Gãy Xương Bàn Tay Bao Lâu Thì Lành? Biểu Hiện Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Xương bàn tay có chức năng cầm, nắm và nhận biết đồ vật nên rất nhiều người khi bị gãy xương bàn tay lo lắng không biết gãy xương bàn tay có nguy hiểm không? Bao lâu thì lành, khỏi hẳn? Cùng NextG Cal đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung:
- I – Xương bàn tay là xương gì?
- II – Nguyên nhân bị gãy xương bàn tay
- III – Dấu hiệu gãy xương bàn tay
- IV – Bị gãy xương bàn tay có nguy hiểm không?
- V – Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành, khỏi hẳn?
- VI – Cách điều trị gãy xương bàn tay hiệu quả, an toàn
- 1. Điều trị bảo tồn
- 2. Điều trị phẫu thuật
- VII – Cách chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương bàn tay
I – Xương bàn tay là xương gì?
Xương bàn tay gồm có 27 xương khác nhau. Chức năng chính là giúp thực hiện các động tác cầm nắm và nhận biết đồ vật.
Gãy xương bàn tay là gì? Bị gãy xương bàn tay là tình trạng gãy, nứt một hoặc nhiều xương ở bàn tay. Trong các loại gãy xương bàn tay, phổ biến nhất là gãy xương đốt ngón tay và bàn ngón tay.
Hình ảnh gãy xương bàn tay.
II – Nguyên nhân bị gãy xương bàn tay
Các nguyên nhân phổ biến gây gãy xương bàn tay số 2, gãy xương bàn tay số 3, gãy xương bàn tay số 4, gãy xương bàn tay số 5 nói riêng và gãy xương bàn tay nói chung gồm:
– Tai nạn lao động.
– Tai nạn giao thông.
– Té ngã.
– Sử dụng công cụ sai cách.
– Chấn thương thể thao.
Nguyên nhân phổ biến gây gãy xương bàn tay là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã…
Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương bàn tay gồm:
– Vận động viên hoặc người chơi các môn thể thao như trượt ván, trượt băng, bóng đá, bóng rổ, quần vợt.
– Người bị loãng xương.
III – Dấu hiệu gãy xương bàn tay
Triệu chứng gãy xương bàn tay thường khá rõ ràng. Các dấu hiệu nhận biết gãy xương bàn tay như sau:
– Biểu hiện gãy xương bàn tay đầu tiên là bàn tay bị sưng, bầm tím.
– Đau dữ dội, nhất là khi di chuyển cổ tay, bàn tay hoặc nắm chặt tay là dấu hiệu của gãy xương bàn tay điển hình.
– Mất khả năng phối hợp giữa các ngón tay, khó khăn khi cầm nắm đồ vật.
Đau dữ dội, nhất là khi di chuyển cổ tay, bàn tay hoặc nắm chặt tay là dấu hiệu của gãy xương bàn tay điển hình.
– Phạm vi chuyển động của các ngón tay bị giảm.
– Xương bàn tay biến dạng, ngón tay bị vẹo, cổ tay bị cong.
– Tê ngón tay hoặc bàn tay cũng là triệu chứng của gãy xương bàn tay.
– Cứng hoặc không thể cử động ngón tay, cổ tay.
( → Xem thêm: Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Biểu hiện và cách xử lý)
IV – Bị gãy xương bàn tay có nguy hiểm không?
Gãy xương bàn tay là chấn thương nguy hiểm và nghiêm trọng nên cần được xử trí càng sớm càng tốt để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Gãy xương bàn tay nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, dây chằng và mạch máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng cầm, nắm và khả năng nhận biết đồ vật bằng xúc giác.
Do đó, ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu bị gãy xương bàn tay ngón 5, gãy xương bàn tay số 2, gãy xương bàn tay ngón áp út hay gãy xương bàn tay nói chung, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Gãy xương bàn tay khám ở đâu tốt? Bệnh nhân nên đến các bệnh viện lớn và uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Một số bệnh viện lớn gồm: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt – Pháp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai…
Gãy xương bàn tay là chấn thương nguy hiểm và nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới chức năng cầm nắm.
V – Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành, khỏi hẳn?
Gãy xương bàn tay bao lâu thì lành? Quá trình liền xương nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn về tuổi tác, vị trí và mức độ tổn thương của bệnh nhân. Trung bình thời gian liền xương cho xương bàn tay bị gãy vào khoảng 4-6 tuần.
Bị gãy xương bàn tay bao lâu thì khỏi hẳn? Quá trình phục hồi chức năng xương bàn tay bị gãy có thể mất vài tháng, thậm chí là lâu hơn để bàn tay có thể hoạt động trở lại như bình thường.
Trung bình thời gian liền xương cho xương bàn tay bị gãy rơi vào khoảng 4-6 tuần.
VI – Cách điều trị gãy xương bàn tay hiệu quả, an toàn
Khi gặp bệnh nhân nghi ngờ bị gãy xương bàn tay, bạn nên áp dụng các bước sơ cứu gãy xương bàn tay dưới đây để tránh tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
– Dùng miếng gạc hoặc miếng vải sạch cầm máu nếu trường hợp bị chảy máu.
