English Q&A | Tiếng Anh đơn Giản

English Q&A

Q: Hòa nhập chứ không hòa tan có thể dịch được sang tiếng Anh thế nào ạ?

A: Em cứ dịch theo đại ý “ko làm mất đi bản sắc riêng trong khi hòa nhập” là okay. Ví dụ: preserve/maintain/keep/retain identity/individuality/core values in integration [processes]. Để giữ tính ngắn gọn và chơi chữ của câu nguồn (như kiểu một khẩu hiệu), em có thể dịch “integration without assimilation

Q: Thầy giúp em dịch câu sau sang tiếng Anh nhé: 不怨天,不尤人,下學而上躂。Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt. (Không oán trời, không trách đất, phàm làm người nên hiểu số mệnh)

A: Để làm poster cho film thì câu này nên càng ngắn gọn, súc tích càng tốt. Tôi sẽ dịch COME TO TERMS WITH YOUR WRITTEN FATE (hàm ý là phải tự biết chấp nhận số phận đã dành sẵn cho mình). Em có thể thêm “and blame no one/ don’t blame the Holy forces for your ill fortune” nhưng tôi nghĩ ko cần thiết.

Q: Lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử thì nói như nào ạ???

A: English proverbs có câu này gần sát nghĩa “He measure another’s foot by his own last” (suy bụng ta ra bụng người) nếu dùng trong context “ta” là một kẻ tiểu nhân. Như vậy, nếu phải dịch cho proverb-like, tôi sẽ modify câu gốc đi cho hợp ngữ cảnh thành: A moron measures another’s motive by his own last.

Q: Trong show Friends, Ross đến chào Joey và Chandler trước khi đi công tác Trung Quốc thì có đoạn hội thoại sau. Lúc này Joey và Chandler đang chuẩn bị nhóm lửa làm barbecue.

ROSS: …I have to go to China.

JOEY: The country?

ROSS: No no, this big pile of dishes in my mom’s breakfront.

Tại sao em thấy câu trả lời thứ 2 của Ross không liên quan gì đến câu hỏi của Joey.Thầy có thể giải thích cho em tại sao khi Joey hỏi “The country” thì Ross lại trả lời như vậy không.

A: China có 2 nghĩa: đất nước (Joey dùng) và đồ sứ (hàm ý câu nói của Ross). Nhưng khi Ross nói “I have to go to China” thì ko thể nào hiểu sang nghĩa thứ 2 được mà chỉ có thể là nghĩa 1. Vì thế, câu hỏi lại của Joey hoàn toàn thừa và Ross mới mỉa mai bằng cách vận nguyên lại nghĩa thứ 2 để mọi người thấy nó stupid như thế nào. Hàm ý của Ross là “don’t ask the obvious. Of course, I’m going to China – the country!!!” Cái cơ chế dùng sarcasm kiểu này để gây cười phổ biến trong comedy của Anh nhiều hơn là Mỹ. Nhưng cá nhân tôi thì ko thấy nó funny lắm.

Q: Trong show Friends khi Monica hỏi Joey có nói cho bạn gái biết rằng anh ta đang tham gia fertility study hay không thì Joey trả lời như sau: “What? You think I’m gonna tell a girl I like that, I’m also seeing a cup?” “seeing a cup” ở đây nghĩa là gì ạ?

A: Khi tham gia fertility study thì Joey sẽ phải lấy mẫu tinh dịch vào một cái cup. Chính vì thế mà có câu trên, chứ bản thân nó ko phải là 1 idiom per se. Tuy nhiên, câu đó có chơi chữ một phần ở từ see (vừa có nghĩa là đang hò hẹn với một cô nào đó, vừa có nghĩa là phải “giải quyết” với một cái cup)

Q: Thưa thầy, em thấy ở trong từ điển Longman và Oxford thì comparative form của “proud” là “prouder”. Mặc dù vậy, em nghe nhiều show và film thì luôn nghe người ta nói là “I couldn’t be more proud” (more proud không được đề cập đến trong từ điển như một số từ khác). Vậy sự khác biệt này là do đâu ạ?

A: Theo đúng ngữ pháp chính thống thì những từ như proud, true, handsome, stupid, hay common khi đổi sang dạng so sánh sẽ thêm “-er.” Nhưng ngoài đời thường, people thường dùng lẫn lộn. Chính thói quen đã khiến nhiều người có cảm giác thuận mồm hơn khi nói “more common” thay vì “commoner.” Có lẽ đó là lý do em thấy dạng thứ 2 này xuất hiện nhiều hơn trong ngôn ngữ nói, đặc biệt là ở những fixed expressions mình nghe người khác nói rồi nói theo như “I couldn’t be more proud.” Một trường hợp thú vị: trong show American Idol, giám khảo Paula Abdul thậm chí có lần nói “more handsomer” (tức là trộn lẫn cả hai dạng này).

