Furosemid 40mg

Mục lục

  • 1 Dạng trình bày
  • 2 Dạng đăng kí
  • 3 Thành phần
  • 4 Dược lực học
  • 5 Dược động học
  • 6 Chỉ định
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Liều và cách dùng
  • 9 Chú ý đề phòng và thận trọng
  • 10 Tương tác thuốc
  • 11 Tác dụng không mong muốn
  • 12 Quá liều
  • 13 Bảo quản

Furosemid là thuốc lợi tiểu quai được chỉ định trong các trường hợp phù, tăng huyết áp

Dạng trình bày

Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 20 viên nén

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Furosemid 40 mg/1 viên

Dược lực học

Furosemide là dẫn chất của acid anthranilic, thuộc nhóm thuốc lợi niệu quai.

Dược động học

– Hấp thu: Furosemide dễ hấp thu qua đường tiêu hoá, mức độ hấp thu thay đổi giữa các thuốc, sinh khả dụng theo đường uống của furosemid là 60%.

– Phân bố: thuốc gắn nhiều với protein huyết tương khoảng 90-98%. Sau tiêm tĩnh mạch furosemid 3-5 phút xuất hiện tác dụng, và xuất hiện tác dụng 10-20 phút sau khi uống. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương 1,5 giờ sau uống furosemid. Thời gian tác dụng của furosemid là 4-6 giờ.

– Thải trừ: thuốc thải trừ mạnh qua thận (65-80%), một phần qua mật (18-30%).

Chỉ định

– Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận.

– Phù phổi, phù não, phù do nhiễm độc thai nghén.

– Tăng huyết áp nhẹ hay trung bình.

– Liều cao dùng để điều trị thiểu niệu do suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc barbituric.

Chống chỉ định

– Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bị bệnh não do gan, hôn mê gan.

– Các trường hợp giảm thể tích máu hoặc mất nước; tắc nghẽn đường tiểu trong tình trạng thiểu niệu; vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều và cách dùng

Người lớn:

– Liều khởi đầu 40 mg (1 viên)/ngày. Sau đó tiếp tục điều trị với liều thấp nhất có hiệu quả, thường là 20 mg/ngày, hay 40 mg cách ngày. Khi cần có thể tăng liều lên 80 – 120 mg/ngày và có thể uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng.

– Trong suy thận mãn, liều khởi đầu là 240 mg (6 viên)/ngày. Nếu không có hiệu quả có thể tăng 240 mg mỗi 6 giờ. Không được vượt quá 2000 mg (50 viên)/ngày.

Trẻ em: 1 – 3 mg/kg/ngày

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Xơ gan cổ trướng

– Hôn mê gan và trong tình trạng tiêu hủy chất điện giải.

– Phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Furosemid xảy ra tương tác với các thuốc: Lithium, chlorothiazide, digitalin.

Tác dụng không mong muốn

Mất cân bằng nước & điện giải, khô miệng, khát nước, yếu sức, ngủ lịm, chóng mặt, bồn chồn, đau hoặc co rút cơ, mệt mỏi cơ, hạ huyết áp, nước tiểu ít, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp, buồn nôn & nôn.

Quá liều

Khi nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu quá liều, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời, nhiệt độ không quá 30 độ C

Chia sẻ

Từ khóa » Furosemid 40mg Tác Dụng