– Chườm đá lạnh để giảm đau và giảm sưng.
– Gỡ bỏ tất cả trang sức có trên tay.
– Đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.
– Trường hợp bị gãy xương bàn tay nặng và nghiêm trọng, bàn tay biến dạng, tốt nhất hãy gọi cấp cứu và chờ nhân viên y tế đến. Hoặc bạn có thể sử dụng nẹp để cố định xương bị gãy rồi đưa đi cấp cứu ngay.
Cách sơ cứu gãy xương bàn tay.
Phác đồ chữa gãy xương bàn tay của mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy thuộc vào trị trí và mức độ gãy xương. Nhưng nhìn chung, gãy xương bàn tay ngón út, gãy xương bàn tay ngón trỏ nói riêng và gãy xương bàn tay nói chung thường được điều trị theo 2 hướng sau:
1. Điều trị bảo tồn
– Phương pháp điều trị bảo tồn được sử dụng khi gãy xương bàn tay không hoặc ít di lệch.
– Bác sĩ dùng nẹp hoặc bó bột để cố định phần xương tay bị gãy. Gãy xương bàn tay bó bột bao lâu? Bệnh nhân gãy xương bàn tay thường bó bột từ 5-6 tuần. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi gãy xương bàn tay bao lâu tháo bột.
– Kết hợp chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm, bổ sung vitamin, trường hợp cần thiết sẽ tiêm ngừa uốn ván.
2. Điều trị phẫu thuật
– Phẫu thuật gãy xương bàn tay được bác sĩ chỉ định khi phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả; xương bàn tay bị gãy di lệch quá nhiều; có tổn thương ở các bộ phận khác như khớp, dây chằng, mạch máu hoặc dây thần kinh.
Phẫu thuật gãy xương bàn tay.
– Sau khi phẫu thuật thành công, bệnh nhân có thể vẫn cần phải nẹp để cố định xương.
– Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi tháo bột hoặc tháo nẹp, bệnh nhân cần vật lý trị liệu gãy xương bàn tay hoặc phục hồi chức năng gãy xương bàn tay theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp làm giảm độ cứng và cải thiện phạm vi chuyển động của tay.
VII – Cách chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương bàn tay
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương bàn tay, để đẩy nhanh quá trình phục hồi và liền xương cho người bệnh, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Theo dõi sát sao bệnh nhân sau khi bó bột hoặc gãy xương bàn tay để kịp thời thông báo cho bác sĩ các dấu hiệu bất thường xảy ra.
– Cho bệnh nhân uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Hỗ trợ người bệnh tập đi lại theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Gãy xương bàn tay nên ăn gì? Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị gãy xương bàn tay nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm, magie, phosphat và axit folic.
– Gãy xương bàn tay kiêng ăn gì? Người bệnh nên kiêng ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, độ ngọt, mỡ động vật, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga…
– Động viên người bệnh nghỉ ngơi tĩnh dưỡng hoàn toàn, tránh căng thẳng, stress gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi xương.
– Không để bệnh nhân cố gắng đi lại hoặc mang vật nặng quá sức khi xương chưa lành hẳn.
Để xương bàn tay bị gãy nhanh chóng liền xương và phục hồi hoàn toàn, người bệnh cần bổ sung một lượng canxi lớn cho cơ thể. Lúc này, chế độ ăn uống không để đảm bảo cung cung cấp đủ canxi nên người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung thuốc canxi.
Viên uống canxi NextG Cal của Úc
( → Xem thêm: 3 Cách bổ sung canxi cho người tiểu đường an toàn, hiệu quả nhất)
NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương bàn tay hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Bó Bột Xương Bàn Tay
-
Phác đồ điều Trị Gãy Xương Bàn Tay - Vinmec
-
Chấn Thương Bàn Tay Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Gãy Xương Bàn Tay Bao Lâu Thì Lành? Dấu Hiệu Nhận ... - Hello Bacsi
-
Gãy Xương Bàn Tay Và Những điều Cần Biết
-
GÃY XƯƠNG BÀN TAY - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Gãy Xương: Bàn Tay [Khép] - Fairview
-
ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY
-
Gãy Xương Bàn Tay Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Gãy Cổ Xương đốt Bàn Ngón Tay (Trừ Ngón Cái) - Chấn Thương
-
Gãy Xương Bàn Ngón V - Chấn Thương; Ngộ độc - Cẩm Nang MSD
-
Gãy Xương Bàn Tay ở Trẻ Em | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Điều Trị Gãy Xương Bàn Tay - Bác Sĩ Luân
-
Chẩn đoán Phác đồ điều Trị Gãy Xương Bàn Tay
-
Tìm Hiểu Về Nắn, Bó Bột Gãy Xương Bàn, Ngón Tay Tại Bệnh Viện ...
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Giá Dịch Vụ Xương, Cột Sống, Hàm Mặt Tại Các Hạng Bệnh Viện