Gãy Xương Bàn Tay Phải Làm Sao? | TCI Hospital

Gãy xương bàn tay là một trong những loại gãy xương dễ nhận biết do cấu trúc của bàn tay mỏng và dẹt, hằn lên các vết xương lớn nhỏ nên có thể nhìn thấy sự gãy tay dễ dàng hơn các loại gãy xương ở các bộ phận khác. Vậy gãy xương bàn tay phải làm sao?

  • Gãy xương tay có quan hệ được không
  • Gãy xương tay bao lâu thì lành

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Triệu chứng cảnh báo xương bàn tay gãy
    • Đau và sưng vùng bàn tay bị gãy:
    • Xuất hiện vết máu bầm và tiếng kêu trong xương khớp:
    • Mất chức năng vận động:
    • Sự biến dạng bàn tay:
  • Phương pháp chẩn đoán gãy xương bàn tay
    • Chẩn đoán lâm sàng:
    • Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán gãy xương bàn tay:
  • Gãy xương bàn tay phải làm sao?

Triệu chứng cảnh báo xương bàn tay gãy

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết đã bị gãy xương cánh tay bao gồm:

Đau và sưng vùng bàn tay bị gãy:

Đây là một trong những triệu chứng giúp nhận biết bất cứ loại gãy xương nào trong đó có gãy xương cánh tay. Các biểu hiện đau nhức tùy mức độ và kiểu gãy chèn ép lên hệ thần kinh và mạch máu tạo nên các cơn đau nhức buốt sâu trong vùng gãy xương và các vùng lân cận.

Gãy xương bàn tay dễ nhận biết

Gãy xương bàn tay dễ nhận biết

Xuất hiện vết máu bầm và tiếng kêu trong xương khớp:

Khi gãy xương tay thì các vết máu bầm tụ thành cục sẽ xuất hiện cùng những tiếng kêu lạo xạo hoặc răng rắc xuất hiện khi cử động hoặc chạm vào bàn tay.

Mất chức năng vận động:

Hầu hết tất cả các bệnh nhân khi bị gãy một xương nào đó trong vùng cánh tay thì hệ thần kinh vô cùng nhạy cảm ở đây sẽ tê liệt khiến chức năng co duỗi, vận động hoặc cầm nắm của bàn tay bị mất hoàn toàn.

Sự biến dạng bàn tay:

So với các loại gãy xương khác thì gãy xương cánh tay dễ nhận biết nhất với các biểu hiện biến dạng dù là gãy xương kín hoặc gãy xương hở. Chuẩn đoán gãy xương bàn tay

Phương pháp chẩn đoán gãy xương bàn tay

Gãy xương bàn tay ít phức tạp và dễ nhận biết chính vì thế các phương pháp chẩn đoán cũng rất đơn giản chủ yếu dùng phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với chụp X-quang xương.

Chẩn đoán lâm sàng:

Các phương pháp chuẩn đoán bên ngoài trong gãy cánh tay có ý nghĩa chuẩn đoán chính xác và góp phần quan trọng trong điều trị gãy xương bàn tay. Các chuẩn đoán bên ngoài để xác định mức độ gãy, kiểu gãy và nguy cơ nhiễm trùng vết thương như thế nào để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng bàn tay.

Chụp X quang giúp chẩn đoán xác định vị trí gãy xương và mức độ tổn thương

Chụp X quang giúp chẩn đoán xác định vị trí gãy xương và mức độ tổn thương

Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán gãy xương bàn tay:

Thông thường sẽ tiến hành chụp X-quang ở hai tư thế là tư thế thẳng và tư thế nghiêng để xem xét hết các góc độ gãy. Qua chụp X-quang xương bàn tay sẽ thấy được chi tiết về đường gãy, kiểu gãy, sự tổn thương mô mềm và hệ thống dây thần kinh cũng như dây chằng xung quanh vết gãy xương bàn tay giúp bác sĩ có thể dễ dàng áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Gãy xương bàn tay phải làm sao?

Khi bị gãy xương bàn tay người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả. Sau khi đã điều trị cố định, phải luyện tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, để việc luyện tập này có hiệu quả, cần có chỉ định luyện tập đúng và hợp lý. Mục đích của điều trị bàn, ngón tay sau khi gãy là giảm đau, giảm sưng nề, chống teo cơ, cứng khớp và phục hồi chức năng bàn, ngón tay. Cách thức luyện tập theo các giai đoạn khác nhau của quá trình hồi phục:

Sau khi điều trị ổn định người bệnh cần kết hợp tập luyện phục hồi

Sau khi điều trị ổn định người bệnh cần kết hợp tập luyện phục hồi

Thời kỳ bất động: Đây là giai đoạn tạo điều kiện cho quá trình liền xương, ổn định tổn thương, vì vậy việc luyện tập phục hồi chức năng chủ yếu áp dụng cho các ngón không bị gãy và các khớp không tổn thương. Các khớp và ngón không tổn thương được cử động tự do, có thể nâng cao tay trong khi tập nếu bàn tay bị sưng nề. Giai đoạn này có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm giảm đau, giảm phù nề nếu cần.

Thời kỳ xương đã lành, tổn thương đã ổn định, bỏ bột, tháo nẹp: Lúc này xương đã liền và có thể chịu đựng một lực tác dụng lên nó. Do vậy, có thể tiến hành luyện tập phục hồi chức năng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về các bài tập sao cho phù hợp.

Một tháng sau: Tập để tăng sức mạnh của cơ gấp chung, đặc biệt của ngón tay bị tổn thương. Làm các động tác đối kháng, bệnh nhân tự vận động chủ động và còn chịu thêm một lực đối kháng lại với chiều của vận động.

Phục hồi chức năng: Tiến hành tập các cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay bằng cách cầm, nắm, nhặt những vật nhỏ. Lưu ý là trong giai đoạn này cần phải kiên trì luyện tập, tập đều đặn, từ các động tác dễ đến khó.

Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn về gãy xương bàn tay cần được giải đáp cụ thể vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 558892 để được tư vấn hỗ trợ.

Từ khóa » Bó Bột Xương Bàn Tay