Gầm Rung Nghĩa Là Gì

Một trong những đặc tính đẹp đẽ nhất của ngôn ngữ chính là chúng cung cấp cho chúng ta vốn từ vựng để thể hiện bản thân. Đã qua rồi cái thời mà chúng ta chỉ cần tạo ra những tiếng gầm gừ hay cố truyền đạt cảm xúc thông qua nét mặt. Tuy nhiên, mặc dù ngôn ngữ Tiếng Anh được tạo thành bởi 750.000 từ, đôi khi, một từ không thể diễn đạt được thứ mà chúng ta đang trải qua – dưới đây là 13 ví dụ về những từ không thể dịch nghĩa tiếng Anh mà phải giữ đúng ngôn ngữ nguyên bản của chúng:

Nội dung chính Show
  • 1. WALDEINSAMKEIT (TIẾNG ĐỨC)
  • 2. WABI-SABI (TIẾNG NHẬT)
  • 3. SAUDADE (TIẾNG BỒ ĐÀO NHA)
  • 4. YA’ABURNEE (TIẾNG Ả RẬP)
  • 5. 缘分 HAY YUÁNFÈN (TIẾNG QUAN THOẠI)
  • 6. FORELSKET (TIẾNG NAUY)
  • 7. KILIG (TIẾNG TAGALOG)
  • 8. COMMUOVERE (TIẾNG Ý)
  • 9. DEPAYSEMENT (TIẾNG PHÁP)
  • 10. DUENDE (TIẾNG TÂY BAN NHA)
  • 11. HIRAETH (XỨ WALES)
  • 12. MAMIHLAPINATAPEI (TIẾNG YAGAN)
  • 13. TOSKA (TIẾNG NGA)
  • Video liên quan

1. WALDEINSAMKEIT (TIẾNG ĐỨC)

“Cảm giác cô đơn và nối kết với thiên nhiên khi ở một mình trong rừng.”

Chúng ta thường bị cuốn vào cuộc sống riêng của mình đến nỗi bị lấn át bởi những áp lực và trách nhiệm. Đó là khi chúng ta cần trải nghiệm Waldeinsamkeit: Đi bộ đường dài hoặc đi bộ trong rừng sẽ giúp bản thân bạn trở thành trung tâm. Dành thời gian cho chính mình không bao giờ là điều xấu – đặc biệt là khi bạn đang hòa mình vào thiên nhiên.

2. WABI-SABI (TIẾNG NHẬT)

“Tìm kiếm cái đẹp trong sự không hoàn hảo.”

Không có thứ gì là hoàn hảo. Không gì cả. (Vâng, đôi khi, một bữa sáng muộn có Nutella đang đến rất gần.) Nhưng đó là vẻ đẹp của nó! Những sai sót và khuyết điểm khiến cho mỗi người trong chúng ta trở nên độc đáo, đặc biệt, và xinh đẹp. Hãy lắng nghe người Nhật và làm quen với tất cả những sai sót nhỏ bé đó.

3. SAUDADE (TIẾNG BỒ ĐÀO NHA)

“Cảm giác khao khát một thứ gì đó hoặc một ai đó mà bạn yêu quý nhưng có thể sẽ chẳng bao giờ trởlại.”

Cứ gọi tôi là một kẻ lãng mạn vô vọng đi, nhưng tôi thích từ này. Có nỗi nhớ nhà, sự sầu muộn, tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, niềm hy vọng, sự trống trải và ham muốn – tất cả các cảm xúc của một đời người được diễn tả chỉ bằng một từ.

4. YA’ABURNEE (TIẾNG Ả RẬP)

“Một tuyên bố của một người hy vọng rằng họ sẽ chết trước một người khác vì không thể chịu đựng được việc sống mà thiếu người đó.”

