Eye - SÀI GÒN VINA
Có thể bạn quan tâm
1. Eye /ai/ (n): mắt.
Là một cơ quan thị giác, một cấu trúc gần hình cầu có ba lớp được chuyển hóa để tiếp nhận và phản xạ với ánh sáng.
Ánh sáng đi vào mắt qua giác mạc, giác mạc khúc xạ ánh sáng này qua thủy tinh dịch tới thể thủy tinh. Bằng cách điều chỉnh hình dạng thể thủy tinh, ánh sáng được hội tụ qua pha lê dịch (dịch kính) tới võng mạc.
Trong võng mạc, các tế bào nhạy cảm với ánh sáng gửi các xung lực thần kinh tới não qua thần kinh thị giác. Sự sắp xếp hai mắt ở phía trước đầu giúp ta nhìn được cả hai mắt. Mỗi mắt được đặt trong một ổ mắt và cử động mắt trong ổ mắt do các cơ mắt ngoại lai điều khiển.
*Accommodation: điều tiết
*Cone: tế bào hình nón
*Rod: tế bào hình que
2. Eyeball /'aibɔ:l/ (n): nhãn cầu.
Là phần chính của mắt có hình dạng gần như hình cầu, có củng mạc bao bọc và nằm trong ổ mắt. Nhãn cầu có liên kết mật thiết với các cấu trúc phụ - các mi mắt, kết mạc và bộ máy sinh sản nước mắt – có tất cả ba đôi cơ mắt ngoại lai kiểm soát các chuyển động của nhãn cầu.
*Sclera: củng mạc (lớp xơ trắng bên ngoài nhãn cầu. Ở phần trước mắt củng mạc trở thành giác mạc).
*Orbit: ổ mắt (xoang trong họp sọ có chứa mắt).
3. Eyebrow /'aibrau/ (n): lông mày.
Là một viền lông nhỏ ở trên bờ xương ngay trên mặt. Lông mày giúp ngăn các chất ẩm bay vào mắt.
*Eyeground (đáy mắt): Là mặt trong của mắt khi nhìn qua kính soi mắt. Tên khoa học là ocular fundus.
4. Eyelash /'ailæ∫/ (n): lông mi.
Là một loại lông dài và cứng, tao thành một hàng rào nhỏ ra bên ngoài từ bơ trước của mi trên và mi dưới. Lông mi giúp chống bụi vào mắt.
5. Eyelid /'ailid/ (n): mi mắt.
Là lớp bao ngoài để bảo vệ mắt. Mỗi mắt có hai mi mắt gồm da, cơ và mô liên kết. Mỗi mi mắt có một màng lót (kết mạc) và có lông mi viền quanh. Khi các thụ thể đau ở giác mạc bị kích thích, các mi mắt sẽ nhắm lại như một hành động phản xạ. Tên giải phẫu học là blepharon và palpebra.
*Conjunctiva: kết mạc (màng niêm mạc mỏng bao phủ mặt trước của mắt và phía bên trong mi mắt. Kết mạc nằm trong mặt trong của mắt chứa nhiều mạch máu nhưng kết mạc bao bọc nhãn cầu chứa ít mạch máu và nó trở thành trong suốt).
*Conjunctival (a): (thuộc) kết mạc.
6. Eyepiece /'aipi:s/ (n): thị kính.
Là một phần của một dụng cụ quang học, như kính hiển vi, ở gần mắt người quan sát nhất.
7. Orbicularis /?:'bikjul?ris/ (n): cơ vòng mắt.
Một trong hai cơ vòng trên mắt. Cơ vòng mắt ở quanh mỗi ổ mắt, có nhiệm vụ nhắm mắt.
8. Eyestrain /'aistrein/ (n): chứng mỏi mắt.
Là cảm giác mệt mỏi khi phải nhìn gần trong một thời gian dài, hay khi có khuyết tật về khúc xạ mắt mà không được điều chỉnh, hay khi bị mất cân bằng các cơ vận nhãn. Triệu chứng thường là mắt bị đau và xót, kèm theo nhức đầu và có thể bị mệt toàn thân nếu mắt không được nghỉ.
Tên y học là asthenopia.
9. Conjunctivitis /kən,dʤʌɳkti'vaitis/ (n): viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
Kết mạc trở nên đỏ, sưng và tạo nên nước hoặc có lẩn mủ. Ðiều này làm cho khó chịu hơn là đau và thường không có tác động gì tới thị giác cả.
Viêm kết mạc có nguyên nhân do nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích thích hóa học hoặc thể chất. Bệnh nhân thường khỏi bệnh từ 1-3 tuần lễ mà không có di chứng.
10. Myopia /'maioupi/ (n) tật cận thị.
Là hiện tượng rối loạn thị giác, khi đó con người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ của các vật và hình ảnh nằm trong cự ly gần, cũng như chính các vật đó nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lại một cách lờ mờ không rõ nét. Vật nằm ở cự ly xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu.
11. Hyperopia /hīpəˈrōpēə/ (n) tật viễn thị.
Là bất thường khúc xạ, có nghĩa là đường đi của tia sáng ở mắt viễn thị sẽ khác so với mắt chính thị. Khi bị viễn thị, các tia sáng song song hội tụ sau võng mạc.
Nguyên nhân có thể là lực khúc xạ của mắt yếu hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Muốn nhìn rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
12. Astigmatism /æs'tigmətizm/ (n) tật loạn thị.
Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính bên trong mắt có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có một số khu vực cong hoặc dốc lớn.
Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Thường thì nó không thể hiện đủ để yêu cầu hành động khắc phục. Khi nó được khắc phục, tùy chọn điều trị khắc phục bao gồm dùng kính hoặc phẫu thuật.
13. Color blindness /'kʌlə 'blaindnis/ (n) chứng mù màu.
Là một loại bệnh về mắt làm cho người bệnh dù nhìn rõ mọi vật nhưng không phân biệt được một số màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường.
Để hiểu rõ hơn về Eye xin vui lòng liên hệ Trung tâm Ngoại ngữ SGV.
Nguồn: http://saigonvina.edu.vnTừ khóa » điều Tiết Mắt Tiếng Anh Là Gì
-
"điều Tiết Của Mắt" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Rối Loạn điều Tiết Mắt Tiếng Anh Là Gì - Thả Rông
-
Từ điển Việt Anh "điều Tiết Hai Mắt" - Là Gì?
-
điều Tiết Trong Tiếng Anh, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
điều Tiết Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Rối Loạn điều Tiết Cả Hai Mắt Anh Làm Thế Nào để Nói
-
ĐIỀU TIẾT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Nghĩa Của Từ điều Tiết Bằng Tiếng Anh
-
MỎI MẮT – MỎI ĐIỀU TIẾT: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Rối Loạn điều Tiết Của Mắt
-
Viêm Kết Giác Mạc Khô - Rối Loạn Mắt - Cẩm Nang MSD
-
Chảy Nước Mắt - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mắt Điều Tiết Kém: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Trị Hiệu Quả