Enron: Cú Thất Bại Của Đứa Con Cưng Phố Wall

Sự sụp đổ của đứa con cưng phố Wall

Vào mùa thu năm 2000, dưới sức nặng của mình, Enron đã bắt đầu lung lay. Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling đã tìm ra cách để che giấu những thâm hụt tài chính của những thương vụ mua bán và những hoạt động kinh doanh khác của công ty, nó được gọi là hạch toán theo giá thị trường. Phương pháp kế toán này được sử dụng trong giao dịch chứng khoán, khi bạn xác định giá trị thực tế của chứng khoán tại thời điểm hiện tại. Điều này có thể áp dụng tốt với chứng khoản, nhưng lại là thảm họa với các ngành kinh doanh khác.

Trong câu chuyện của Enron, công ty có thể sẽ dựng lên một khối tài sản, như nhà máy điện, và lập tức ghi nhận ngay lợi nhận dự kiến trên sổ kế toán mặc dù công ty chưa kiếm thêm được xu nào từ khối tài sản đó. Nếu doanh thu từ nhà máy điện đó ít hơn dự kiến, thay vì ghi nhận thua lỗ, công ty sẽ chuyển những tài sản đó cho công ty không ghi nhận trong sổ sách kế toán nơi mà những vụ thua lỗ bị giấu kín. Kiểu hạch toán này tạo ra một cách nhìn rằng công ty không cần đến lợi nhuận, và bằng cách sử dụng phương pháp hạch toán theo giá thị trường, Enron về cơ bản có thể xóa bỏ bất kỳ khoản lỗ nào mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu thuần.

Một phần lý do công ty này đã có thể thực hiện việc kinh doanh mập mờ như vậy từ lâu là Skilling cũng muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp dẫn đầu phố Wall trong việc tìm kiếm các sinh viên tốt nhất từ các trường kinh doanh và lôi kéo họ bằng những thứ hào nhoáng và lợi ích từ doanh nghiệp. Một trong những ứng viên xuất sắc được tuyển dụng của Skilling là Andrew Fastow người đã tham gia vào công ty vào năm 1990. Fastow trở thành Giám đốc tài chính (CFO) của Enron đến tận khi Sở giao dịch chứng khoán bắt đầu điều tra vai trò của ông ta trong vụ scandal này.

Gian lận: Kế hoạch ra sao?

Việc thực hiện hạch toán theo giá thị trường dẫn đến các kế hoạch được tạo ra để che giấu những khoản lỗ và khoác bên ngoài công ty cái vỏ lợi nhuận hơn là bản chất thực của nó. Để xử lý những khoản mất mát leo thang, Andrew Fastow, một ngôi sao đang lên được đề cử vị trí CFO trong năm 1998 đã đưa ra một kế hoạch ranh ma để làm cho công ty có vẻ ngoài tuyệt vời mặc cho thực tế là nhiều công ty con của nó đang lỗ chổng vó. Kế hoạch này đạt được bằng cách sử dụng những bộ phận sử dụng cho mục đích đặc biệt (SPE). Một SPE có thể được dùng để che giấu bất kỳ tài sản nào khiến cho công ty đang thua lỗ hoặc các khoản đầu tư kinh doanh đã thất bại, việc này giúp ẩn đi những tài sản thất bại khỏi sổ sách kế toán. Đổi lại, công ty sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông của Enron cho các nhà đầu tư của SPE để bù đắp cho các khoản lỗ này. Tuy nhiên trò chơi này không thể tiếp diễn mãi, và đến tháng 4 năm 2001, nhiều nhà phân tích bắt đầu đặt câu hỏi về tính minh bạch của các khoản thu nhập của Enron.

Cú sốc của phố Wall

Vào mùa hè năm 2001, Enrol chính thức rơi tự do. CEO Ken Lay đã nghỉ hưu vào tháng 2, để lại cái ghế này cho Skilling, và đến tháng 8, Jeff Skilling đã từ chức khỏi vị trí CEO vì “lý do cá nhân”. Vào ngày 16 tháng 10, công ty báo cáo thua lỗ quý đầu tiên và đóng cửa SPE Raptor để công ty sẽ không phải phân phối 58 triệu cổ phiếu của nó vì điều này sẽ còn làm giảm thu nhập nhiều nữa. Hành động này đã khơi lên sự chú ý của Sở chứng giao dịch chứng khoán.

Vài ngày sau đó, Enron thay đổi người quản lý về kế hoạch lương thưởng công y, về cơ bản là cấm các nhân viên bán cổ phần của mình, ít nhất là 30 ngày. Ngay sau đó, Sở giao dịch chứng khoán đã công bố việc điều tra về Enron và các SPE tạo ra bởi Fastow. Fastow bị sa thải khỏi công ty ngay trong ngày hôm đó. Thêm nữa, công ty đã trình bày lại thu nhập của năm 1997. Enron đã thua lỗ 591 triệu USD và nợ 628 triệu USD vào cuối năm 2000. Cú đánh cuối cùng đã được giải quyết khi Dynegy (Mã niêm yết: DYN), một công ty trước đó đã tuyên bố sáp nhập với Enron rút lại lời đề nghị của mình vào ngày 28 tháng 11. Ngày mùng 2 tháng 12 năm 2001, Enron đã đệ đơn xin phá sản.

Những hậu quả lâu dài

Enron đã cho chúng ta thấy một công ty và tầng lớp lãnh đạo của nó có thể làm được những gì, khi bọ bị ám ảnh bởi việc tạo ra lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, Một trong những hậu quả lâu dài của Enron là sự ra đời của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002 đã thắt chặt việc công khai thông tin và tăng cường hình phạt cho việc xử lý tài chính. Thứ hai, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đã tăng đáng kể mức độ đạo đức kế toán. Thứ ba, hội đồng quản trị trở nên độc lập hơn, giám sát các công ty kiểm toán và nhanh chóng thay thế những nhà quản lý tồi. Mặc dù người ta đã đưa ra những phương pháp để phản ứng lại với những hậu quả này, nhưng việc phát hiện và xử lý các kẽ hở mà các doanh nghiệp lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm vẫn rất quan trọng.

Kết luận

Sự sụp đổ của Enron là một sự cố không may và việc nghiên cứu xem nó đã xảy ra như thế nào và tại sao là rất cần thiết để chúng ta có thể hiểu và tránh được những trường hợp tương tự trong tương lai. Nhìn lại, Enron đã phải chịu những thua lỗ tài chính nặng nề là do thói kiêu căng, tham lam và sự ngu ngốc từ ban quản trị cấp cao rồi xuống nhân viên cấp dưới. Nhiều thua lỗ của công ty bắt đầu bằng sự sụp đổ vốn dĩ đã có thể tránh được nếu ai đó lo lắng và có tầm nhìn để dừng lại. Enron sẽ còn mãi trong tâm trí chúng ta nhiều năm sau này như một ví dụ minh họa điển hình cho một lòng tham sai hướng, và một hành động được thực hiện để ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.

Từ khóa » Enron Nổi Tiếng Về Vấn đề Gì