Dưới đáy đại Dương: Cá Giọt Nước - Sinh Vật "xấu Xí" Nhất Hành Tinh

Vì sao cá giọt nước dưới đáy đại dương được mệnh danh là sinh vật 'xấu xí' nhất?
Cá giọt nước sống sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương, nơi ánh sáng Mặt trời không thể chạm tới. (Nguồn: Bảo tàng Australia)

Năm 2003, cá giọt nước blobfish được "trao vương miện" là sinh vật "xấu xí nhất thế giới", và cho đến ngày nay, danh hiệu này vẫn còn với loài cá này.

Nhiếp ảnh gia Kerryn Parkinson là người từng chụp bức ảnh về loài cá kỳ lạ này. Nhưng thực ra, nó không tới mức xấu như những gì con người nhìn thấy.

Sự thật là, chúng có ngoại hình khác biệt bởi môi trường sống hoàn toàn khác với trên mặt đất, dẫn tới hình dạng quái dị.

Loài sinh vật này vốn sống ở vùng biển sâu phía Nam Australia, Tasmania và New Zealand. Chúng sống sâu hàng nghìn mét dưới đáy đại dương, nơi ánh sáng Mặt trời không thể chạm tới.

Tại độ sâu này, loài cá giọt nước phải chịu mức áp suất khổng lồ. Cơ thể chúng phải tiến hóa để thích nghi với áp suất đó. Ví dụ như xương, thịt của cá giọt nước rất dẻo và mềm, sao cho không bị áp suất cực lớn đè nát.

Ông David L. Stein, nhà sinh vật học biển sâu của Đại học bang Oregon (Mỹ), cho biết: "Giữa lớp da nhũn và các cơ của cá giọt nước có rất nhiều chất lỏng. Dưới da còn một lớp thịt dày và sền sệt. Nếu bạn cầm vào đuôi con cá này, nó sẽ chảy về phía đầu".

Trước đó, vào những năm 1970, nhà sinh vật học này từng mổ 19 con cá giọt nước để nghiên cứu.

Nhà sinh vật người Mỹ tìm thấy rất nhiều loại thức ăn và cả những thứ không phải thức ăn trong những con ông từng mổ xác. Ông thấy có cả bút biển, sao biển đuôi rắn, cua ẩn sĩ, hải quỳ, túi nhựa, thậm chí cả chiếc mỏ của bạch tuộc.

Phần cơ thể chứa đầy nước đã tạo độ nổi cho sinh vật. Điều này rất quan trọng vì chúng không có bong bóng - một khoang rỗng chứa đầy khí.

Phần lớn các loài cá sử dụng khoang này để kiểm soát lực nổi. Nhưng cá giọt nước thiếu bộ phận này, bởi nếu có sẽ bị vỡ dưới áp suất cực cao.

Loài vật này không bao giờ bơi lên độ sâu 300 mét trừ khi bị đánh bắt. Do thiếu bộ phận hỗ trợ tự nhiên, khi cá giọt nước lên môi trường thấp hơn trên mặt biển, chúng sẽ bị phù lên và chảy não.

Một cá thể loài này được vớt lên năm 2003 đã chết và tiêu bản của nó được lưu giữ trong bộ sưu tập ở bảo tàng Australia.

Công nghệ bảo tồn loài cá lớn nhất thế giới Công nghệ bảo tồn loài cá lớn nhất thế giới

Hàng nghìn người trên khắp thế giới đang chung tay góp sức cứu loài cá lớn nhất thế giới - cá mập voi.

Thích nghi với khí hậu khô hạn, loài cá kỳ lạ sống cả năm trên cạn Thích nghi với khí hậu khô hạn, loài cá kỳ lạ sống cả năm trên cạn

Loài cá kỳ lạ này có khả năng sống trên cạn hàng năm trời, thậm chí, một số loài nếu ở dưới nước quá lâu ...

Từ khóa » Sự Sống Dưới đáy đại Dương