Q: Từ XÕA trog tiếng Việt thì nên dịch như thế nào trong các trường hợp sau:

  1. xõa tóc
  2. thi xong rồi, xõa thôi
  3. vừa có lương mà, xõa nào
  4. đằng nào chả trượt, xõa đi

A: Đây là câu hỏi theo dạng: cùng một lexical item, trong các ngữ cảnh khác nhau dịch khác nhau như thế nào. Tôi xin trả lời ngắn gọn

  1. Let loose of one’s hair or let one’s hair loose (and fall around one’s shoulder)
  2. The exams are over. Let’s party, Let’s have some fun, or Let’s go wild, or Let yourself go.
  3. It’s pay day and we are loaded. Let’s… cái này em có thể dùng các khả năng giống như trường hợp 2. Nếu ý em là có tiền thì đi mua sắm thì có thể nói let’s go shopping.
  4. Well, it can’t get worse, so take it easy or cut yourself some slack.

Q: Khi giao tiếp với người nước ngoài và đặc biệt là với 1 người lạ – họ chủ động nói chuyện với mình làm quen 😀 Nếu họ có nói gì đó cùng với 1 thái độ cởi mở nhưng mà mình không tài nào hiểu được (kể cả khi họ đã nói lại) thì mình nên xử lí và nói như thế nào cho khéo léo nhất ạ

A: Tốt nhất là em nên honest about it. Say something like “Pls pardon my limited English, but I’m having a hard time understanding you.” Nếu vì bên kia nói nhanh quá thì em có thể yêu cầu “Could you slow down even more.” Và em cũng có thể phatrò “Every time you see this silly smile” (and flash that cute smile) “that means I don’t really follow.” 🙂 Nếu thực sự em rất muốn hiểu cái điều vừa nói, thì chỉ còn cách yêu cầu họ “write it down” (:)

Q: Thày có thể phân biệt cho em tại sao trong tiếng Anh dùng “in the sky”,”in the water”…. Trong khi Tiếng Việt lại dùng “trên trời”, “dưới nước”?

A: Nếu vẽ cấu hình spatial của 2 giới từ này thì IN trong tiếng Anh chỉ vị trí của một object trong một không gian 3 chiều (trong khi ON la mặt phẳng hai chiều và AT là điểm một chiều) còn TRÊN/DƯỚI trong tiếng việt là vị trí của object so với mặt phẳng hai chiều (trên hoặc dưới).

Vì thế, IN dùng với sky hay water là vì em có thể tưởng tượng hai vật thể này như hình khối 3 chiều. Nhưng với người Việt thì mình hình dung là “trên trời” là trên mặt phẳng của bầu trời (nói chính xác ra là nó phức tạp hơn vì nó liên quan đến nghĩa mở rộng của TRÊN, nhưng diễn giải thì dài dòng lắm) còn “dưới nước” là so với vị trí của mặt phẳng bề mặt nước. Đây cũng là lý do tại sao học sinh mình rất vất vả trong việc dùng giới từ tiếng Anh cho đúng vì cách cấu hình giới từ của mình rất khác của họ.

(a follow-up response)

Mình có 1 ý kiến khác. Người Anh nói “in the sky” là nói vị trí của vật đó với bầu trời. Người Việt nói “trên trời” là nói về vị trí của vật đó so với bản thân mình. Vì thế người ta nói :”Các cầu thủ đang ra sân thi đấu… Messi đã bị đau phải ra sân”… Vào, ra, trên, dưới… là tính theo vị trí của người (các cầu thủ) chứ không phải của vật (cái sân)

(my follow-up response)

Vị trí của bất kỳ vật thể nào được đánh dấu bởi giới từ chỉ là vị trí tương đối so với một vật thể khác (được coi là vật làm mốc). Khi bạn nói “cầu thủ trên sân” hay “cầu thủ ngoài sân” thì sân chính là vật làm mốc. Vị trí của người nói ko quan trọng bằng cái vật làm mốc này. Còn bạn nói người Việt dùng giới từ để so với bản thân mình cũng chưa hẳn chính xác. Ví dụ, bạn đứng trên tầng nhà cao, nhìn xuống cây ở dưới thấp, bạn vẫn nói “quả ở trên cây” chứ ko nói “quả ở dưới cây” mặc dù cây và quả đều đang ở thấp hơn bạn. Hay ngay cả khi quả lủng lẳng (ở vị trí thấp hơn cành) bạn vẫn nói “quả trên cành.”

