Tại Sao Sinh Vật Dưới đáy Biển Thường Có Kích Thước Khổng Lồ?

Tại sao những sinh vật dưới đáy biển thường có kích thước khổng lồ?
Các sinh vật dưới đáy biển thường có kích thước rất lớn. (Ảnh minh họa)

Không chỉ xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại, khoa học ngày nay đã chứng minh rằng ở những nơi sâu nhất và lạnh nhất của đại dương, sinh vật biển - chủ yếu là các loài động vật không xương sống, có thể đạt đến kích thước khổng lồ.

Trong đó, mực ống, nhện biển, giun hay nhiều loại động vật khác có thể to ngang với kích thước một người trưởng thành.

Cá biệt, loài mực khổng lồ (Mesonychoteuthis hamiltoni) ở vùng biển cận Nam Cực có thể dài hơn khoảng 14 lần so với mực mũi tên (Nototodarus sloanii) ở New Zealand, hay loài bọt biển ở sâu dưới Thái Bình Dương được tìm thấy với kích thước bằng một chiếc xe tải nhỏ.

Vậy, tại sao ẩn sâu dưới đại dương lại có nhiều "quái vật" khổng lồ đến vậy?

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2006 trên Tạp chí Địa lý Sinh học, ở những nơi sâu nhất của đại dương, tài nguyên bị hạn chế nghiêm trọng, giống như ở các hệ sinh thái trên hoang đảo.

Đó là bởi phần lớn thức ăn bắt nguồn từ những vùng nước nông hơn và chỉ một phần nhỏ trong số đó chảy xuống độ sâu của biển.

Theo Alicia Bitondo, một ngư dân lâu năm ở California (Mỹ), việc các loài động vật đạt kích thước lớn chắc chắn có ý nghĩa của riêng chúng. Một trong số đó là khi thức ăn trở nên khan hiếm, thì việc động vật có kích thước lớn hơn sẽ mang lại lợi thế vượt trội.

Cụ thể theo Bitondo, các loài động vật kích thước lớn có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn để tìm kiếm thức ăn, hoặc dễ dàng xác định vị trí của bạn đời để sinh trưởng. Đây được xem là 2 yếu tố sống còn trong lòng đại dương rộng lớn.

Ngoài ra, nhiệt độ lạnh ở biển sâu cũng có thể thúc đẩy xu hướng "khổng lồ hóa" bằng cách làm chậm đáng kể quá trình trao đổi chất của động vật. Dựa trên cấu trúc sinh học cũng thấy, đa phần các loài động vật này có khả năng trao đổi chất hiệu quả hơn và tích trữ năng lượng từ thức ăn tốt hơn.

Đa phần các sinh vật trong hệ sinh thái này thường phát triển và trưởng thành ở tốc độ rất chậm, chẳng hạn như cá mập Greenland (Somniosus microcephalus), Bitondo cho biết.

Điển hình như việc loài cá mập này có thể dài tới 7,3m, nặng 1,5 tấn, nhưng mỗi năm lại chỉ dài thêm khoảng 1 cm, và sự phát triển đó trải dài theo tuổi thọ hàng thế kỷ của cá. Một số tài liệu còn cho rằng, cá mập Greenland chỉ đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục cho đến khi chúng... 150 tuổi.

Theo Bitondo, một yếu tố khác nữa giúp các loài động vật dưới đáy biển có kích thước khổng lồ, là bởi tại đây rất ít có sự xuất hiện của động vật ăn thịt, cũng như sự tác động của con người.

Mặc dù có nhiều giả thuyết về các yếu tố khác nhau có thể hình thành xu hướng khổng lồ của các sinh vật nơi đáy đại dương, song không một ai có thể chắc chắn về cơ chế chính xác đã dẫn đến những thay đổi tiến hóa về mặt kích thước của chúng.

Dưới đáy đại dương: Cá giọt nước - sinh vật 'xấu xí' nhất hành tinh Dưới đáy đại dương: Cá giọt nước - sinh vật 'xấu xí' nhất hành tinh

Sống ở dưới đáy đại dương sâu hàng nghìn mét, cá giọt nước được mệnh danh là sinh vật xấu nhất hành tinh vì có ...

Lạc giữa cảnh thần tiên của những rạn san hô đầy màu sắc dưới đáy đại dương Lạc giữa cảnh thần tiên của những rạn san hô đầy màu sắc dưới đáy đại dương

Những rạn san hô tuyệt đẹp của đại dương được coi là "khu vườn" đầy mê hoặc dưới nước, nơi những chú cá đầy màu ...

Từ khóa » Sự Sống Dưới đáy đại Dương