Chúng ta có thể có mọi kịch tính với Romeo và Juliet của Shakespeare, hoặc chúng ta có thể trích dẫn Winnie the Pooh người về cơ bản đã giải thích Ya’abumee theo cách này: “Nếu bạn sống đến một trăm tuổi, tôi sẽ sống tới một trăm tuổi trừ một ngày để tôi không bao giờ phải sống mà không có bạn.”

5. 缘分 HAY YUÁNFÈN (TIẾNG QUAN THOẠI)

“Định mệnh giữa hai người.”

Yuánfèn mô tả quan điểm rằng một mối quan hệ được xác định trước hoặc được định sẵn, và nó có xu hướng được sử dụng nhiều như một câu tục ngữ: 有緣 無 份 (yǒu Yuan Wu fen), dịch là “có duyên nhưng không có phận.” Như vậy, nói về chủ đề Romeo và Juliet, chúng ta có thể sử dụng từ này khi một cặp đôi có duyên gặp gỡ nhưng lại không thể ở bên nhau. (Một ý tưởng dường như cũng được sử dụng như một cái cớ chia tay đầy tinh vi.)

6. FORELSKET (TIẾNG NAUY)

“Cảm giác trải nghiệm khi bạn bắt đầu yêu.”

Đây có lẽ là một trong những cảm xúc tuyệt nhất trên thế giới: sự bồn chồn, những nụ cười, và rất nhiều những hồi ức lãng mạn ở tầng mây thứ chín. (Forelsket có thể hoặc không thể so sánh với việc tìm thấy 20 đô la trong túi, có món tráng miệng miễn phí, hay nhận ra rằng bạn được thêm một chiếc pizza cực lớn dù bạn chỉ trả tiền cho một cái lớn.)

7. KILIG (TIẾNG TAGALOG)

“Cảm giác của sự bồn chồn trong dạ dày của bạn, thường là khi một điều gì đó lãng mạn diễn ra.”

Tôi khá chắc rằng Kilig là phiên bản Philippine của Forelsket – cảm giác ngứa ran trong dạ dày chỉ có khi bạn trải qua sự vui sướng, thích thú, trong nụ hôn đầu.

8. COMMUOVERE (TIẾNG Ý)

“Một câu chuyện cảm động khiến bạn rơi nước mắt.”

Về cơ bản, bất kỳ bộ phim nào có xuất hiện một chú chó trong đó đều khiến tôi như vậy. Nếu bạn muốn có một trải nghiệm Commuovere đầu tiên, hãy xem Hachiko, một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật, về một chú chó mỗi ngày đều đứng chờ người chủ của mình ở ga xe lửa – và tiếp tục làm như vậy trong nhiều năm sau cái chết của người chủ. (Khóc bây giờ cũng không sao đâu.)

9. DEPAYSEMENT (TIẾNG PHÁP)

“Cảm giác xuất phát khi xa quê; là một người nước ngoài.”

Nó gần giống như cảm giác nhớ nhà nhưng mãnh liệt hơn; bạn có thể cảm thấy rằng bạn không thực sự thuộc về nơi đó. Nó giống như một bông hoa bị nhổ khỏi một khu vườn xinh đẹp và bị ném vào một cái lọ nhỏ gần cửa sổ.

10. DUENDE (TIẾNG TÂY BAN NHA)

“Sức mạnh tiềm ẩn của một tác phẩm nghệ thuật thực sự gây xúc động cho một người.”

Duende thường được liên tưởng với flamenco, nhưng nó thường mô tả một trong những nét đẹp của nghệ thuật biểu diễn trong mọi loại hình: chúng có thể mang đến cho bạn nhiều cảm xúc. Trong thần thoại Tây Ban Nha và Mỹ Latinh, Duende là một con yêu tinh – và một sinh vật giống người lùn giúp đảm bảo những đứa trẻ nhỏ biết cư xử phải phép.

11. HIRAETH (XỨ WALES)

“Một niềm khao khát riêng cho nỗi nhớ nhà hay là một quá khứ lãng mạn.”