(a follow-up response)

Có đấy ạ! Em lấy ví dụ nhé: Nhà có 3 tầng. Em xuống tầng 1 hỏi bố:

– Bố ơi, cái quạt đâu rồi ạ?

– Ở trên tầng 2 ấy (On the second floor)

Em lên tầng 2 không thấy bèn lên tầng 3 thì gặp mẹ:

– Mẹ có thấy cái quạt không ạ?

– Ở “dưới” tầng 2 ấy (On the second floor)!

Nếu em đứng dưới đất, em có thể nói:

– Diều của em mắc ở trên cây táo kia kìa.

Nhưng nếu em đang ở trên nhà cao tầng, em chỉ xuống dưới:

– Diều của em mắc dưới cây táo kia kìa!

(my follow-up response)

Một điều bạn cũng cần chú ý là giả thuyết đưa ra phải giải thích được nhiều trường hợp khác nhau. Lấy chính ví dụ “Nhưng nếu em đang ở trên nhà cao tầng, em chỉ xuống dưới: Diều của em mắc dưới cây táo kia kìa!” của bạn nhé. Ví dụ này của bạn ko sai, nhưng hoàn toàn có khả năng là cùng ngữ cảnh ấy, bạn vẫn có thể nói “Diều của em mắc trên cây táo kia kìa.” Trong trường hợp này câu hỏi đặt ra là lý do nào khiến cho lúc thì có thể dùng trên, lúc lại có thể dùng dưới. Giả thuyết của bạn là người nói dựa vào “vị trí của mình” để chọn giới từ ko giải thích thỏa đáng cả 2 trường hợp vì rõ ràng vị trí của vật đánh dấu bởi giới từ ko thay đổi, vị trí của người nói cũng ko thay đổi.

Coglinguistics Linguistics có một cách giải thích khác: yếu tố thay đổi chính là vật người nói dùng để làm mốc (dù có thể cái mốc ấy chỉ được tưởng tượng trong đầu chứ ko nhắc đến cụ thể trong câu nói). Giả thuyết của bạn chỉ đúng khi vật làm mốc và vị trí của người nói trùng nhau. Bạn thử nghĩ xem với vật mốc thế nào thì dùng “trên” và vật mốc thế nào thì dùng “dưới?” trong 2 trường hợp trên 🙂

Một vấn đề nữa là vị trí cao thấp tương đối ko luôn luôn đơn thuần là độ cao vật lý, mà nó có thể mở rộng sang phạm trù logic hay cái tạm gọi là độ cao trừu tượng. Suy nghĩ thêm về ví dụ này: “Em ở Cao Bằng về thăm người nhà dưới Hà Nội” vs. “Em ở Cao Bằng về thăm người nhà trên Hà Nội.”

Q: Could you please tell me the difference between “knock AT the door” and “knock ON the door?” Actually, I asked three of my friends this question and they gave me three different answers. The first one is a Canadian. He told me that he only used “knock ON the door,” and that it was a common collocation. Interestingly, “knock AT the door” sounded quite strange to him, as he said. The second one who …is an American (a Vietnam War veteran) said that they had the same meaning. As for the idea of a British (who I met on Yahoo’s Education Forum), “knock AT the door” meant “knock right AT the door,” and “knock ON the door” meant “knock AT the door” or “knock AT something close to the door.” How about your opinion? Do you think there is any difference, even a subtle one?

A: I’m glad that you have done quite thorough research on this matter. You should do well in your graduate study 🙂 To me, it seems different dialects prefer different usage patterns. To many people, this is mostly a matter of style. I can’t speak for Canadian or British English, but Americans tend to use “to knock ON the door” and NOT “to knock AT the door.” However, these uages are more interchangeable when KNOCK functions as a noun, so “a knock on the door” and “a knock at the door” both work.

To some people (probably including your British friend), “AT” usually implies the general location where the action of knocking takes place (Where do you think the knocking takes place? At the door) while “ON” emphasizes the specific/physical object where the knocker actually touches (On what thing did the knocker knock? On the door). That’s why it’s easier for us to decide whether to use AT or ON when more elaborate contexts are provided. E.g., it’s better to say “We heard several knocks AT the door. Someone kept knocking ON our door” or “We are standing AT the door (the place is mentioned) and we are going to knock ON it (and now the object is mentioned).” than the other way around.

