EU "rút Thẻ Vàng" Với Thủy Sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Thông tin Ủy ban châu Âu (EU) vừa rút thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam khiến không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU, mà cả ngư dân và người nuôi trồng thủy sản lo lắng vì theo quy định của EU, sau 6 tháng áp dụng thẻ vàng, nếu Việt Nam không thực hiện các yêu cầu mà EU nêu ra thì thủy sản Việt Nam sẽ bị rút thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU sẽ bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, theo thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Oai, lệnh rút thẻ vàng của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/10/2017 chỉ áp dụng đối với hải sản khai thác từ biển chứ không phải với thủy sản nuôi trồng.
Trong khi đó, tỷ lệ hải sản đánh bắt của Việt Nam xuất sang EU hiện nay rất thấp, chỉ chiếm 5,1%. Chẳng hạn như năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi các nước là 7,053 tỷ USD thì hải sản chỉ có 2,188 tỷ USD. Và trong số này, tổng giá trị hải sản xuất vào EU chỉ có 357,857 triệu USD - chiếm 29,4% tổng giá trị hàng thủy hải sản sang EU.
Mặc dù vậy, vấn đề đáng lo ngại là sau 6 tháng theo cảnh báo, nếu Việt Nam không giải quyết được các yêu cầu EU đưa ra thì Việt Nam có thể đối mặt một trong 3 kịch bản mà xấu nhất là EU sẽ rút thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào EU sẽ được áp dụng.
Vì vậy, giải pháp mà hiện nay Tổng cục Thủy sản Việt Nam gấp rút triển khai là sớm báo cáo Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác bất hợp pháp, trang bị thiết bị theo dõi hành trình cho tàu cá, tổ chức đoàn đàm phán để EU hiểu và ghi nhận các nỗ lực của Việt Nam, tiến tới đề nghị EU rút lại thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam.
Tổng cục Thủy sản cũng sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO.
Việc EU rút thẻ vàng đối với Việt Nam theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng là cơ hội để ngành khai thác hải sản Việt Nam đánh giá lại thực trạng, tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống quản lý nghề cá để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Được biết, ngày 23/10/2017 EU đã chính thức “rút thẻ vàng” đối với hải sản Việt Nam, với lý do những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp. Thời gian cảnh báo thẻ vàng là 6 tháng, sau 6 tháng (đến 23/4/2018), khi có kết quả của đoàn kiểm tra của Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của EC (DGMARE) về việc triển khai các quy định về IUU (các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và quản lý) của EU, có 3 khả năng xảy ra với Việt Nam: Thứ nhất, nếu Việt Nam triển khai đầy đủ, toàn bộ các quy định của EC với các minh chứng cụ thể thì tình trạng cảnh báo thẻ vàng sẽ được dỡ bỏ. Thứ hai, nếu việc triển khai các quy định của EU về IUU có tiến bộ EC có thể gia hạn để hoàn thiện các nội dung còn thiếu. Thứ ba, trong trường hợp cảnh báo của EC không được thực hiện hoặc triển khai không hiệu quả, EC sẽ ban hành biện pháp thẻ đỏ, khi đó lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào thị trường EU sẽ được áp dụng. |
Diệu Hoa
Từ khóa » Eu Rút Thẻ Vàng Với Thủy Sản Việt Nam
-
Thẻ Phạt Của Châu Âu đe Doạ Ngành Thuỷ Sản Việt Nam - VnExpress
-
Tin Mới Nhất Thẻ Vàng Của EC Với Thuỷ Sản Việt Nam
-
Vì Sao Thủy Sản Việt Nam Vẫn Chưa được EC Gỡ "thẻ Vàng"?
-
Vì Sao EU “giơ Thẻ Vàng” Với Thủy Sản Việt Nam? - Tiền Phong
-
Thủy Sản Việt Nam Nỗ Lực Tháo Gỡ Thẻ Vàng - Consosukien
-
Xuất Khẩu Thủy Sản Sang EU Giảm Mạnh Vì Thẻ Vàng IUU
-
Những Tác động Của Thẻ Vàng IUU đối Với Việt Nam Và Một Số Kiến ...
-
Vì Sao Thủy Sản Vẫn Chưa được EU Gỡ 'thẻ Vàng' Sau ... - Vnbusiness
-
Vì Sao Thủy Sản Vẫn Chưa được EU Gỡ 'thẻ Vàng' Sau Gần 4 ... - BSC
-
Khó Khăn Của Ngành Thủy Sản Do Thẻ Vàng IUU Của Ủy Ban Châu Âu ...
-
Gỡ "thẻ Vàng" Cho Thủy Sản Việt Nam Vẫn Khó - Báo Thanh Niên
-
Thủ Tướng đề Nghị EC Xem Xét Sớm Gỡ Thẻ Vàng Với Thủy Sản Việt Nam
-
Gỡ Thẻ Vàng Cho Thủy Sản - Báo Nhân Dân
-
Châu Âu 'rút Thẻ Vàng' Với Hải Sản Việt Nam - Tạp Chí Thủy Sản