Dung Sai Sai Lệch Hình Dạng ( Độ Song Song, độ đồng Tâm…)

Nếu bạn là một sinh viên cơ khí, một kỹ sư cơ khí thì dung sai sai lệch hình dạng là những kiến thức không thể nào thiếu , vì nó được ứng dụng ở bất cứ đâu. Mình biết khi đi làm thì bạn mới bắt đầu tìm hiểu rõ về các loại sai lệch hình dạng như độ song song, độ đồng tâm….

Xem thêm: Bảng tra bước ren từ M1 đến M70

Dung sai sai lệch hình dạng ( Độ song song, độ đồng tâm, Độ vuông góc, độ đối xứng, độ đảo mặt đầu…)

Ở đây thì được chia ra làm 2 loại đó là Sai lệch hình dạng và sai lệch vị trí bề mặt, chúng ta xem hình dưới đây để biết về ký hiệu của chúng

  • Sai lệch độ song song của mặt phẳng

Là sai lệch giửa khoảng cách lớn nhất a và khoảng cách nhỏ nhất b giửa hai mặt phẳng áp trong gới hạn phần chuẩn quy định.

  • Sai lệch độ vuông góc của mặt phẳng

Sai lệch độ vuông góc giửa các mặt phảng được đo bởi độ dài ∆ trên chiều dài chuẩn L.

 

  • Sai lệch về độ đồng tâm

Là sai lệch giửa đường tâm bề mặt đang xét với đường tâm bề mặt lấy làm tiêu chuẩn trên chiều dài quy định của phần bề mặt.

  • Sai lệch về độ đối xứng

Là khoảng cách lớn nhất ∆ giửa mặt phẳng đối xứng của yếu tố chuẩn và mặt phẳng đối xứng của yếu tố khảo sát trong giới hạn quy định.

  • Sai lệch về độ đảo mặt đầu

Là hiệu ∆ giửa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất từ các điểm của profin thực mặt đầu tới mặt phẳng vuông góc với đường trục chuẩn được xác định trên đường kính d đã cho hay đường kính bất kỳ trên mặt đầu.

  • Sai lệch về độ đảo hướng kính

Là hiệu ∆ giửa khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất từ các điểm của profin thực bề mặt quay tới đường trục chuẩn.

Cách ghi ký hiệu

  • Khung chử nhật được chia thành 2 hoặc 3 phần
  • Phần 1: Ghi dấu hiệu tượng trưng.
  • Phần 2: Ghi trị số sai lệch giới hạn.
  • Phần 3: Ghi ký hiệu bề mặt liên quan.

Cập nhật lúc 12:26 – 20/02/2017

XEM THÊM Nito lỏng trong công nghiệp

Từ khóa » Cách Ghi Ký Hiệu Sai Lệch Trên Bản Vẽ