To come up with an even more sophisticated answer, we may want to try the CogLing approach by drawing the spatial configurations of both ON and AT and see how they can fit in a particular context. But I’m kinda lazy at the moment 🙂 Keep in mind, different dialects/native speakers may (sub-consciously) construe slightly different scenes so they may not agree on whether it should be “ON” or “AT” in any particular case.

Finally, could you check back with your American friend regarding figurative uses? E.g., as in “a knock at/on the wrong door may deny you a valuable opportunity,” which one would he prefer?

(a follow-up response) This is how my American friend responded to the question:

Wow, I had to think about this all day. Not so much the answer, but the ‘ why’. I would have to answer as follows: To knock ‘at’ a door is to seek entrance. We want the “door of opportunity” to open and door is specific. We would want to knock on the right door to open an opportunity. Therefore, “A knock ON the wrong door may deny a valuable opportunty”. Right or wrong, that’s how I see it.”

(my follow-up response)

Interesting. His response appears to support the “place vs. object” hypothesis. Since the focus here is a metaphorical object (a door of opportunity), ON is clearly the better choice.

Q: Em có 2 câu thơ như thế này: “Yêu ai cứ giữ trong lòng/Yêu thêm đứa nữa đề phòng rủi ro“. Thầy có từ/cụm từ nào trong tiếng Anh để dành cho đứa bị yêu để “đề phòng rủi ro” như trong trường hợp này không ạ?

A: Em nhiều hoàn cảnh rắc rối éo le nhỉ. Dịch ngắn gọn mà thoát ý nhất thì chắc em có thể nói “(s)he was two-timed by someone who prefers to err on the safe side of love” 🙂

Q: Thầy ơi có từ nào (hay idiom, colloquial expression) mà diễn tả sự nhỏ nhen (như kiểu gossip girl hay soi mói tìm ra điểm yếu của ng khác) k ạ? Cụ thể là thằng boss cứ cố soi mói staffs, rồi đưa ra câu hỏi khó để vặn vẹo bắt bẻ đủ kiểu ấy ạ.

A: Nếu ngữ cảnh là boss soi mói, kiểm soát và tìm lỗi của nhân viên thì tốt nhất em nên dùng “We have our boss breathing down our neck.” Còn kiểu meddlesome, gossipy hay nosy ở ngoài đời, hay soi mói tọc mạch chuyện của người khác thì thường dùng nhất là từ busybody (nhưng từ này có thể mang nghĩa positive). Nếu em prefer big word thì em sử dụng quidnunc hoặc kibitzer (my favorite), kiểu như “a nosy kibitzer who always knows who is sleeping with who” (đúng ngữ cảnh Gossip Girl :)) Với người mà soi mói chỉ với mục đích bới móc thì em lại có thể nói “somebody who never misses a chance to dig up dirt” chẳng hạn. Nếu em có ngữ cảnh cụ thể nào khác thì tôi có thể cho em cách nói khác 🙂

Q: Em đọc một số sách ngữ pháp, trong đó có nói rằng, các động từ chỉ yêu, ghét, cảm giác,… thì không dùng ở dạng tiếp diễn (Ving). Vậy, tại sao người ta vẫn dùng rất phổ biến loving, for example, “Are you somewhere feeling lonely or is someone loving you?” – bài hát Hello, hay wondering, I’m wondering…. Đây có phải là một sự khác biệt giữa academic grammar và applied grammar không ạ?

A: Trong đời sống thực, người bản xứ không phải lúc nào cũng nói chính xác như sách dạy. Với một động từ cụ thể, họ dùng thời tiếp diễn hay không còn tùy thuộc vào suy nghĩ, quan điểm hay cảm giác của họ trong ngữ cảnh cụ thể đó, chứ không phải nhất nhất là theo như sách bảo. Nếu “love” là một từ chỉ trạng thái tinh thần nói chung thì thường ko dùng với tiếp diễn. Nhưng nếu người nói view nó như một “quá trình” (đã kéo dài, có nhiều diễn biến) thì dùng tiếp diễn hoàn toàn make sense. I’m wondering cũng vậy (có thể tôi đã nghĩ, đã trăn trở về cái vấn đề này some time rồi, chứ không hẳn là nó vừa xuất hiện thoảng qua trong đầu).

Một lý do khác nữa liên quan đến sự khác biệt giữa tình hình chung (ví dụ, I like cake and I love peace) và một trường hợp cá biệt nào đó. Ví dụ em đang ăn một quả táo và để nhấn mạnh em nói “I normally don’t like apple. But this one tastes sooooooooo good. I’m liking it.” Keep in mind, different native speakers may hold different views on this one. Some would never use it.