Hiraeth phần nhiều giống nỗi nhớ nhà hay nỗi nhớ về một phần của quá khứ, chẳng hạn như trường đại học, khi bạn ở cùng tất cả bạn bè và chia sẻ nhiều kỷ niệm tuyệt vời khiến bạn chỉ muốn sống lại thời kỳ đó một lần nữa.

12. MAMIHLAPINATAPEI (TIẾNG YAGAN)

“Một cái nhìn chẳng cần lời, và đầy ý nghĩa giữa hai người cùng khao khát bắt đầu một cái gì đó, nhưngđều e ngại làm điều đó.”

Nếu bạn đã từng phải lòng một ai đó, bạn hẳn đã trải nghiệm Mamihlapinatapei. Và có lẽ nó chỉ khá gây hoang mang khi phát âm từ Yagan này. (Đó là một trong những ngôn ngữ bản địa của Tierra del Fuego – Đất Lửa). Mamihlapinatapei cũng được coi là một trong những từ cô đọng và khó dịch nghĩa nhất tỏng tiếng Anh, vì vậy nó đã được giữ nguyên.

13. TOSKA (TIẾNG NGA)

“Một cảm giác đau đớn về tinh thần, thường không có nguyên nhân cụ thể; một nỗi khát khao không cóđể khao khát. “

Đó cơ bản là khi bạn cảm thấy một thứ gì đó mất mát và bạn biết rằng có một thứ gì đó mất mát, nhưng bạn không biết chính xác đó là gì và nó khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng.

Tiếng gầm hay còn gọi là gầm rống (Roar) là một âm thanh lớn, có chiều sâu, bùng phát ra bên ngoài thông qua cái miệng hở của một số loài động vật[1][2]. Chỉ có bốn loài mèo lớn (hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai) được cho là có tiếng gầm. Khả năng tiếng gầm đến từ một thanh quản có cấu tạo chuyên biệt và đặc biệt thích nghi. Cả hai giới tính của "mèo lớn" đều gầm thét (gầm rống, gầm rú) vì các lý do khác nhau, bao gồm cả việc công bố chủ quyền lãnh thổ, thông tin liên lạc với các thành viên khác, và tức giận, cuồng nộ (thay vì rống chúng cũng có thể phát ra tiếng gầm gừ với âm thanh trầm khàn hơn). Ngoài ra, tiếng gầm của một con sư tử hay con hổ được sử dụng trong quá trình tìm kiếm và cạnh tranh cho một người bạn đời.

Một con hổ đang gầm

Tiếng gầm của sư tử được coi là một trong những tiếng động lớn nhất mà động vật trên Trái Đất có thể tạo ra. Nó ồn ào tới mức ai cũng có thể nghe được từ cách xa 5 dặm (khoảng 8 km). Sự ồn ào này không hề liên quan tới dung lượng phổi, phổi to hay không thì vẫn có thể gầm to được. Mấu chốt nguyên nhân sư tử có thể tạo ra tiếng gầm to tới vậy là do nó có một bộ dây thanh quản khá lạ lùng, có thể cho phép chúng phát ra tiếng gầm to và khỏe tới vậy. Phần thanh quản của sư tử còn bao gồm cả hai màng được bao phủ bởi một lớp mỡ mỏng khiến cho âm thanh khi phát ra từ sư tử được khuếch đại một cách tự nhiên thêm nhiều lần (đóng vai trò như một chiếc loa).

