ECG Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ - Phương Pháp Chẩn đoán Bệnh Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện nay có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm để can thiệp kịp thời và hiệu quả bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Trong đó, ECG thiếu máu cơ tim là phương pháp đơn giản với độ chính xác cao được ưu tiên chỉ định.
Thế nào là bệnh thiếu máu cơ tim?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng lưu lượng máu đến tim giảm khiến cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết, hậu quả của việc tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch vành tim. Bệnh gây ra những cơn đau thắt ngực, có nguy cơ tiến triển thành cơn nhồi máu cơ tim. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong nhóm các bệnh lý tim mạch.
Điện tâm đồ (ECG) là gì?
Điện tâm đồ (ECG – Electrocardiogram) là đồ thị ghi lại sự thay đổi của dòng điện bên trong tim. Đây là một trắc nghiệm không xâm lấn, không gây đau và cho kết quả nhanh những vấn đề của tim, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh. (1)
Phương pháp đo điện tâm đồ (ECG) thường được thực hiện tại phòng khám và bệnh viện. Ngoài ra, đây cũng là thiết bị tiêu chuẩn được trang bị trong phòng mổ và trên xe cứu thương.
Vai trò của của phương pháp ECG thiếu máu cơ tim
ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư, Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, để chẩn đoán thiếu máu cơ tim cục bộ, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh nhân, thăm hỏi tiền sử bệnh lý và gia đình. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh như đau thắt ngực, khó thở, cảm giác mệt mỏi… rất thường gặp, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có bị thiếu máu cơ tim cục bộ hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như sinh hóa máu, X-quang ngực, siêu âm tim, chụp mạch vành,… và đặc biệt là ECG thiếu máu cơ tim. Đây là cận lâm sàng rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng và mức độ thiếu máu cơ tim ở bệnh nhân, từ đó có chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. (2)
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện nhiều vấn đề tim mạch khác mà bệnh nhân đang mắc phải, chẳng hạn như phì đại thất trái, rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu thất, block nhĩ thất, block nhánh tim,… Nhờ được phát hiện sớm, bệnh nhân được can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu, chăm sóc và kiểm soát sức khỏe tốt hơn.
Hình ảnh điện tâm đồ thiếu máu cơ tim
Các chuyển đạo của ECG thiếu máu cơ tim sẽ khảo sát từng vùng cơ tim khác nhau, cụ thể là:
- V1, V2: vùng trước vách liên thất.
- V3, V4: vùng trước mỏm tim.
- V5. V6: vùng thành bên thấp thất trái.
- D1, aVL: vùng thành bên cao thất trái.
- V7, V8, V9: vùng thành sau thất trái.
- D2, D3, aVF: vùng thành dưới thất trái.
- V3R, V4R: vùng thất phải.
Điện tâm đồ (ECG) được chỉ định ngay khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đau thắt ngực. Đây là kiểm tra cận lâm sàng đơn giản và nhanh chóng giúp đánh giá có hay không có nhồi máu cơ tim ST chênh lên, thực hiện trong vòng 10 phút kể từ lúc nhập viện.
- Trường hợp có ST chênh lên hoặc xuất hiện block nhánh trái mới: Chẩn đoán ngay nhồi máu cơ tim có ST chênh lên. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định tái thông mạch vành bằng đường ống thông hoặc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết ngay lập tức.
- Trường hợp không có ST chênh lên, tuy nhiên có những thay đổi trên ECG như ST chênh xuống, sóng T dẹt hoặc sóng T đảo ngược cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
Trong số những yếu tố thể hiện thiếu máu cơ tim cục bộ trên ECG, hiện tượng đoạn ST chênh xuống và sóng T thay đổi là rõ rệt nhất.
Đoạn ST chênh xuống
ST chênh xuống có nhiều hình thái gồm upsloping (nghiêng lên), horizontal (ngang) hoặc downsloping (nghiêng xuống). Khi ST chênh xuống ở dạng ngang (horizontal hoặc downsloping) tối thiểu 0,5mm so với điểm J trong ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp thể hiện có thiếu máu cơ tim cục bộ.
Cụ thể:
- Đoạn ST chênh xuống từ 1mm trở lên: dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim, tiên lượng xấu ở bệnh nhân.
- Đoạn ST chênh xuống từ 2mm trở lên từ 3 chuyển đạo: báo hiệu nguy cơ tử vong do bệnh thiếu máu cơ tim. Thống kê cho thấy, khoảng 35% trường hợp bệnh nhân tử vong trong 30 ngày khi có chẩn đoán.
- Đoạn ST chênh xuống kết hợp đoạn ST chênh lên trong aVR từ 1mm trở lên: dấu hiệu của tắc thân chung động mạch vành trái.
