Gánh Nặng Từ Các Bệnh Không Lây Nhiễm - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Các bệnh không lây nhiễm (KLN) như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp mạn tính, đang là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các bệnh KLN có thể được giảm đáng kể, nếu chúng ta triển khai đồng bộ các giải pháp như tăng cường hệ thống y tế, nhất là tập trung vào chăm sóc sức khỏe ban đầu để quản lý, chăm sóc người đã mắc và tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến vấn đề này.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam có hơn 350 nghìn ca chết do các bệnh KLN, trong đó chết do bệnh tim mạch chiếm đến 70 nghìn ca; ung thư 66 nghìn ca, đái tháo đường 13 nghìn ca... Ðáng lo ngại, các trường hợp chết sớm trước 70 tuổi, chiếm khoảng 44% và 71% gánh nặng bệnh tật được tính bằng số năm sống tàn tật được hiệu chỉnh (DALYs). Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, tình trạng tử vong sớm, tàn tật do bệnh KLN đã gây ra tổn thất cho thu nhập hộ gia đình, hạn chế sự phát triển đất nước và cản trở việc đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Các yếu tố gây bệnh KLN ở Việt Nam chủ yếu là do hút thuốc, lạm dụng rượu, bia, chế độ ăn không hợp lý, ít vận động thể lực... đang gia tăng ở mức cao. Ước tính, mỗi năm chi phí chỉ riêng hút thuốc lá tại Việt Nam là 1,08 tỷ USD, bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe và mất năng suất lao động.
Kết quả nghiên cứu do Trường đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy: Hiện có hơn bảy triệu người bị tăng huyết áp; có 5% số dân bị đái tháo đường; 2,8% dân số bị trầm cảm... Nguyên nhân được xác định có liên quan nhiều đến lối sống như ít hoạt động thể lực, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý (dư thừa chất béo, đạm), môi trường ô nhiễm... Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) đưa ra, bệnh KLN ở nước ta đang tiếp tục có chiều hướng tăng nhanh, hiện có đến 60,6% người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế liên quan đến các bệnh KLN...
Mặc dù được đánh giá là một trong những quốc gia có những chính sách y tế hỗ trợ dành cho người nghèo, người thu nhập thấp khá ưu việt; một hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh từ T.Ư đến địa phương, Việt Nam vẫn còn thiếu một chiến lược trong công tác phòng, chống các bệnh KLN. Bên cạnh đó, công tác điều trị các bệnh KLN còn yếu về chuyên môn, thiếu trang thiết bị, nhất là nước ta chưa xây dựng được hệ thống giám sát bệnh KLN. Nguồn nhân lực, tài chính còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều mô hình can thiệp dự phòng được triển khai tại cộng đồng thời gian qua, chỉ mới được thực hiện ở quy mô nhỏ, nhất là chưa có mô hình lồng ghép riêng cho từng nhóm bệnh... Do vậy, hiện có gần 70% số người bệnh khi được phát hiện cùng một lúc nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, suy tim, suy thận, cao huyết áp, hoại tử chi, mù lòa, thậm chí nhiều người bệnh chết trước khi được điều trị (chiếm 61%) do không được phát hiện sớm...
Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Ðắc Phu cho biết: Công tác phòng, chống bệnh KLN ở Việt Nam đã được lồng ghép vào các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình phòng, chống bệnh KLN giai đoạn 2012 - 2015, đã tập trung vào các bệnh chủ yếu như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính và sức khỏe tâm thần... Tuy nhiên, hiện nay do thiếu các nguồn lực và các chính sách phù hợp, cho nên việc quản lý bệnh KLN chỉ mới chủ yếu triển khai ở các bệnh viện; các dịch vụ triển khai tại trạm y tế xã, phường còn ít và quy mô còn nhỏ. Cho nên, thời gian tới, Chương trình này sẽ tập trung vào hướng dẫn việc quản lý, điều trị bệnh KLN; nâng cao năng lực cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong phát hiện sớm, quản lý điều trị kịp thời; cung cấp thuốc cho các trạm y tế và tăng kinh phí từ bảo hiểm y tế cho quản lý, điều trị bệnh KLN tại trạm y tế...
Xuất phát từ quan điểm đó, Bộ Y tế đang phối hợp các bộ, ngành có liên quan xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh KLN giai đoạn 2015- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chiến lược xác định công tác phòng, chống bệnh KLN là để phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững; đồng thời là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng và mỗi người dân. Phối hợp liên ngành trong xây dựng và thực thi các chính sách nhằm giảm thiểu yếu tố nguy cơ và tạo môi trường thuận lợi để thay đổi hành vi, dự phòng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ; tiếp cận lấy con người làm trung tâm, chăm sóc sức khỏe theo chu kỳ vòng đời, nhất là ưu tiên trong các giai đoạn sớm.
Xây dựng hệ thống y tế có đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống bệnh KLN, bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc lâu dài người bệnh mạn tính; mở rộng các dịch vụ quản lý, điều trị bệnh KLN, thông qua thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ðẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý điều trị dựa trên các bằng chứng khoa học phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo dõi, giám sát đánh giá định kỳ công tác phòng, chống bệnh KLN; đồng thời nội dung phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh KLN phải được đưa vào trong các chính sách, kế hoạch của các bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ để phục vụ cho mục tiêu phát triển của bộ, ngành mình, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho công tác phòng, chống bệnh KLN nói chung...
Nguồn: www.nhandan.com.vn
Từ khóa » Tính Dalys
-
Ví Dụ đơn Giản Về Tính DALYs - Quê Hương
-
Daly Là Gì - Cổng Thông Tin Điện Tử Khoa Học Công Nghệ
-
Số Năm Sống được điều Chỉnh Theo Mức độ Bệnh Tật - Wikipedia
-
Sử Dụng Chỉ Số DALY Trong đo Lường Và đánh Giá ... - Luận Văn Y Học
-
Bài 5: đo Lường Gánh Nặng Bênh Tật - Quizlet
-
Disability-adjusted Life Years (DALYs)
-
Sử Dụng Chỉ Số Daly Trong đo Lường Và đánh Giá Gánh Nặng Một Số ...
-
Ứng Dụng Phương Pháp DALY để đánh Giá Gánh Nặng Bệnh Tật Của ...
-
đo Lường Gánh Nặng Bệnh Tật Sử Dụng Chỉ Số Dalys - Tài Liệu Text
-
VÍ DỤ TÍNH DALYs - Dựa Trờn Cỏc Trạng Thỏi Sức Khoẻ Theo Nghiờn ...
-
Một Số Kết Quả Ban đầu Về đo Lường Gánh Nặng Bệnh Tật ở Việt Nam ...
-
Daly Là Gì
-
Sử Dụng Chỉ Số Daly Trong đo Lường Và đánh Giá Gánh Nặng Một Số ...