Hổ cũng biết đến là có tiếng gầm lớn sau sư tử, chúng có thể gầm to lên đến 3 km (1.9 mi) và đôi khi được phát ra ba hoặc bốn lần liên tiếp với những âm thanh nghe như tiếng cà-uồm hay à-uồm vang động cả núi rừng. Tiếng gầm của một con hổ, nếu hết công suất, có thể làm vỡ kính của những chiếc xe tốt nhất[3]. Chúng thường gầm khi tìm kiếm bạn tình hoặc chuẩn bị một cuộc tấn công chết chóc. Phim và các chương trình truyền hình thường mô tả rằng mỗi khi đe dọa ai đó hay động vật khác, những con hổ sẽ gầm thét. Thực tế, rất hiếm khi người ta nghe thấy tiếng hổ gầm, khi săn mồi chúng còn nhẹ nhàng hơn cả mèo. Những con hổ chỉ gầm thét khi muốn nói chuyện với những con hổ khác ở xa[4].

Khi hổ đang "chung" (giao phối) ở rừng, thì trong vòng bán kính 30 cây số không bao giờ có một bóng thú rừng vì tiếng gầm của nó làm cho muôn loài phải khiếp hãi trốn tránh[3]. Từng có câu chuyện về 12 con khỉ 'vỡ tim' mà chết vì hổ gầm, Sở Lâm nghiệp bang Uttar Pradesh ở Ấn Độ đã rất bất ngờ khi tìm thấy thi thể của 12 con khỉ đột tử cùng lúc tại một khu rừng trong huyện Lakhimpur Kheri, một nhóm bác sĩ thú y đã tiến hành khám nghiệm tử thi và khẳng định kết quả cho thấy tất cả 12 con khỉ chết là do bị nhồi máu cơ tim sau khi nghe tiếng một con hổ gầm lớn. Dân làng địa phương cho hay hổ thường xuất hiện ở khu vực và họ đã nghe tiếng gầm lúc 12 con khỉ chết. Tuy nhiên, một số chuyên gia động vật hoang dã tỏ ra không tin tưởng kết luận này và cho rằng 12 con khỉ chết có thể do nhiễm trùng[5].

  • Ananthakrishnan, Gopal, Robert Eklund, Gustav Peters, Gopal & Evans Mabiza. 2011. An acoustic analysis of lion roars. II: Vocal tract characteristics. In: Quarterly Progress and Status Report TMH-QPSR, Volume 51, 2011. Proceedings from Fonetik 2011. Royal Institute of Technology, Stockholm, Sweden, 8–ngày 10 tháng 6 năm 2010, pp. 5–8.Download PDF from http://roberteklund.info.
  • Eklund, Robert, Gustav Peters, Gopal Ananthakrishnan & Evans Mabiza. 2011. An acoustic analysis of lion roars. I: Data collection and spectrogram and waveform analyses. In: Quarterly Progress and Status Report TMH-QPSR, Volume 51, 2011. Proceedings from Fonetik 2011. Royal Institute of Technology, Stockholm, Sweden, 8–ngày 10 tháng 6 năm 2010, pp. 1–4. Download PDF from http://roberteklund.info.

  1. ^ Weissengruber, G. E.; Forstenpointner, G.; Peters, G.; Kübber-Heiss, A.; Fitch, W. T. (2002). “Hyoid apparatus and pharynx in the lion (Panthera leo), jaguar (Panthera onca), tiger (Panthera tigris), cheetah (Acinonyx jubatus) and domestic cat (Felis silvestris f. catus)”. Journal of Anatomy. 201 (3): 195–209. doi:10.1046/j.1469-7580.2002.00088.x. PMC 1570911. PMID 12363272.
  2. ^ Frey, Roland; Gebler, Alban (2010). “Chapter 10.3 – Mechanisms and evolution of roaring-like vocalization in mammals”. Trong Brudzynski, Stefan M. (biên tập). Handbook of Mammalian Vocalization — An Integrative Neuroscience Approach. tr. 439–450. ISBN 9780123745934.
  3. ^ a b Theo chân ông Ba mươi xuyên biên giới
  4. ^ Loài hổ và những sự thật không thể ngờ
  5. ^ 12 con khỉ 'vỡ tim' mà chết vì... hổ gầm

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiếng_gầm&oldid=67589340”

Từ khóa » Gầm Rung Có Nghĩa Là Gì