Sóng T
Hiện tượng sóng T bị đảo ngược báo hiệu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim khi:
- Sóng T có chiều sâu tối thiểu 1mm và xuất hiện ít nhất trong 2 chuyển đạo liên tiếp có sóng R chiếm ưu thế.
- Sóng T không xuất hiện trên kết quả ECG cũ hoặc thay đổi theo thời gian.
- Sóng T đảo ngược ít hơn 1mm, trong khi đoạn ST chênh xuống ít hơn 0,5mm.
- Sóng T phẳng, trong khi đoạn ST chênh xuống ở hình thái upsloping.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy khoảng 50% trường hợp thiếu máu cơ tim không có sự biến đổi trên ECG. Do đó, việc theo dõi quá trình thay đổi trên ECG dựa trên diễn tiến của các triệu chứng thiếu máu cơ tim như đau thắt ngực là điều vô cùng cần thiết.
Trong trường hợp có can thiệp mạch vành bằng đường ống thông hoặc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đo lại điện tâm đồ ECG sau 90 phút để đánh giá mức độ tái thông và sự tái tưới máu của động mạch vành.
Những lưu ý khi tiến hành đo ECG cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim
Điện tâm đồ là phương pháp giúp phát hiện, theo dõi nhiều vấn đề sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, khi tiến hành phương pháp này bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất: (3)
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ những triệu chứng bản thân gặp phải, cũng như tiền sử các bệnh lý hiện có như tăng huyết áp, loạn nhịp tim… Đồng thời, cung cấp thông tin những loại thuốc, thực phẩm chức năng bệnh nhân đang sử dụng trong thời gian gần đây để được bác sĩ tư vấn và có chỉ định phù hợp.
Khi tiến hành đo ECG, bệnh nhân được yêu cầu nằm trên giường. Để kết quả ECG được chính xác nhất, bệnh nhân cần cố gắng nằm yên, thư giãn. Nếu phần ngực và những vùng cơ thể cần gắn điện cực có lông, bệnh nhân có thể được yêu cầu cạo lông.
Bệnh nhân nên thả lỏng người, đặt hai tay song song với thân, chân duỗi thẳng thoải mái. Nếu có đeo trang sức hoặc các vật dụng chất liệu là kim loại, bệnh nhân nên tháo bỏ trước khi tiến hành đo ECG thiếu máu cơ tim.
Làm gì khi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim?
Bác sĩ Phạm Đỗ Anh Thư khuyến cáo, khi được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh nhân không nên quá lo lắng bởi bệnh được phát hiện càng sớm, có can thiệp kịp thời sẽ mang đến kết quả điều trị tốt.
Quan trọng nhất, bệnh nhân cần tuân thủ:
- Chế độ ăn uống khoa học: không ăn chất béo, không ăn mặn, không ăn thịt đỏ và thay thế bằng cá, tăng cường rau củ quả xanh, bổ sung vitamin thích hợp, tránh các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafe…
Xem thêm: Bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
- Tăng cường hoạt động thể lực: tham khảo ý kiến bác sĩ các môn thể dục thể thao phù hợp.
- Giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh lo lắng, muộn phiền làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần.
- Đặc biệt, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ đúng hẹn theo hướng dẫn để được chăm sóc và kiểm soát tốt bệnh lý.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch tại Việt Nam, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy ECG 12 chuyển đạo, máy MSCT tim và mạch vành, máy chụp MRI tim, máy siêu âm tim chuyên dụng, máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện, máy Holter huyết áp… Trung tâm Tim mạch Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai đa dạng các gói tầm soát, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu và lồng ngực, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tim mạch, có phác đồ can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả, chăm sóc và kiểm soát tốt sức khỏe cho bệnh nhân.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
ECG thiếu máu cơ tim có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp, cũng như lên kế hoạch chăm sóc, kiểm soát và quản lý tối ưu sức khỏe bệnh nhân.
Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu Cơ Tim
-
Tiêu Chuẩn Chẩn đoán Thiếu Máu Cục Bộ Cơ Tim - Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Thiếu Máu Cơ Tim - Vinmec
-
Thiếu Máu Cơ Tim: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Biến Chứng Và Cách ...
-
Nhồi Máu Cơ Tim Cấp Tính (MI) - Rối Loạn Tim Mạch - MSD Manuals
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ: CÁC KHUYẾN CÁO ...
-
Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ - Bệnh Viện Quân Y 103
-
5 điều Bạn Nên Nhớ Về Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim
-
Thiếu Máu Cơ Tim Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Chẩn đoán Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ ổn định Cập Nhật Các Khuyến ...
-
05 Loại Nhồi Máu Cơ Tim Và Tiêu Chuẩn Chẩn đoán | BvNTP
-
Điều Trị Thiếu Máu Cơ Tim - VnExpress Sức Khỏe
-
Thiếu Máu Cơ Tim: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Thiếu Máu Cơ Tim Cục Bộ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, điều Trị • Hello ...