Xuất Khẩu Thủy Sản Sang EU Giảm Mạnh Vì Thẻ Vàng IUU

Xuất khẩu thủy sản sang EU giảm mạnh vì thẻ vàng IUU - Ảnh 1.

Cảnh sát biển Vùng 3 phát tờ rơi tuyên truyền cho ngư dân Vũng Tàu đánh bắt hải sản đúng hải phận - Ảnh: Đ.HÀ

Ngày 10-8, Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) đồng tổ chức hội thảo trực tuyến công bố báo cáo đánh giá tác động việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo VASEP, thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đã khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay. Sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD.

Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19, thẻ vàng IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm 5,7% so với năm 2019, chỉ đạt 959 triệu USD.

Từ năm 2019, EU đã tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc.

TS Nguyễn Tiến Thông - Đại học Kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch - cho rằng thủy sản Việt Nam còn đứng trước nguy cơ mất thị trường EU trong trường hợp ngành hải sản khai thác bị EC phạt thẻ đỏ. Ngành hải sản sẽ bị tác động đầu tiên vì không thể xuất khẩu, ngành thủy sản nuôi trồng chịu tác động tiếp theo vì thủ tục giấy tờ chứng minh không vi phạm IUU.

"Các ưu đãi thuế với thủy sản mà Việt Nam được hưởng khi ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU sẽ bị treo lại", ông Thông cảnh báo.

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thứ 3 trên thế giới (8,5-9 tỉ USD/năm), trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm 60 - 65%.

Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết ngay sau khi bị EC phạt thẻ vàng IUU vào năm 2017, Việt Nam đã có nhiều biện pháp quyết liệt để cải thiện theo khuyến cáo từ châu Âu.

Các cơ quan Chính phủ cao nhất đến các địa phương đã hành động và đã tạo ra những thành quả nhất định được EC ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn có một số địa phương chưa kiên quyết khiến Việt Nam chưa được EC rút thẻ vàng IUU.

"Tôi cho rằng nguy cơ bị EC rút thẻ đỏ IUU trong 1-2 năm tới là khó xảy ra. Sắp tới Chính phủ và bộ sẽ có thêm thay đổi về chính sách và sự quyết liệt từ các địa phương về vấn đề này", ông Tiến nói.

Có thể gỡ thẻ vàng xuất khẩu thủy sản sang EU sau tháng 5 Có thể gỡ thẻ vàng xuất khẩu thủy sản sang EU sau tháng 5

TTO - Việt Nam đang hy vọng có thể được rút thẻ vàng sau đợt đánh giá của EU vào tháng tháng 5 tới sau nhiều nỗ lực đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt trên biển.

Từ khóa » Eu Rút Thẻ Vàng Với Thủy Sản Việt Nam