ấn, cũng như những mảnh vải còn sót lại có từ năm 6000 TCN ở Peru. Mặc dù được trồng từ thời cổ đại, nhưng việc phát minh ra máy tách bông đã giảm chi phí sản xuất dẫn đến việc nó được sử dụng rộng rãi và nó là loại vải sợi tự nhiên được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất quần áo ngày nay.
- Ước tính hiện tại của sản lượng bông thế giới là khoảng 25 triệu tấn hoặc 110 triệu kiện bông hàng năm, chiếm 2,5% diện tích đất canh tác trên thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ đã từng là nước xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm.Tại Hoa Kỳ, bông thường được đo theo kiện, có kích thước xấp xỉ 0,48 mét khối (17 foot khối) và nặng 226,8 kilôgam (500 pound).
- Là loại cây lấy sợi quan trọng nhất ở các nước nhiệt đới. Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Xơ bông rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc vì có những đặc tính tốt như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí... Mặc dù trong những năm gần đây sợi bông bị sợi nhân tạo cạnh tranh kịch liệt, nhưng do những tính chất ưu việt của nó, sợi bông vẫn có một vị trí riêng biệt và không thể thay thế được.
2. Cây đay
* Trong sản xuất hiện nay trồng 2 loại đay chính:
- Đay xanh: Đay xanh quả tròn và đay xanh quả dài
+ Đay xanh quả tròn: Quả tròn, hạt nâu, mỗi ngăn có 2 hàng hạt, lá hẹp nhọn mũi và có mầm nách trên thân.
+ Đay xanh quả dài: Quả dài, hạt xanh hoặc nâu, mỗi ngăn có 1 hàng hạt, lá rộng bản và có mầm nách trên thân.
- Đay cách: là cây lấy sợi ở vỏ thân, về phân loại thuộc loại họ bông (Malvaceae), gồm 5 chủng và 2 loại hình (lá nguyên và lá xẻ thùy).
- Cây đay lấy sợi phải được thu hoạch sau hơn hai tháng kể từ ngày gieo hạt. Nếu thu non quá hoặc già quá sẽ làm giảm năng suất và chất lượng sợi đay. Người ta cắt bỏ lá, ngọn rồi xếp đứng thân cây đay bên hiên nhà khoảng 10 - 14 ngày, cho đến khi thân cây khô hoàn toàn. Cây đay được bẻ đôi rồi tách vỏ ra khỏi phần lõi. Tẽ vỏ cây đay thành những sợi nhỏ, mỗi cây thường cho 8 - 12 sợi, sợi dài nhất có thể dài đến 1,6 m. Bó sợi đay thành từng bó rồi dùng chân giẫm hoặc giã sợi đay để tróc bỏ lớp màng bám trên vỏ, làm cho sợi đay mềm và sạch.
* Cây đay có tác dụng:
- Vải dệt bằng sợi đay dùng may quần áo bảo hộ, làm mui bạt, bọc nệm ghế, dèm cửa...
- Đay bẹ dùng dệt chiếu, đen võng, thừng chão, thân đay sau khi lấy vỏ, dùng làm bột giấy.
- Lá đay làm thức ăn gia súc, hoặc rau ăn.
- Tơ đay làm nguyên liệu cho xuất khẩu.
3. Cây dứa sợi
- Cây dứa sợi, hay còn gọi là cây thùa, thuộc loài Agave Americana. Giống cây này vốn được nhập từ Nam Mỹ vào Việt Nam để cung cấp sợi dệt bao tải chịu mặn, chịu phân hóa học và chiết xuất hecogenin dùng làm thuốc. Những năm 1990, cây dứa sợi được trồng nhiều ở Nông trường Bến Nghè (Nghệ An), Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Về sau, do bao tải, dây làm từ nilon được phổ biến rộng rãi, mặt khác việc trồng dứa sợi có hiệu quả kinh tế thấp (sau 5 năm mới có thể cho sản phẩm), các công đoạn sản xuất sợi và chiết xuất hecogenin lại khó, nên cây dứa sợi không còn được trồng và trở thành cây mọc hoang dại ở nhiều vùng.
- Cây dứa sợi có đời sống rất dài (15 năm) và trong chu kỳ sống chỉ ra hoa một lần. Hoa của nó phát triển với tốc độ rất nhanh, mỗi ngày có thể cao thêm 15-20 cm, trong một tháng có thể cao đến 5-7 m. Sau khi hoa tàn, cây dứa sợi sẽ chết.
- Do sợi dứa có đặc tính không thấm nước, chịu lực kéo, chịu mặn, dễ bắt màu, nên có thể làm thừng chão dệt lưới đánh cá, dệt thảm, sản xuất vật liệu chịu lực, hay làm chỉ khâu, dệt quần áo thổ cẩm… Dịch ép lá dứa thì làm dung dịch chế thuốc, rượu thuốc. Dung dịch còn lại chứa vitamin, các chất vi lượng để sản xuất nước giải khát. Bã làm thức ăn cho gia súc, làm giá thể trồng nấm chữa bệnh.
Từ khóa » Cây Lấy Sợi ở Việt Nam
-
Những Vật Liệu Sợi Tự Nhiên Dùng Trong May Mặc – Một Số Có ...
-
Cây Lấy Sợi đan Lát ở Rừng Trường Sơn | BÁO QUẢNG NAM ONLINE
-
Sụt Giảm Diện Tích Cây Lấy Sợi - Công Nghiệp Hỗ Trợ
-
Từ điển Tiếng Việt "cây Lấy Sợi" - Là Gì?
-
3/ Nhóm Các Cây Có Sợi Khác - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cây Lấy Sợi Lâm Sản Ngoài Gỗ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Oanh Nguyen — Có Bao Nhiêu Loại Cây Lấy Sợi ở Việt Nam
-
Những Nguyên Liệu Làm Nên Vải Sợi Thiên Nhiên - Rosy Belle
-
Các Vùng Trồng Bông Của Việt Nam - Vùng Bông Đông Nam Bộ
-
Trồng Cây Gai Xanh Lấy Sợi Mở Lối Làm Giàu ở Tuyên Quang
-
Bông Vải – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bông - Sàn Giao Dịch Hàng Hoá 24h
-
Trồng Cây Gai Xanh AP1, Nông Dân Thu Gần Trăm Triệu/ha | VTC16