Một ví dụ khác cũng rất hay gặp mà em sẽ thấy nếu theo đúng quy tắc ngữ pháp thì hoàn toàn make no sense: sách dạy là chỉ khi mô tả về người đã qua đời thì mới dùng thời quá khứ. Nhưng có những người bản xứ khi nói về người yêu cũ, hoặc chồng cũ thì dùng thời quá khứ (ngay cả khi kể chuyện người đó đang làm gì, e.g., He worked in the music industry, Anh ta đang làm về âm nhạc). Rõ ràng là người được nhắc đến còn sống sờ sờ ra đấy. Lý do có thể là trong đầu của người nói, vô hình chung đã hình thành một sự xa cách về tình cảm và tinh thần và như vậy, họ dùng thời quá khử để thể hiện điều đó, dù cho sự việc là sự việc hiện tại.

Tóm lại theo tôi hiểu là em đang loving somebody. So keep at it (:)

(bổ sung bởi Trần Mỹ Dung) cái này gọi là prescriptive grammar và descriptive grammar. Prescriptive là những gì các nhà nghiên cứu cho là đúng về mặt ngữ pháp, còn descriptive là cách sử dụng ngữ pháp trong đời thường. Prescriptive grammar thì có quy tắc đúng sai, yêu cầu người ta phải tuân theo, còn descriptive gram thì vô thiên lủng, chả có cái gì đúng cái gì sai cả, mà chỉ là cách người ta thích dùng thôi.

Q: Thầy ơi cái cụm “leave the shiny red apple at home” ở trong câu này nghĩa là gì ạ? “Leave the shiny red apple at home – a serious professorial relationship is a sign of a serious commitment to your academic career.” (Đoạn trươc đó nói về việc cần phải giữ 1 close relationship với một professor khi học ĐH ạ :P)

A: Theo tôi hiểu, “a shiny red apple” trong ngữ cảnh teacher-student nghĩa là những món quà lặt vặt mà học trò mang tặng cho thầy (theo truyền thống phương Tây là những quả táo) để thể hiện sự kính trọng, quan tâm và tình cảm với thầy cô. Hành động này nếu làm quá mức thì có thể bị coi là brown nosing, vì thế cụm “leave the shiny red apple at home” chắc có nghĩa là lời khuyên ko nên làm như vậy.

Still, I wonder if anyone would bring me a little shiny red apple for the class tonight (:)

Q: Em có một câu hỏi mong thầy giải đáp giúp. Quiz: The _____ staff that we hired to look after the front garden has received many compliments. A. maintaining B. maintenance. Đáp án là B. Nếu là đọc câu và chọn thì em có thể chọn đúng là B, nhưng lai không thể giải thích nổi tại sao “maintaining” không dùng được. Suy rộng ra, để tạo compound nouns, khi nào thì dùng verb(ing) + noun, khi nào thì dùng noun + noun?

A: as I understand it, in your example, “maintenance” is a better choice because it refers to the general function of the staff in question and not the specific action of maintaining. Also note that compound nouns often consist of two different nouns and are treated as a single lexical item. However, a noun that is modified by a gerund implying a state, process, or action, is considered a noun phrase (NP), which has a different grammar status. Some NPs, due to common use, may reach the status of a fixed expression, like “sleeping beauty” or “crying baby”, and are treated more or less like a single noun. In that case they can also refer to a general trait and not a specific instance. For example, when you talk about “a crying girl,” that girl is actually crying (an NP). But when you say “someone is a such a crying baby” (a noun), it doesn’t mean that someone is crying right now.

(Bản quyền thuộc về thầy Vu Ho, link FB: http://www.facebook.com/holevu)

Chia sẻ bài viết:

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Pinterest
  • Email
  • In
Thích Đang tải...

Có liên quan

2 comments on “English Q&A

  1. binro Tháng Ba 2, 2014

    Thầy ơi em không biết ” vàng thau lẫn lộn ” tiếng Anh nói thế nào. Mong thầy giúp đỡ !

    Trả lời
  2. Dịch thuật Tháng Chín 7, 2016

    “Tặng thưởng huy chương hữu nghị” tiếng anh là gì ah?

    Trả lời

Bạn đang muốn nói gì đúng không ? Gõ đi, còn chần chừ gì nữa ! Hủy trả lời

Δ

Từ khóa » Hòa Nhập Chứ Không Hòa Tan In English