Gen Di Truyền Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm Chiều Cao? | Genetica®
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học ước tính 80% chiều cao của một người được quy định bởi các biến thể trình tự DNA mà họ được thừa hưởng, nhưng những biến thể này thuộc gen nào và những gen này ảnh hưởng như thế nào mới chỉ hiểu được một phần.
Một số đột biến gen hiếm có thể ảnh hưởng đáng kể tới chiều cao, ví dụ như biến thể ở gen FGFR3 có thể gây ra chứng loạn sản sụn xương (achondroplasia) làm cơ thể nhỏ bé. Đây là tình trạng rối loạn tăng trưởng xương, trong đó mô xương lành bị thay thế bằng mô xơ làm xương yếu đi, biến dạng và dễ gãy, làm cơ thể nhỏ bé.
Tuy nhiên, chiều cao của hầu hết mọi người được quy định bởi sự kết hợp của nhiều biến thể di truyền, trong đó yếu tố từ môi trường (như dinh dưỡng) chiếm một phần nhỏ.
1, Gen có quy định chiều cao của một người?
Hơn 700 biến thể gen liên quan đến chiều cao đã được xác định, và con số này sẽ còn nhiều hơn trong tương lai. Một số biến thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới phần sụn trong các đĩa tăng trưởng - khu vực trong xương dài của tay và chân, giúp hình thành xương mới, kéo dài xương khi trẻ lớn lên.
Hiện vẫn chưa rõ chức năng của các gen còn lại liên quan đến chiều cao. Do chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều biến thể gen (di truyền đa gen), chúng ta khó có thể dự đoán được chính xác chiều cao của một đứa trẻ. Một đứa trẻ nhận các biến thể từ bố mẹ có thể cao xấp xỉ bố mẹ
Nếu kết hợp thêm nhiều biến thể khác, anh chị em cùng một nhà sẽ có chiều cao khác nhau. Chiều cao cũng chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân sinh học khác được gen quy định như hoóc môn, mặc dù cơ chế này chưa được hiểu rõ. Bên cạnh tác động của gene di truyền và sinh học, các yếu tố môi trường như tình trạng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai, hút thuốc và mức độ tiếp xúc với các chất độc hại cũng ảnh hưởng đến chiều cao.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt, khỏe mạnh và năng động thường cao hơn so với một đứa trẻ có chế độ ăn uống kém, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Các yếu tố kinh tế xã hội như thu nhập, giáo dục và nghề nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao.
2, Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao
Dinh dưỡng: Cung cấp đủ dinh dưỡng không chỉ giúp bạn cao lớn mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể giúp bạn phát triển chiều cao tối đa (gen quy định). Ngược lại, một chế độ ăn uống nghèo nàn có thể làm bạn thấp hơn so với cha mẹ của mình.
Tiếp cận nguồn thực phẩm lành mạnh: Không phải tất cả các gia đình đều có thể ăn uống lành mạnh. Trẻ em trong gia đình có tình trạng kinh tế kém ít có cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm lành mạnh, các dịch vụ y tế dẫn đến việc có chiều cao thấp.
Giới tính: Trong độ tuổi dậy thì, các bé trai thường phát triển chậm hơn các bé gái. Tuy nhiên, nam giới trưởng thành có xu hướng cao hơn trung bình 14cm so với nữ giới.
Nội tiết tố: Nội tiết tố điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng và hormone sinh dục như testosterone và estrogen. Bất kỳ sự bất thường nào trong các hormone này đều ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chiều cao tổng thể của bạn.
Trẻ em bị suy tuyến giáp (tuyến giáp thấp) hoặc rối loạn tuyến yên có thể thấp hơn chiều cao trung bình so với cha mẹ. Rối loạn nội tiết tố hiếm khi làm cho bạn cao đột biến. Ví dụ, một người mắc bệnh khổng lồ là do khối u tuyến yên tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng.
Rối loạn bẩm sinh: Một số rối loạn có từ khi mới sinh, quy định chiều cao của một người. Ví dụ:
- Achondroplasia (chứng người lùn) - một nhóm các rối loạn xương di truyền hiếm gặp, thường xảy ra trong gia đình.
- Hội chứng Turner - một rối loạn nhiễm sắc thể chỉ ảnh hưởng đến nữ giới, khiến trẻ chậm dậy thì. Không giống như Achondroplasia, hội chứng Turner không xảy ra trong gia đình.
Các rối loạn bẩm sinh khác dẫn đến việc cao hơn chiều cao bình thường như hội chứng Marfan (gây ra bởi sự mở rộng mô liên kết) và Klinefelter (một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X).
3, Có thể tăng chiều cao hay không?
Nhìn chung, không có cách để tăng chiều cao trong giai đoạn trưởng thành. Mỗi người có các gen quy định chiều cao riêng. Tuy nhiên, điều kiện dinh dưỡng và y tế có thể giúp bạn cải thiện chiều cao. Đối với nội tiết tố, nếu phát hiện trẻ thiếu hormone tăng trưởng hoặc tuyến giáp trong thời thơ ấu thì việc dùng thuốc có thể giúp tác động lên chiều cao.
Tuy nhiên, khi bạn đến tuổi trưởng thành, việc dùng thuốc sẽ không làm bạn cao hơn. Tại thời điểm này, chiều cao đã đạt mức tối đa nên dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào cũng không tạo ra sự khác biệt. Bạn có thể điều chỉnh tư thế, vận động nhiều hơn để cao tối đa mức cho phép.
Điều quan trọng là phải tập trung vào chế độ dinh dưỡng đa dạng trong giai đoạn phát triển. Việc này có lợi cho sức khỏe của bạn về lâu dài, không chỉ riêng về chiều cao.
Nguồn tham khảo: Healthline, National Library of Medicine
Từ khóa » Chiều Cao Dựa Vào Những Yếu Tố Nào
-
Yếu Tố ảnh Hưởng đến Chiều Cao - Sở Y Tế Nam Định
-
Điểm Danh 5 Yếu Tố Chính Quyết định Chiều Cao ở Con Người
-
Những Yếu Tố Nào ảnh Hưởng đến Chiều Cao Của Một Người? | BvNTP
-
Làm Thế Nào để Tăng Chiều Cao: 6 Yếu Tố Quyết định - Vinmec
-
7 Yếu Tố Nào ảnh Hưởng đến Chiều Cao Của Trẻ
-
Giai đoạn 'kim Cương' Quyết định 60% Chiều Cao Của Trẻ - Báo Tuổi Trẻ
-
Chiều Cao Của Trẻ Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Yếu Tố Nào Quyết định Chiều Cao Của Trẻ - VnExpress Sức Khỏe
-
Top 15 Chiều Cao Dựa Vào Những Yếu Tố Nào
-
Yếu Tố Nào ảnh Hưởng đến Tăng Trưởng Chiều Cao Nhiều Nhất ?
-
Các Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Chiều Cao Con Người Nhiều Nhất
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ
-
Gen Di Truyền Có Hoàn Toàn Quyết định đến Chiều Cao Của Trẻ?
-
Giải đáp: Các Giai đoạn Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ Cần Lưu ý Gì?