[ĐÚNG NHẤT] Ngôn Ngữ độc Thoại Là Gì? - TopLoigiai

Độc thoại là một tập hợp các dòng được nói bởi một cá nhân trong đó chỉ có một cách giao tiếp. Không giống như trong một cuộc đối thoại, nơi có giao tiếp hai chiều, độc thoại chỉ tập trung vào một cá nhân duy nhất là người nói.

Mục lục nội dung 1. Ngôn ngữ độc thoại là gì?2. Độc thoại nội tâm là gì?3. Đối thoại là gì?4. Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm5. Yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự6. Lợi ích của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự

1. Ngôn ngữ độc thoại là gì?

Độc thoại là một tập hợp các dòng được nói bởi một cá nhân trong đó chỉ có một cách giao tiếp. Không giống như trong một cuộc đối thoại, nơi có giao tiếp hai chiều, độc thoại chỉ tập trung vào một cá nhân duy nhất là người nói. Trong một bối cảnh văn học như một bộ phim truyền hình, độc thoại có thể được sử dụng cho mục đích tường thuật cũng như tiết lộ những suy nghĩ bên trong của một nhân vật. Điều này cho phép khán giả hiểu rõ hơn về nhân vật.

2. Độc thoại nội tâm là gì?

Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong văn học

3. Đối thoại là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tham gia vào các cuộc trò chuyện với người khác. Trong những tình huống như vậy, ý tưởng được trao đổi giữa mọi người. Đây là một cuộc đối thoại vì một số người tham gia vào nó. Một cuộc đối thoại luôn cần ít nhất hai người. Không chỉ trong đời thực, chúng ta bắt gặp những cuộc đối thoại giữa các nhân vật trong sách, vở kịch và phim truyền hình. Một cuộc đối thoại tạo ra một môi trường xung quanh nơi nó cho phép các nhân vật chia sẻ suy nghĩ của họ

[ĐÚNG NHẤT] Ngôn ngữ độc thoại là gì?

4. Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm

Khái niệm về độc thoại mặc dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được khái niệm này với những khái niệm khác như đối thoại và độc thoại nội tâm, đặc biệt là hình thức độc thoại nội tâm.

Về nội dung:

- Đối thoại là hình thức đối đáp giữa hai hay nhiều nhân vật trong một cuộc hội thoại trong tác phẩm tự sự của mình. Hình thức đối thoại được thể hiện ra thành lời khi nhân vật cất tiếng nói.

- Độc thoại cũng là hình thức đối đáp nhưng là với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng được hư cấu tạo dựng lên. Hình thức độc thoại cũng được thể hiện cất tiếng ra thành lời khi nhân vật nói chuyện.

- Độc thoại nội tâm cũng là hình thức đối đáp với chính bản thân mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, hư cấu nhưng không thể hiện ra thành lời nói mà được thể hiện trong suy nghĩ trong đầu và trong lòng.

Về hình thức:

- Đối thoại được thể hiện dưới dạng gạch đầu dòng cho từng lời nói của nhân vật đối đáp lại nhau

- Độc thoại cũng tương tự như đối thoại được thể hiện trên từng gạch đầu dòng nhưng chỉ là của nhân vật đang độc thoại

- Đối thoại nội tâm thì không như vậy được thể hiện thành từng câu văn trong ngoặc kép hoặc in nghiêng để thể hiện đây là suy nghĩ của nhân vật và không được cất ra thành lời nói 

5. Yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật.

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).

Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu hỏi có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trưòng hợp không có gạch đầu dòng trưốc lời nói gọi là độc thoại nội tâm.

Ví dụ :

Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. (Nam Cao)

6. Lợi ích của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong văn bản tự sự

- Không phải là một cuộc đối thoại thông thường

Khác với đối thoại, độc thoại lại là hình thức giao tiếp, trò chuyện với chính bản thân mình hoặc một ai đó mà do họ tự tưởng tượng ra. Vì vậy, khi tác giả sử dụng và để cho nhân vật

một cuộc hội thoại có nhiều tầng lớp ý nghĩa và thể hiện được chiều sâu trong nội tâm nhân vật rất nhiều.

- Thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật

Độc thoại là hình thức thể hiện rất chân thật tâm tư, tình cảm của nhân vật một cách trực quan nhất cũng là cách để độc giả nắm rõ được những suy nghĩ, tâm tư của nhân vật. Đỉnh cao của sự thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhân vật là khi nhân vật đó tự đối diện với chính bản thân mình và nói với chính bản thân mình. Tuy nhiên, hình thức độc thoại phần nào còn cho thấy sự bế tắc của nhân vật khi mà dù cho đưa ra những câu hỏi cho bản thân nhưng lại không hề có câu trả lời cho chính bản thân mình.

- Biểu lộ rõ những điều mà tác giả muốn gửi gắm nhiều hơn

Đôi khi những nhân vật trong tác phẩm tự sự lại là chính bản sao của tác giả  để họ có thể thoải mái bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách gián tiếp. Chính vì vậy, độc thoại cũng là một trong những hình thức biểu lộ điều mà tác giả của các tác phẩm tự sự mong muốn gửi đến độc giả

- Làm cho câu chuyện thêm tính triết lí cao

Khác với đối thoại chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện qua lại của hai nhân vật nên khiến cho mọi lời nói trở nên khách quan cũng như giảm bớt độ tin tưởng, tính triết lí lại thì hình thức độc thoại lại khiến cho câu chuyện tăng thêm tính triết lí cao. Như vậy, tác giả mới có thể tạo dựng được các bài học từ câu chuyện tăng tính thuyết phục cũng như lấy được sự đồng cảm, yêu thương từ phía độc giả dành cho nhân vật của mình.

Từ khóa » Khái Niệm độc Thoại Là Gì